Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay chườm lạnh

Mẹo giảm đau bằng túi chườm được nhiều người bệnh thực hiện, tuy nhiên xung quanh phương pháp này còn nhiều thắc mắc. Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay chườm lạnh – là một trong những thắc mắc thường gặp nhất.

Chườm nóng và chườm lạnh được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể nào, những điều cần lưu ý khi thực hiện liệu pháp nhiệt là những vấn đề của bài viết sau. Bạn đọc nên tham khảo để tránh trường hợp nhẫm lẫn khi thực hiện mẹo giảm đau bằng túi chườm.

Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay chườm lạnh
Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay chườm lạnh ?

Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay chườm lạnh? Chuyên gia giải đáp!

Từ trước đến nay, bệnh nhân thực hiện chườm nóng và chườm lạnh đa phần đều dựa trên cảm tính. Cũng vì vậy mà phương pháp giảm đau này không thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Chuyên gia Xương Khớp – Hà Minh Thu – Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cho biết:

“Đau thần kinh tọa có thể áp dụng cả chườm nóng và chườm lạnh. Tuy nhiên, cần xác định những triệu chứng của bệnh để lựa chọn cách chườm phù hợp.”

Nhằm giúp người bệnh dễ dàng trong việc xác định nên chườm nóng hay chườm lạnh, chuyên gia Hà Minh Thu có những chia sẻ cụ thể sau.

1. Chườm nóng

Chườm nóng giúp khai thông mạch máu, giảm tình trạng co thắt giúp máu tuần hoàn đến vị trí tắc nghẽn. Cơn đau tại rễ thần kinh cùng với những triệu chứng khác sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Chườm nóng còn làm giãn và nới rộng không gian giữa các đốt sống, từ đó làm giảm áp lực từ đĩa đệm lên rễ thần kinh và cải thiện triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa.

Cách chườm nóng được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân chỉ gặp phải cơn đau ở vùng thắt lưng và phần dưới cơ thể. Cơn đau kèm theo những triệu chứng như cứng khớp, tê bì và ngứa ran, đôi khi mất cảm giác ở chân.

Ngoài cách chườm nóng tại vùng thắt lưng, người bệnh có thể chườm tại bàn chân. Ở bàn chân chứa nhiều dây thần kinh nhỏ có mối liên hệ mật thiết với rễ thần kinh, tác động đến những dây thần kinh này có tác dụng kích thích rễ thần kinh loại bỏ chèn ép và phục hồi tổn thương.

Thực hiện:

  • Dùng nước ở nhiệt độ khoảng 70 độ C đổ vào túi chườm
  • Để lên vùng thắt lưng khoảng 10 phút

Lưu ý: Không nên để quá lâu hoặc dùng nước quá nóng, nhiệt độ cao có thể khiến khớp háng hoặc đốt sống bị tổn thương gây ra hiện tượng sưng viêm và tổn thương ở thần kinh tọa có nguy cơ phát triển mạnh mẽ hơn.

Chườm nóng nên được thực hiện mỗi ngày hoặc thực hiện khi cơ đau bất ngờ ập đến. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện chườm nóng là vào ban đêm, nhiệt độ ấm từ túi chườm không chỉ cải thiện triệu chứng từ bệnh mà còn giảm căng thẳng, giúp người bệnh dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

2. Chườm lạnh

Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng viêm, cải thiện cơn đau và nhức mỏi. Khác với biện pháp chườm nóng, chườm lạnh được thực hiện với trường hợp bệnh nhân đau thần kinh tọa kèm theo hiện tượng sưng viêm nặng nề, sờ vào có cảm giác và nhức âm ỉ bên trong.

Với đối tượng này, tuyệt đối không chườm nóng, nhiệt độ nóng có nguy cơ khiến tình trạng viêm thêm nặng nề. Người bệnh nên dùng túi chườm lạnh đặt lên vùng đau nhức để tiêu viêm và giảm đau.

Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay chườm lạnh
Chườm lạnh thường được áp dụng cho bệnh nhân đau nhức dây thần kinh tọa đi kèm với hiện tượng sưng viêm

Thực hiện:

  • Dùng đá viên bỏ vào túi chườm
  • Đặt lên vùng sưng viêm và di chuyển rộng ra vùng xung quanh

Lưu ý: nếu đá quá lạnh, người bệnh nên nhấc lên đặt xuống vài lần để cơ thể thích nghi với nhiệt độ từ túi chườm.

Hiện tượng sưng có thể khiến vùng da xung quanh tăng nhiệt độ, gây đau mỏi những vùng xương khớp xung quanh. Vì vậy, người bệnh nên dùng túi chườm cho cả những vùng xung quanh để ngăn chặn tình trạng đau nhức lây lan.

3. Chườm nóng và lạnh

Người bệnh vẫn có thể kết hợp chườm nóng và chườm lạnh cùng lúc nếu tình trạng co thắt xuất hiện thường xuyên và các dấu hiệu không thuyên giảm. Người bệnh không gặp phải tình trạng viêm sưng tại khớp hoặc đốt sống.

Thực hiện:

  • Dùng túi chườm nóng để lên vùng đau nhức khoảng 10 giây
  • Thay thế bằng túi chườm lạnh trong 10 giây
  • Thực hiện đều đặn trong khoảng 15 phút

Nhiệt độ thay đổi liên tục sẽ kích thích dây thần kinh và mạch máu giúp giảm tình trạng co thắt và chèn ép tại vùng thắt lưng. Sau khi chườm người bệnh tránh vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột, đốt sống có thể bị tổn thương dẫn đến hiện tượng chèn ép lên rễ thần kinh thêm nặng nề.

Vấn đề Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay chườm lạnh? đã được chuyên gia giải đáp trong bài viết. Với những thông tin này, người bệnh có thể dễ dàng khi thực hiện mẹo giảm đau bằng túi chườm để giảm các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 00:16 - 28/02/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan