Nỗi sợ hãi mang tên “đau thần kinh tọa tái phát” là nỗi ám ảnh của nhiều người. Theo đó, bệnh nhân cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh đau thần kinh tọa quay trở lại. Đây là điều cần thiết mà bất kì ai cũng nên biết và ghi nhớ.
Bệnh đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa xảy ra khi vùng rễ thần kinh ở lưng bị tổn thương hoặc chèn ép bởi một nguyên nhân nào đó. Khi rễ thần kinh xảy ra vấn đề, các cơn đau sẽ kéo đến và tạo thành những bất tiện, khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.
Cụ thể, các cơn đau thường bắt đầu ở phần lưng dưới. Sau đó nó có thể biến mất hoặc lan rộng đến vùng thắt lưng, hông, đùi hoặc tới tận ngón chân. Tình trạng bệnh càng nặng, cơn đau thường xuyên và mức độ đau đớn cũng nhiều hơn.
Nếu không kịp thời phát hiện hoặc điều trị sai cách, bệnh sẽ biến chứng dẫn đến biến dạng cơ khớp, teo cơ bắp hoặc liệt, đại tiểu tiện mất tự chủ,…
Ai thường có nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa?
Theo thống kê, những năm gần đây tỷ lệ người bệnh đau thần kinh tọa đang có dấu hiệu gia tăng. Bởi nhiều thói quen làm việc, sinh hoạt đã gián tiếp gây ra các tổn thương đến cột sống và hệ thần kinh vùng lưng, là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa đã được chứng minh rằng có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên tỷ lệ nam giới mắc bệnh vẫn nhiều hơn nữ giới 35%. Ngoài ra, các đối tượng có khả năng gặp phải dấu hiệu đau thần kinh tọa gồm có:
- Người lao động tay chân nặng, bốc vác,…
- Các vận động viên, huấn luyện viên thể thao
- Nhân viên văn phòng, giáo viên hoặc các nghề nghiệp ngồi nhiều/ đứng nhiều hoặc cần nhiều đến hoạt động lưng – chân: diễn viên múa, thợ làm móng, …
Biện pháp phòng bệnh đau dây thần kinh tọa
Việc chăm sóc và bảo vệ bản thân trước, trong lẫn sau quá trình điều trị đau thần kinh tọa là điều hết sức cần thiết để phòng bệnh trở nặng hoặc tái phát. Để làm được những điều này, bạn cần:
1.Kiểm soát cơ thể
Với những người có triệu chứng đau thần kinh tọa, điều đầu tiên chính là xem xét lại chỉ số cân nặng. Số kí của bạn phải tương ứng với chiều cao và đạt chuẩn thể trạng trung bình của người khỏe mạnh. Cân nặng phù hợp sẽ giảm sức ép lên cột sống, tránh tình trạng dây thần kinh bị chèn ép gây ra cơn đau nhức dữ dội.
Những người béo phì cần phải nghiêm túc thực hiện chế độ giảm cân khoa học để tránh những tổn thương nặng nề hơn cho xương khớp. Không nên siết cân quá đột ngột sẽ làm suy nhược. Cũng nên kiêng cử các loại thực phẩm nhiều chất béo, độ ngọt để quá trình kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.
2. Sử dụng đai lưng
Khi bị đau thần kinh tọa, đặc trưng của căn bệnh này là những cơn đau nhức lan nhanh từ lưng đến chi dưới. Vì vậy bạn có thể tìm mua các loại đai lưng đặc biệt dành cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa để cố định xương cột sống. Từ đó giúp giảm các va chạm và vận động lên dây thần kinh đang bị tổn thương.
Ngoài ra thường xuyên xoa bóp, ngâm nước ấm hoặc tắm nước nóng sẽ giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa trở lại.
3. Chú ý đến giấc ngủ
Dù rằng các cơn đau, cảm giác tê bì nhức mỏi thường sẽ “làm phiền” bệnh nhân lúc giữa đêm. Thế nhưng người bệnh cần chuẩn bị những kiến thức để nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình hết mức có thể. Giấc ngủ ngon, sâu có thể giúp quá trình phục hồi xương diễn ra nhanh chóng. Đồng thời giấc ngủ giúp cơ thể lấy lại cân bằng và chuẩn bị một sức khỏe tốt. Bạn nên ngủ ở nơi bề mặt phẳng, cứng, tránh ngủ trên nệm lún hoặc võng xếp để giúp vùng cột sống và thắt lưng được nghỉ ngơi.
4. Tập thể thao
Với người bệnh đau thần kinh tọa, quá trình vận động là bước không thể thiếu dù đã điều trị hay đang điều trị đau thần kinh tọa. Vận động sẽ giúp bạn tránh tình trạng bị teo cơ, viêm thấp khớp cũng như giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Tuy nhiên nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, tránh chơi các môn thể thao cần nhiều sức lực để ngăn ngừa nguy cơ xương khớp bị tổn thương. Bạn có thể tham khảo yoga, thể dục dưỡng sinh, đi bộ hoặc bơi lội,… Đây đều là những môn thể thao được bác sĩ khuyến khích bệnh nhân áp dụng hàng ngày.
Ngoài ra, cần chú ý thời gian dành cho việc vận động. Chỉ cần vận động từ 45 – 60 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và giúp chân tay không bị tê cứng, nhức mỏi là được.
5. Chú ý đến tư thế hoạt động
Những người có công việc thường ảnh hưởng nhiều đến thắt lưng cần hết sức thận trọng trong các hoạt động thường ngày của mình. Nếu ngồi nhiều thì nên dành thời gian để thư giãn các cơ khớp, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Nếu là người phải mang vác vật nặng thì hạn chế tối đa trọng lượng, đồng thời san sẻ đều lên cả hai bên của cơ thể.
Tránh việc ngồi cong vẹo cột sống, ngồi trên mặt đất không bằng phẳng hoặc mang vác sai tư thế, tránh đứng – ngồi quá lâu một chỗ cũng như tránh thay đổi tư thế đột ngột.
6. Thực đơn dinh dưỡng
Lựa chọn những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe là điều hết sức quan trọng để phòng ngừa đau thần kinh tọa tái phát. Nhóm thực phẩm cần chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất ít hoặc không có chất bảo quản khi sử dụng.
Hơn nữa nên chú trọng đến việc bổ sung canxi và chất sắt để tránh tình trạng loãng xương, thiếu hụt máu dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa trở nặng.
Đừng quên “nói không” với các loại thức ăn nhanh, thức uống có cồn, … vì sẽ tạo thành dinh dưỡng xấu đối với cơ thể.
7. Tâm lý
Những căng thẳng, lo âu trong thời gian dài sẽ khiến dây thần kinh bị tổn thương. Lâu dần sẽ tạo thành áp lực cho cơ thể, đặc biệt là vùng rễ thần kinh cột sống đang yếu ớt nhạy cảm.
Thay vào đó, để phòng bệnh đau thần kinh tọa tái phát, bạn nên học cách thư giãn và lạc quan, vui vẻ. Những cảm xúc tích cực có thể là liều thuốc tốt nhất bảo vệ sức khỏe lẫn tâm lý của bạn.
8. Tái khám định kỳ
Đừng chủ quan mà hãy tạo cho mình thói quen kiểm tra tổng quát 6 tháng đến 1 năm/lần. Việc này sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe cơ thể chi tiết và đầy đủ nhất.
Bằng 8 cách phòng bệnh đau thần kinh tọa trên đây, bạn có thể áp dụng ngay để có một lối sống lành mạnh khoa học. Chẳng những đau thần kinh tọa khó có thể quay trở lại mà bạn cũng có thể phòng ngừa thêm nhiều bệnh lý nguy hiểm khác chỉ với 8 cách này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!