Ai cũng nên biết cách sơ cứu khi bị gãy xương để khi bắt gặp phải những tai nạn bất ngờ có thể áp dụng sơ cứu đúng cách tránh những trường hợp đáng tiếc có thể gặp phải. Theo đó để sơ cứu khi bị gãy xương đúng cách nhất thì bạn nên thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản để tránh người bệnh bị sốc trên đường đi cấp cứu, nguy hiểm hơn là để lại di chứng về sau gây ảnh hưởng tới tứ chi, chèn ép tủy, mất vận động vĩnh viễn….
Cách sơ cứu khi bị gãy xương đúng cách
Trước tiên đối với trường hợp gãy xương thường được chia làm 2 loại gãy xương kín và gãy xương hở vì vậy để sơ cứu bước đầu người bệnh cũng nên chú ý mức độ nghiêm trọng mà tiến hành sơ cứu.
1- Sơ cứu trường hợp vết gãy xương kín
Sờ tay vào có thể cảm nhận được vết gãy hoặc vùng bị gãy thường đau dữ dội, cơn đau tăng lên khi sờ nắn, một số trường hợp quá đau bệnh nhân có thể sẽ bị bất tỉnh. Trường hợp này cần tiến hành băng bó ngay và đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất.
Cách sơ cứu trường hợp gãy xương kín: Có thể dùng đá lạnh giảm đau ban đầu cho bệnh nhân, sau đó chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như: nẹp gỗ, băng cuốn và bông và tiến hành băng bó vết thương. Trước tiên xác định vị trí gãy xương rồi nẹp lại để 2 thanh nẹp gỗ kẹp vào vùng gãy xương ( lưu ý là gỗ nẹp thường dài hơn vết thương gãy tầm 3-5 cm). Dùng bông gòn mềm bỏ vào bên trong nẹp gỗ chú ý vào các góc tiếp xúc với da. Sau khi cố định bạn dùng băng cuốn chặt nẹp gỗ vào cố định, không quá chặt. Cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện sớm, tại đây các bác sĩ có chuyên môn sẽ chụp X-Quang phát hiện vết gãy và tiến hành bó bột điều trị gãy xương đúng cách nhất.
2- Sơ cứu trường hợp vết gãy xương hở
Trường hợp gãy xương hở là lúc này xương đã đâm ra ngoài làm rách ra thịt, trường hợp này cần thực hiện cầm máu ngay để tránh trường hợp mất máu quá nhiều gây shock dẫn tới tử vong. Vì vậy tiến hành sơ cứu vết gãy xương hở là rất cần thiết và thực hiện nhanh chóng dứt khoát.
Nếu có vật cứng đâm vào da thi không nên lấy chúng ra vì làm thế sẽ làm bệnh nhân mất máu nhiều hơn, trường hợp mất máu do xương đâm ra ngoài thì nên để bệnh nhân ngồi yên tại chỗ và tiến hành cầm máu bằng vải sạch. Có thể cho bệnh nhân uống thuốc chống sốc để hạn chế trường hợp hôn mê.
Sau đó bạn dùng nẹp gỗ nẹp cố định như vết thương kín ở trên, trong trường hợp máu không lưu thông tại vùng bị nẹp gây tái nhợn xương tím thì cần tháo lỏng băn cuốn ra tránh tình trạng thiếu máu dẫn tới hoại tử xương khớp. Nếu là gãy tay thì sau khi băng bó nên có băng đeo vào cổ cố định để giảm đau trên đường đi.
Dù là trường hợp gãy xương kín hay hở thì cần người cứu hộ thực hiện những bước sơ cứu sớm giảm đau cũng như cầm máu cho bệnh nhân, nhiều trường hợp không được sơ cứu kịp thời đã dẫn tới mất máu quá nhiều gây tử vong. Hi vọng những chia sẻ về sơ cứu vết thương trên đây sẽ giúp ích nhiều người.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!