“Chào mọi người, tôi bị gout đã được 3 năm nay hiện đang điều trị theo đơn thuốc từ bác sĩ, gần đây tôi nghe nhiều nguồn thông tin trên mạng bảo ăn sữa chua có tác dụng chữa bệnh gout. Tôi muốn hỏi nguồn thông tin này có thật hay không và nếu ăn sữa chua chữa được bệnh gout thì phải ăn vời liều lượng như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi”. (lethanhvymts@…)
Giải đáp thắc mắc:
Chào bạn, bệnh nhân gout bên cạnh việc tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ thì cần phối hợp với một chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Người bị gout phải đảm bảo lượng purin cung cấp giới hạn cho cơ thể không được vượt quá 200mg/ngày và để có được kết quả ấy họ cần phải kiêng ăn rất nhiều thứ trong đó có đồ chua. Tuy nhiên, sữa chua và những sản phẩm từ sữa lại là thức ăn tốt cho người bị gout. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của sữa chua lên sức khỏe của người bị gout, chúng tôi xin được cung cấp thêm một số thông tin sau.
Công dụng của sữa chua với bệnh gout
Sữa chua là kết quả của quá trình lên men từ sữa động vật bởi một số loại vi khuẩn như nấm men, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, streptococcus lactic, streptococcus thermophilus, lactobacillus bungaricus…với nhiệm vụ chuyển đường đa thành đường đơn, tạo sự đông tụ canxi trong sữa, giúp chuyển hóa một phần đạm trong sữa thành axit amin và peptone.
Ngoài ra, quá trình lên men của sữa chua cũng tạo ra một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa. Đường lactose được chuyển hoá thành acid lactic trong sữa chua cũng có tác dụng gia tăng số lượng vi khuẩn có lợi, kích thích hoạt động tiêu hóa, khử độc một số chất gây hại trong đường ruột và kích thích cảm giác ngon miệng giúp bạn hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Về thông tin ăn sữa chua chữa khỏi bệnh gout thì đa số là thông tin truyền miệng, chưa có căn cứ hay kiểm chứng nào. Tuy nhiên, lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe của người bị gout thì có thể khẳng định.
Lượng sữa chua thích hợp để sử dụng là 1 hộp/ngày.
• Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị gout:
Kiêng cử một số loại thực phẩm để hạn chế lượng purin đưa vào cơ thể là cần thiết, tuy nhiên việc kiêng cử quá mức có thể khiến người bệnh bị thiếu protein trầm trọng dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm khác, nhưng cũng không nên ăn quá mức sẽ làm bệnh biến chuyển xấu hơn.
Không ăn quá khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc của gan.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, bệnh nhân cũng cần năng tập thể dục thể thao và duy trì trọng lượng cơ thể ổn định để không bị thừa cân, béo phì.
Hi vọng những thông tin trên đã gỡ rối được phần nào thắc mắc của bạn. Thân chào!.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!