Những điều cần biết về hội chứng chân không nghỉ

Những người bị mắc hội chứng chân không nghỉ phải cử động chân liên tục, có như vậy mới cảm thấy bớt bức bối, khó chịu. Chúng là một dạng rối loạn thần kinh không hiếm gặp khiến người mắc phải cảm thấy tê dại hay nhiều khi bị đau nhói ở chân, khi di chuyển sẽ đỡ hơn. Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục hội chứng chân không nghỉ như thế nào? Các bạn sẽ hiểu rõ hơn sau khi đọc bài viết.

can-biet-ve-hoi-chung-chan-khong-nghi (2)

Hội chứng chân không nghỉ do đâu

Các nha khoa học vẫn còn đau đầu vì chưa xác định chính xác, cụ thể nhất thủ phạm gây ra chứng bệnh nguy hiểm này nhưng các nhân tố sau được nghi ngờ hàng đầu:

– Di truyền: các chuyên gia đã phát hiện được vị trí của nhiễm sắc thể có chứa loại gen gây nên hổi chứng chân không nghỉ và chúng có khả năng truyền lại cho thế hệ sau.

– Bệnh gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh: rất nhiều sự thay đổi trong những thág thai kì cụ thể là nội tiết, hàm lượng hormone. Ghi nhận cho thấy nhiều phụ nữ bị hội chứng chân không nghỉ khi đang ở giai đoạn cuối của thai kì nhưng hầu hết tự khỏi sau sinh 1 tháng.

– Stress, lo âu, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân được cho là làm tăng nguy cơ cũng như mức độ của hội chứng chân không nghỉ.

– Do hiện tượng thiếu cân bằng thành phần hóa chất dopamin ở trong não bộ.

– Ngoài ra bệnh khởi phát do mắc những bệnh lý như tiểu đường, các bệnh liên quan đến thần kinh ngoại vi, chứng bệnh suy thận,… hoặc do tác dụngc ảu một số loại thuốc loạn thần, thuốc chống nôn ói,…

Triệu chứng hội chứng chân không nghỉ

– Hội chứng sẽ tái phát nếu chân không hoạt động. Như khi ngồi, nằm nghỉ, trong thời gian làm việc, xem phim, lái xe, đi máy bay,…

– Thường xuyên muốn cử động: để giảm bớt khó chịu người mắc hội chứng khó có thể nằm hoặc ngội yên 1 chỗ. Họ thường chọn những giải pháp khắc phục như như đi bộ, lắc chân, kéo căng, tập thể thao,…

– Các triệu chứng không hiện thị rõ nét vào ban ngày nhưng đến tối người bệnh mới khổ sở, cảm thấy phiền toái rõ rệt. Cứ phải vận động liên tục.

– Có nhiều cử động chân theo chu kì khi đang ngủ buổi tối: hay còn goi là rung giật cơ. Những động tác co hay duỗi chân tự thực hiện khi người bệnh đang trong giấc ngủ, hoàn toàn không phải là chủ ý.

– Khó ngủ, mất ngủ: là biểu hiện thường thấy của những người bị hội chứng chân không nghỉ. Một phần thấy buồn bực, khó chịu vì không cử động mặt khác là do chân tự co duỗi buổi tối khiến họ bị tỉnh giấc.

Các phương pháp điều trị hội chứng chân không nghỉ hiện nay

Một số trường hợp hội chứng tự biến mất như phụ nữ sau sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp phải điều trị rất lâu hay có khi suốt đời. Biênj pháp chính hiện nay là dùng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học. Các thuốc chữa hội chứng chân tay không nghỉ có:

– Opioid: giúp giảm nhanh các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ nhưng chúng thuốc nhóm thuốc gây nghiện nên không thể dùng ở liều cao.

– Các thuốc chữa bệnh Parkinson: làm thay đổi lượng hóa chất dipamin trong não và làm giảm hoạt động của chân. Có pergolid, pramipexol, ropinitrol đồng thời kết hợp với levodopa.

– Nhóm thuốc điều trị bệnh động kinh: tác động đến các tế bào thần kinh tại chân, hạn chế các phản ứng, cử động ở chân. Dùng lamotrigin, gabapentin.

– Nhóm thuốc ngủ, thuốc giãn cơ: chúng giúp người bệnh an giấc vào buổi tối chứ không loại bỏ được các triệu chứng ở chân và cũng có thể khiến người dùng cảm thấy buồn ngủ hơn vào ngày hôm sau. Thuốc ngủ có benzodiazepin. Các thuốc an thần có triazolam, clonazepam, temazepam.

– Nhóm thuốc chữa trị bệnh cao huyết áp: dùng clonidin, chúng kiểm soát tình trạng kích thích thần kinh.

Ban đầu khó có thể xác định liều lượng thuốc chính xác cho tình trạng bệnh nhân, vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu thử nghiệm thuốc, theo dõi hiệu quả rồi mới chỉ định toa thuốc cuối cùng. Có thể kết hợp nhiều thuốc với nhau để kết quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý, phụ nữ có thai bị hội chứng chân không nghỉ không được khuyến khích dùng thuốc, các chị nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn thêm cách khắc phục bằng luyện tập hoặc thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý.

Cập nhật lúc 11:09 - 23/03/2018

Ý kiến độc giả ()

  1. nguyễn thị liên says: Trả lời

    Dạ thưa bác sĩ. Em đã đọc về hội chứng chân ko nghỉ và e cũng thấy mình bị như vậy
    Em muốn xin bác sĩ giúp e điều trị bệnh.Em đã bị đc hơn chục năm nay rồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan