Bệnh gút có nguy hiểm không ?

Những cơn đau từ bệnh Gút ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nhiều người mắc phải bệnh lý này thắc mắc Bệnh gút có nguy hiểm không?

Xác định mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ giúp người bệnh có ý thức và nghiêm túc hơn trong quá trình chữa trị. Tham khảo bài viết để được chuyên gia tư vấn về thắc mắc này!

Bệnh gút có nguy hiểm không
Bệnh gút có nguy hiểm không?

Bệnh gút có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp!

Bệnh Gút chủ yếu xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới, bắt nguồn từ việc người bệnh có thói quen thu nạp những thực phẩm giàu purin khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, gây tồn đọng chúng ở các vị trí khớp. Đến nay bệnh Gút vẫn chưa thể chữa trị hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể sống chung với bệnh, ức chế sự tiến triển của bệnh bằng các phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng.

Để giải đắp thắc mắc từ nhiều bạn đọc Bệnh gút có nguy hiểm không? chúng tôi đã liên hệ với Bác sĩ Cơ Xương Khớp Trần Minh Hoàng – Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM, ông cho biết:

“Bất cứ bệnh lý xương khớp nào trong cơ thể đều ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh Gút cũng không ngoại lệ. Đối với Gút, hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa trị tận gốc, chính vì thế mức độ nguy hiểm của bệnh là rất cao. Người bệnh nên tiến hành điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu và ngăn chặn tiến triển của bệnh. Vì Gút là bệnh có diễn tiến chậm, người bệnh có thể ngăn chặn mức độ tổn thương khớp và hình thành hạt tophi nếu nghiêm túc trong suốt quá trình chữa trị.

Tuy nhiên với những người chủ quan và lơ là khi bệnh xuất hiện, Gút có thể hình thành hạt tophi khi nồng độ acid uric tăng cao đến mức vượt ngưỡng. Lúc này, bệnh sẽ gây ra nhiều phản ứng phức tạp trong cơ thể, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.”

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm do bệnh Gút gây ra:

1. Tàn phế

Tàn phế là hệ quả của mức độ tổn thương sụn khớp đến mức nặng nề, hiện tượng này phần lớn do người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời.

Khi bệnh Gút bước vào giai đoạn 3, mức độ tổn thương khớp đã rất trầm trọng, song vẫn chưa thể gây tàn phế hay bại liệt. Cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4, khớp hình thành hạt tophi, kích thước hạt càng lớn thì mức độ chèn ép và bào mòn sụn, đầu xương càng nghiêm trọng. Nếu người bệnh tiếp tục để tình trạng tiếp diễn, nguy cơ mất hoàn toàn khả năng vận động là điều có thể xảy ra.

2. Sỏi thận và những bệnh lý về thận

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh Gút chính là nồng độ acid uric trong  máu tăng cao, tuy nhiên nguyên nhân này lại được hình thành từ hai nguyên nhân gián tiếp. Thứ nhất là do người bệnh thu nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin, thứ hai là do thận gặp vấn đề về bài tiết, khiến nồng độ acid uric trong máu không được đào thải hoàn toàn.

Bệnh gút có nguy hiểm không
Bệnh gút gây sỏi thận và những bệnh lý về thận

Chính vì khả năng của thận gặp vấn đề nên tiếp tục duy trì, nồng độ acid uric trong máu càng tăng cao gây tồn đọng ngay tại thận và kết tinh thành sỏi. Một số trường hợp nồng độ acid uric lắng đọng và cản trở đường tiết niệu, người bệnh gặp khó khăn khi bài tiết.

Ngoài sỏi thận, bệnh Gút có thể gây ra nhiều biến chứng tại thận khác như nhiễm trùng thận, viêm cầu thận và suy thận. Thống kê từ các chuyên gia hàng đầu cho biết, số người mắc bệnh thận có đến 50% người có nồng độ acid uric trong máu cao hơn người bình thường.

3. Huyết áp cao và bệnh tim mạch

Gút gây ra biến chứng nguy hiểm ở mạch máu, bởi acid uric có khả năng lắng đọng tại mạch máu vào giai đoạn thứ 4 của bệnh. Những hạt muối urat kết tinh ở thành mạch máu khiến diện tích mạch máu bị thu hẹp, quá trình vận chuyển và tuần hoàn máu gặp nhiều khó khăn. Tình trạng kéo dài có thể gây ra bệnh huyết áp cao và những bệnh lý về tim mạch khác.

Bệnh gút có nguy hiểm không
Bệnh gút gây ra tình trạng huyết áp cao và những bệnh lý về tim mạch

Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, việc điều trị gút phải hết sức cẩn thận và nghiêm ngặt, tránh để bệnh gây ra những biến chứng trầm trọng.

4. Bệnh tiểu đường

Bệnh gút khiến thận phải hoạt động với cường độ mạnh để đào thải acid uric, chính vì thế những thành phần trong cơ thể không được đào thải hoàn toàn – trong đó có đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là điều rất dễ hiểu.

Người mắc bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường rất nhiều lần, ở phụ nữ chiếm đến 89%, ở nam giới thấp hơn khoảng 22%. Bệnh gút gây ra những phản ứng phức tạp bên trong cơ thể khiến quá trình sản xuất insulin bị ức chế khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về những phản ứng này. Người bệnh nên tự bảo vệ sức khỏe bản thân bằng những biện pháp điều trị kịp thời thay vì để biến chứng xuất hiện rồi mới tiến hành điều trị.

Tác hại của bệnh Gút không dừng lại ở đây, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng khác tùy vào cơ địa của mỗi người. Vì Gút chưa được điều trị dứt điểm, lại có tiến triển chậm nhưng mức độ nguy hiểm cao, do đó người bệnh cần chú ý đến từng biểu hiện nhỏ nhất của cơ thể. Tránh tình trạng chủ quan khiến bệnh phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc Bệnh gút có nguy hiểm không? từ bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ từ chuyên gia sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về bệnh lý này. Từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp nhất!

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 09:43 - 13/11/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan