Đau dây thần kinh tọa ở lưng và những điều cần biết

Đau dây thần kinh tọa ở lưng xuất phát từ tổn thương tại rễ thần kinh, bệnh có nguy cơ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh lý này sẽ được tổng hợp trong bài viết sau đây!

đau thần kinh tọa ở lưng
Tìm hiểu về chứng đau thần kinh tọa ở lưng

Tổng quan về bệnh đau dây thần kinh tọa ở lưng

Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, bắt nguồn từ vùng thắt lưng và phân nhánh xuống các cơ quan ở phần dưới cơ thể. Bệnh đau dây thần kinh tọa ở lưng thường gặp ở những người từ 30 tuổi trở lên và hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh – Chuyên khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai cho biết:

“Đau dây thần kinh tọa hình thành do rễ thần kinh bị chèn ép và tổn thương do áp lực từ cơ thể hoặc do những tổn thương từ đốt sống tác động.”

Dây thần kinh tọa nằm ở vị trí khá nông, không được bảo vệ bởi sọ não hay tủy sống nên dễ bị tổn thương nếu gặp điều kiện thích hợp. Bệnh đau dây thần kinh tọa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chúng tôi sẽ tổng hợp các nguyên nhân ngay sau đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa

Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa khá đa dạng, bao gồm những nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đau thần kinh tọa. Nhân nhầy từ đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh, trong đó có dây thần kinh tọa. Nếu mức độ thoát vị trở nên nghiêm trọng, cơn đau thần kinh tọa sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: tình trạng thoái hóa ở đốt sống thắt lưng khiến đốt sống hình thành gai hoặc lệch ra khỏi vị trí cân bằng. Tình trạng này vô tình tác động tiêu cực đến rễ thần kinh gây ra hiện tượng tắc nghẽn và chèn ép tại vị trí này.
  • Béo phì: trọng lượng cơ thể quá cao cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa. Thông thường, bệnh lý xương khớp do béo phì thường tập trung tại khớp gối và thắt lưng – vì đây là 2 vị trí chịu áp lực lớn nhất.
  • Tiểu đường: bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc phải các bệnh lý xương khớp và bệnh lý do tổn thương dây thần kinh gấp 3 lần người bình thường. Một trong những bệnh lý phổ biến nhất chính là đau thần kinh tọa.

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa như thói quen sinh hoạt, phụ nữ trong thời gian thai kỳ, khối u cột sống, chấn thương phần mềm hoặc phần cứng ở thắt lưng,…

2. Biểu hiện của bệnh đau thần kinh tọa ở lưng

Bệnh đau thần kinh tọa ở lưng gây ra những triệu chứng tập trung ở vùng thắt lưng và có xu hướng chạy dọc xuống phần dưới cơ thể, bao gồm những triệu chứng đặc trưng sau:

đau thần kinh tọa ở lưng
Đau nhức và tê bì ở vùng thắt lưng là triệu chứng thường gặp của bệnh đau thần kinh tọa ở lưng
  • Cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng, tăng mạnh khi người bệnh xoay người hay thực hiện những động tác ảnh hưởng đến đốt sống ở vị trí này.
  • Cơn đau lây lan từ vùng thắt lưng, chạy dọc xuống hông, mông và đùi, thường tập trung ở một bên chân, ít có trường hợp xuất hiện cơn đau ở cả hai bên.
  • Gây ra cảm giác tê bì, ngứa ran như kim châm và rối loạn cảm giác nếu cơn đau xuất hiện trong thời gian dài.
  • Người bệnh nhận thấy cơ yếu đi, mất sức lực và khó khăn khi nhấc chân lên.
  • Cơn đau dữ dội và lan dọc theo dây thần kinh tọa, người bệnh có thể cảm nhận rất rõ cơn đau.
  • Cơn đau giảm khi người bệnh ngồi hoặc thư giãn vùng thắt lưng.
  • Một số triệu chứng do bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn như: rối loạn khi đi tiểu tiện, đại tiện, nam giới gặp phải chứng rối loạn cương dương ở mức độ nhẹ,…

Các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa có thể bị nhẫm lẫn với những bệnh lý khác nếu người bệnh không có hiểu biết chuyên môn. Vì vậy người bệnh nên chủ động thăm khám để tiến hành chẩn đoán bệnh chính xác, không nên xác định bệnh một cách chủ quan và phiến diện.

3. Biến chứng của bệnh đau thần kinh tọa ở lưng

Bệnh đau thần kinh tọa ảnh hưởng trực tiếp đến rễ thần kinh, tuy nhiên bệnh không chỉ gây ra những biến chứng tại chính cơ quan này mà còn kéo theo những hệ lụy tại các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Teo cơ, bại liệt hình thành do mức độ tổn thương ở rễ thần kinh chuyển biến mạnh. Khu vực này tắc nghẽn khiến máu và oxy không thể tuần hoàn xuống các chi khiến cơ bắp yếu bại, làm mất khả năng vận động gây ra tình trạng bại liệt.
  • Liệt dương: liệt dương là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nam, dây thần kinh ở cơ quan sinh dục được phân nhánh trực tiếp từ chính rễ thần kinh. Tổn thương tại rễ thần kinh ảnh hưởng đến khả năng truyền dẫn tín hiệu của cơ quan sinh dục khiến dương vật khó khăn khi cương cứng, dẫn đến tình trạng liệt dương.
  • Mất cảm giác ở chân cũng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh đau thần kinh tọa ở lưng. Mất cảm giác ở chân do dây thần kinh tê liệt, không còn khả năng vận chuyển tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương.

Các biến chứng ít gặp hơn như rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về ruột, vấn đề về đường tiết niệu,… Các biến chứng của bệnh đau thần kinh tọa ở lưng rất khó khắc phục, hầu như chỉ có thể cải thiện được một phần chứ không thể khôi phục trở lại như ban đầu.

Các biện pháp điều trị đau thần kinh tọa ở lưng phổ biến nhất

Người bệnh có thể hạn chế những ảnh hưởng và biến chứng của bệnh nếu tiến hành điều trị ngay khi bệnh mới xuất hiện. Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa phổ biến nhất sẽ được chúng tôi tổng hợp ngay sau đây.

1. Dùng thuốc

Dùng thuốc là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất, thuốc điều trị đau thần kinh tọa có khá nhiều loại. Tùy vào những triệu chứng của bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp.

đau thần kinh tọa ở lưng
Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau và chống viêm,… trong điều trị đau thần kinh tọa ở lưng

Một số loại thuốc thường được bệnh nhân đau thần kinh tọa sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac: những loại thuốc này giảm đau nhanh và không cần kê toa. Chống chỉ định cho bệnh nhân viêm gan, người có tiền sử mắc các bệnh dạ dày và tiêu hóa.
  • Thuốc chống viêm corticoid: được sử dụng khi các loại thuốc giảm đau thông thường không đem lại hiệu quả. Tùy vào mức độ các triệu chứng mà người bệnh sẽ sử dụng ở dạng uống hoặc dạng tiêm.
  • Thuốc giãn cơ myonal, mydocalm: có tác dụng giãn cơ làm giảm áp lực lên rễ thần kinh và cải thiện những triệu chứng của bệnh. Chống chỉ định cho bệnh nhân gặp các vấn đề về gan.
  • Thuốc bổ: nhóm thuốc bổ được sử dụng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa thường là vitamin nhóm B, bao gồm 3 loại B1, B6, B9. Người bệnh nên sử dụng với liều dùng phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Các loại thuốc điều trị đau dây thần kinh tọa ở lưng không hoàn toàn phù hợp với mọi đối tượng, bệnh nhân gặp vấn đề về gan hay tiêu hóa hầu như không thể sử dụng.

Những đối tượng bệnh nhân khác khi sử dụng các loại thuốc này cần chú ý về tần suất và liều lượng, phần lớn những loại thuốc này đều gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng quá liều.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị tập hợp nhiều kỹ thuật tạo ra tác động vật lý lên cơ thể. Vì không sử dụng thuốc nên phương pháp này có độ an toàn khá cao, được khuyến khích thực hiện trong thời gian dài để cải thiện triệu chứng và mức độ tổn thương ở rễ thần kinh.

Một số kỹ thuật vật lý trị liệu được người bệnh lựa chọn khi điều trị đau thần kinh tọa ở lưng:

  • Nhiệt/ thủy trị liệu: bao gồm các kỹ thuật như chườm nóng, chườm lạnh, tia hồng ngoại, tia laser,… những phương pháp này kích thích mạch máu giãn nỡ, giúp tăng cường lưu thông máu, loại bỏ hiện tượng tắc nghẽn tại vùng thắt lưng. Người bệnh xuất hiện tình trạng viêm sưng và bề mặt da nóng rát không nên sử dụng liệu pháp nhiệt, thay vào đó hãy thay thế bằng thủy trị liệu.
  • Sử dụng dòng điện kích thích: dòng điện sử dụng có cường độ nhỏ đủ để giải tỏa căng thẳng và chèn tại tại rễ thần kinh. Đồng thời giảm tình trạng ứ trệ khí huyết tại rễ thần kinh, giúp mạch máu giảm co thắt, máu lưu thông thuận lợi, các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
  • Các bài tập vật lý trị liệu: tác động đến hệ thống xương khớp, làm giãn không gian giữa các đốt sống, giảm chèn ép lên dây thần kinh tọa. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập này tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị.

Vì phương pháp chỉ tác động vật lý lên cơ thể nên hiệu quả không thể nhanh chóng như việc dùng thuốc, tuy nhiên nếu người bệnh kiên trì với phương pháp này, bệnh tình hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Nếu trong quá trình điều trị, các cơn đau dữ dội ập đến, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa đau thần kinh tọa là phương pháp cuối cùng được đưa ra nếu những biện pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả.

Phương pháp này loại bỏ nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa, nếu nguyên nhân bắt nguồn từ đĩa đệm tổn thương hoặc gai cột sống, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần cơ quan hư tổn để giảm áp lực lên rễ thần kinh. Tuy nhiên nếu người bệnh nghiêm túc trong quá trình điều trị sẽ ít phải tác động bằng phẫu thuật xâm lấn.

đau thần kinh tọa ở lưng
Phẫu thuật được thực hiện khi điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả

Được đánh giá là phương pháp điều trị dứt điểm bệnh nhưng phẫu thuật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Chi phí cho một cuộc phẫu thuật chữa đau thần kinh tọa rất cao, hơn nữa tình trạng bệnh tái phát cũng có thể xuất hiện trong một thời gian nhất định. Người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện bất cứ phương pháp phẫu thuật xâm lấn nào.

4. Điều trị bằng thuốc nam

Thuốc nam là tập hợp những loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng dược lý, được dân gian sử dụng để chữa các bệnh thường gặp khi khoa học chưa phát triển. Hầu hết những loại thảo dược này đã được khoa học chứng minh, những bài thuốc không đem lại hiệu quả đã bị đào thải và loại bỏ khỏi kho tàng y học dân tộc.

đau thần kinh tọa ở lưng
Bên cạnh những phương pháp Tây y, bệnh nhân có thể cải thiện bệnh bằng các bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc nam chữa bệnh đau thần kinh tọa ở lưng được nhiều người bệnh thực hiện:

#Bài thuốc ngâm từ lá lốt và gừng

Lá lốt và gừng là hai loại thuốc có tính dược lý tương tự nhau, đều có tính ấm, vị cay, tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giảm tổn thương tại hệ thần kinh và xương khớp. Hai vị thuốc này được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc điều trị những bệnh đau nhức.

Bài thuốc ngâm từ lá lốt và gừng có tác dụng trừ khí hàn ứ trệ trong rễ thần kinh, gây tổn thương các dây thần kinh đồng thời khiến mạch máu co thắt. Tinh chất từ lá lốt và gừng được hấp thu qua da, giúp người bệnh thư giãn và giảm đau nhức.

Thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá lốt và 1 củ gừng
  • Thái nhỏ hai vị thuốc
  • Đem nấu sôi với 3 lít nước
  • Đợi nước nguội bớt và ngâm chân

Nên ngâm vào buổi tối để cải thiện giấc ngủ và tình trạng cứng khớp. Người bệnh cần thực hiện bài thuốc này đều đặn để cải thiện bệnh, giúp tổn thương tại dây thần kinh được khắc phục dứt điểm.

#Bài thuốc uống sữa tỏi

Sữa tỏi là bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa hiệu quả. Tỏi chứa nhiều thành phần có lợi cho xương khớp và hệ thần kinh, giúp giảm áp lực lên rễ thần kinh đồng thời tăng cường khả năng truyền tín hiệu lên hệ thần kinh trung ương.

Sữa chứa nhiều canxi và vitamin D có tác dụng tăng cường mật độ xương, cải thiện tình trạng đốt sống suy yếu gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh.

Thực hiện:

  • Sử dụng 3 tép tỏi lột vỏ và thái nhỏ
  • Trộn với 1 ly sữa không đường

Nên uống ngay khi thực hiện, dưỡng chất trong tỏi sẽ giảm nếu để ngoài không khí quá lâu. Nên dùng sữa tỏi trong 10 ngày để giảm đau nhức.

Phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa ở lưng

Bệnh đau thần kinh tọa ở lưng gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khá trẻ, bạn đọc nên bổ sung những kiến thức cần thiết để phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả. Sau đây là những cách phòng ngừa được các chuyên gia Nội thần kinh khuyến khích mọi người thực hiện:

  • Tiến hành điều trị những bệnh xương khớp mãn tính ngay khi bệnh xuất hiện những triệu chứng ban đầu. Điều trị sớm sẽ giúp người bệnh ngăn cản được việc hình thành những biến chứng từ bệnh.
  • Nên thay đổi thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như: ít vận động, ngồi quá lâu, mang vác đồ nặng, đi giày cao gót,…
  • Bổ sung những thực phẩm có lợi cho xương khớp như rau xanh, nước, thực phẩm giàu canxi và vitamin D, thực phẩm chứa nhiều omega 3,…
  • Dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao, giúp cải thiện khung xương và phòng ngừa nhiều bệnh lý mãn tính.
  • Chú ý những biểu hiện khác thường của cơ thể để phát hiện bệnh kịp thời. Cơn đau thần kinh ở dạng cấp tính khá dễ điều trị và có thể chữa trị dứt điểm.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh đau thần kinh tọa ở lưng. Hy vọng qua bài viết, người bệnh đã tìm được hướng điều trị phù hợp, bạn đọc có hình dung cụ thể về bệnh lý này và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 00:09 - 28/02/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan