Chữa bệnh gai khớp gối khỏi hẳn là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên điều quan trọng là vấn đề của bạn phải được phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác, đồng thời áp dụng đúng phương pháp điều trị tùy theo mức độ bệnh.
Bạn có thể có gai xương ở khớp gối trong nhiều năm mà không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi gây ra các triệu chứng, căn bệnh này có thể gây ra đau đớn và gây trở ngại lớn cho việc chuyển động của bạn.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh gai khớp gối từ nguyên nhân gây nên, triệu chứng phổ biến cho đến các cách điều trị gai khớp gối tốt nhất hiện nay. Hãy đọc tiếp những thông tin dưới đây để được làm rõ điều này.
Tóm tắt nội dung bài viết I.Bệnh gai khớp gối 1.Nguyên nhân 2.Biểu hiện II.Thuốc điều trị gai khớp gối 1.Thuốc Tây 2.Thuốc Đông y III.Cách điều trị gai khớp gối không dùng thuốc 1.Chữa bằng phẫu thuật 2.Chữa bằng vật lý trị liệu 3.Chữa bằng mẹo dân gian IV.Phòng ngừa gai khớp gối
I. Bệnh gai khớp gối và kiến thức cần biết
Bệnh gai khớp gối xảy ra khi có sự tăng trưởng trên bề mặt mô xương. Sự tăng trưởng này là bất thường đối với một bộ xương khỏe mạnh. Chúng có thể có hình dạng và kích cỡ khác nhau và thường ảnh hưởng nhiều nhất đến các khớp trong cơ thể như khớp gối, khớp háng và khớp của các ngón tay và bàn tay.
Xương là cấu trúc tạo thành khớp, trên bề mặt các xương được bao phủ bởi mô sụn. Điều này là cần thiết để cung cấp một bề mặt trơn láng cho việc chuyển động, ngăn chặn sự phá hủy xương. Tuy nhiên, trong sụn không chứa ác mạch máu, do đó dinh dưỡng đến nuôi sụn chủ yếu là các chất hoạt dịch làm đầy khoang khớp.
Lý do chính cho những thay đổi khóa nhau và quá trình thoái hóa mô sụn là sự trao đổi chất của cơ thể. Tất cả các chất cần thiết đưa vào cơ thể không được xử lý đúng cách, vì vậy bao hoạt dịch có thể bị thay đổi cấu trúc và mất đi đặc tính dinh dưỡng của nó. Kết quả là sụn bắt đầu bị hao mòn và hư hại. Theo thời gian, bề mặt sụn bắt đầu khô lại và xuất hiện các vết rách, nứt. Điều này làm cho bề mặt khớp không được trơn trượt lên nhau và cơ thể phản ứng với những thay đổi đó bằng cách khôi phục khu vực bị hư hại.
Tuy nhiên, cơ thể lại không có khả năng xây dựng lại mô sụn nên bắt đầu phát triển mô xương, sự tăng trường xương này bao phủ khu vực bị hư hại nhưng các xương được hình thành không đồng đều và có cạnh sắc nhọn, gây đau đớn và trở ngại cho việc di chuyển. Quá trình này xảy ra ở đầu gối làm cho đầu gối xuất hiện gai xương hay còn gọi là bệnh gai khớp gối.
1. Nguyên nhân gây gai khớp gối
Như đã đề cập trên, nguyên nhân gai khớp gối là sự cố gắng sửa chữa những hư hại bằng cách xây dựng thêm xương để đáp ứng với căng thẳng và áp lực làm sụn và xương trong khớp bị hao mòn theo thời gian.
Ngoài phạm vi tác động của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, một số nguyên nhân khác được xác định có thể làm tăng nguy cơ gây bênh gai khớp gối bao gồm:
- Chấn thương: Chấn thương do thể thao hoặc tai nạn có thể dẫn đến những tổn thương khác nhau cho đầu gối. Nếu chấn thương không được theo dõi và điều trị, bề mặt sụn có thể hình thành các vết nứt, dẫn đến bệnh gai khớp gối và các vấn đề nghiêm trọng khác trong tương lai.
- Di truyền: Di truyền là một khuynh hướng phát triển bệnh gai khớp gối. Nếu trong gia đình bạn có một người thận bị bênh này, nguy cơ phát triển bệnh ở những người còn lại sẽ tăng lên
- Quá tải vật lý: Việc lặp lại thường xuyên các hoạt động thể thao mạnh mẽ, hoặc những công việc nặng nhọc như mang vác các vật nặng hằng ngày có thể làm tổn hại khớp bằng sự hao mòn của sụn.
- Thừa cân: Béo phì hoặc mang thai là yếu tố tạo thêm áp lực căng thẳng lên đầu gối, kết quả có thể gặp phải là sụn khớp gối bị nứt hoặc rách, từ đó gai xương sẽ được hình thành để sửa chữa.
- Bệnh tự miễn: Sự rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch có thể gây ra các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch… Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến khớp gối và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gai khớp gối.
- Thay đổi nội tiết tố: Sự mất cân bằng của hormone (do mãn kinh, mang thai hoặc bệnh tật) cũng có thể dẫn đến các vấn đề chung, trong đó có vấn đề gai xương khớp gối.
Hiểu rõ nguyên nhân gây bênh gai khớp gối là điều kiện cần giúp cho quá trình khám và chữa bệnh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và mang lại kết quả cao hơn.
2. Biểu hiện của gai khớp gối
Quá trình hình thành các tế bào xương ở khớp gối có hai giai đoạn, mỗi giai giai đoạn có triệu chứng riêng:
- Ở giai đoạn đầu: Quá trình diễn ra chậm, khi chuyển động người bệnh có cảm giác đau nhẹ ở đầu gối. Sau đó, các triệu chứng khó chịu này sẽ dần biến mất. Đau xảy ra do gai xương va chạm vào các tổ chức phần mềm (gân, cơ, xương).
- Ở giai đoạn sau: Bệnh tiến triển nặng hơn, cảm giác đau đớn trở nên mạnh mẽ hơn, một cử động dù nhỏ của người bệnh cũng có thể gây đau đớn. Việc di chuyển lúc này sẽ khó khăn hơn nhiều. Bên ngoài, người bệnh có biểu hiện sưng và biến dạng tại khớp gối bị ảnh hưởng.
Trong một số trường hợp, gai xương phát triển có thể gây chèn ép các dây thần kinh lân cận gây tê, cảm giác châm chích, đau cũng như yếu cơ ở vùng ở vùng cơ thể được cung cấp bởi dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp khác, gai xương khớp gối có thể không gây ra các triệu chứng , chỉ được phát hiện ngẫu nhiên bởi các kỹ thuật X – quang khi thực hiện vì các lý do khác. Những gai xương này có thể hình thành do chấn thương trong quá khứ đối với các mô gần đó, chẳng hạn như gân, gây ra tình trạng viêm xương cục bộ, dẫn đến sự kích thích phát triển xương.
Nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn sau, đòi hỏi người bệnh cần có sự can thiệp y tế khẩn cấp. Bởi vì, điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng khuyết tật nếu không được điều trị sớm.
II. Các loại thuốc điều trị gai khớp gối
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị gai khớp gối thích hợp, nhằm ngăn ngừa đau và kiểm soát bệnh như dùng thuốc, chữa bênh gai khớp gối bằng vật lý trị liệu, sử dụng mẹo dân gian hoặc phẫu thuật.
1. Thuốc tây y chữa gai khớp gối
Nếu gai xương hình thành ở khớp gối và gây ra các triệu chứng đau đớn, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên dùng một số thuốc điều trị gai khớp gối như:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau đơn thuần thường được sử dụng trong trường hợp đau trong bệnh gai khớp gối ở mức độ vừa và nhẹ. Thuốc được sử dụng phổ biến là acetaminophen. Trong một số tường hợp đau nặng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng đến các thuốc giảm đau liều cao, giảm đau gây nghiện như codein, morphine.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các thuốc này hoạt động bằng cách cản trở các chất cơ được gọi là prostaglandin, một chất kích thích cảm giác đau đớn, giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Có nhiều loại thuốc NSAID kê toa hoặc không kê toa, một số thuốc phổ biến như aspirin, ibuprofen, naproxen, celecoxib, diclofenac, ketoralac…
- Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ là một trong các thuốc điều trị bệnh gai khớp gối. Các thuốc này hoạt động như các chất ức chế thần kinh trung ương và có các đặc tính làm giãn cơ xương, giảm bớt sự đau đơn do gai xương ở khớp gối. Mục tiểu điều trị của các loại thuốc này là làm giảm co thắt, giảm đau và tăng khả năng vận động của các cơ bị ảnh hưởng. Một số thuốc giãn cơ thường dùng như baclogen, chlorzoxazone, carisoprodol, cyclobenzaprin, dantrolene…
- Thuốc sinh học: Thuốc sinh học cũng được sử dụng cho bệnh nhân bị gai khớp gối nhằm bổ sung các hoạt chất sinh học cho khớp để tăng cường tái tạo sụn, tăng tiết dịch nhờn trong ổ khớp giúp khớp hoạt động trơn tru, tránh tình trạng khô khớp gối, làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.
- Cortisone: Cortisone tiêm trực tiếp vào khớp gối có thể giúp giảm đau và viêm do các gai ở khớp gối và viêm xương khớp khác. Các thuốc này thường có tác dụng nhanh chóng, nhưng tạm thời, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Việc sử dụng dạng thuốc này cần nên được cân nhắc bởi nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng thường xuyên và kéo dài.
2. Đông y trị gai khớp gối
Để hạn chế tác dụng phụ do các thuốc tây y, nhiều người bệnh gai khớp gối đã tìm đến các bài thuốc đông y trị gai khớp gối. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, tiết kiệm chi phí và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.
Tuy nhiên, việc ứng dụng đông y trong điều trị gai khớp gối còn tồn tại một số nhược điểm như liệu trình điều trị lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải thường xuyên kiên trì áp dụng. Bên cạnh đó, trong trường hợp các triệu chứng gai khớp gối tiến triển nặng nề và gây ra các cơn đau dữ dội hơn thì các bài thuốc đông y không phải là một lựa chọn tốt.
Mặt khác, điều trị gai khớp gối bằng đông y muốn đem lại kết quả tốt phải kết hợp với một số phương pháp khác hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt…
III. Cách điều trị gai khớp gối không dùng thuốc
Các thuốc chữa gai đầu gối có thể là lựa chọn phổ biến nhất khi bạn mắc phải chứng bệnh gai khớp gối. Thế nhưng, tùy vào nhiều yếu tố khác nhau mà một số cách điều trị gai khớp gối không dùng thuốc dưới đây có thể được lựa chọn để điều trị.
1/ Chữa gai khớp gối bằng phẫu thuật
Trường hợp điều trị gai khớp gối bằng thuốc không có tác dụng, gai xương làm giới hạn phạm vi chuyển động hoặc hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để cải thiện. Tùy theo mức độ gai xương và vị trí của gai xương mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp. Phẫu thuật chữa bệnh gai khớp gối bao gồm:
Phẫu thuật nội soi khớp gối:
- Cắt lọc, bào, rửa khớp gối
- Khoan kích thích tạo xương (microfrature)
- Cấy ghép tế bào sụn lành vào những vùng sụn bị ăn mòn
Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo:
Phẫu thuật thay khớp gối được chỉ định ở các thể gai khớp gối nặng tiến triển, cản trở chức năng vận động. Thường được áp dụng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.
Mục đích của phẫu thuật điều trị gai khớp gối là loại bỏ các gai xương để cho phép khớp gối được trở lại bình thường, hoặc là loại bỏ áp lực của gai xương lên cơ bắp, gân, dây chằng hoặc thần kinh nhằm giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh, cải thiện và hồi phục chức năng vận động của khớp gối.
2/ Vật lý trị liệu chữa gai khớp gối
Vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường sự khỏe mạnh của cơ bắp, cải thiện tinh linh động của khớp xương, duy trì chức năng di chuyển và giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường. Chính vì những lợi ích trên mà vật lý trị liệu là một phương pháp quan trọng trong kế hoạch điều trị gai khớp gối.
Các liệu pháp vật lý trị liệu được áp dụng để điều trị gai khớp gối bao gồm:
- Massage mô sâu: Xoa bóp các mô xung quanh khớp gối có tác dụng thúc đẩy tăng lưu thông máu đến khớp, loại bỏ chất đội tích tụ và làm thư giãn cơ bắp để phần còn lại của kế hoạch điều trị gai khớp gối bằng vật lý trị liệu có cơ hội thành công hơn.
- Siêu âm: Các sóng siêu âm tác động đến vùng cơ thể bị tổn thương có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, giúp đưa máu đến nuôi dưỡng khớp và các tổ chức xung quanh được nhiều hơn, từ đó làm giảm đau, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng bệnh gai khớp gối.
- Nhiệt và lạnh: Liệu pháp nhiệt có tác dụng giảm đau, kích thích mạch máu lưu thông. Trong khi đó, các gói lạnh lại giúp giảm viêm, sưng đau và cứng khớp do gai khớp gối. Liên tục áp dụng hai liệu pháp này một cách thích hợp có thể mang lại nhiều hữu ích cho người bệnh gai khớp gối.
Ngoài ra, các biện pháp nhiệt trị liệu, điện trị liệu, liệu pháp tắm bùn khoáng cũng có thể giúp giảm đau, duy trì chức năng vận động, làm mạnh gân cốt và ngăn ngừa biến dạng ở khớp gối.
Các bài tập thể dục trong vật lý trị liệu cũng được khuyến nghị trong liệu trình điều trị với tác dụng cải thiện nhanh chóng tình trạng gai khớp gối ở người bệnh. Việc thực hiện các bài tập cần có sự hướng dẫn của chuyên viên hoặc những người có trình độ chuyên môn để đem lại kết quả điều trị tốt hơn.
3/ Chữa gai khớp gối bằng các mẹo dân gian
Gai khớp gối cũng có thể được kiểm soát bằng các mẹo dân gian. Các phương pháp dân gian chữa gai khớp gối được tiến hành bằng các vị thuốc quanh nhà như cà gai leo, củ nghệ, cây đinh lăng, lá lốt… Thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số mẹo dân gian chữa gai khớp gối được nhiều người áp dụng:
Chữa gai khớp gối bằng đinh lăng:
Theo y học cổ truyền, đinh lăng là một vị thuốc quý có tác dụng điều trị gai khớp gối rất tốt. Với khả năng bổ trợ khí huyết, tăng cường lưu thông mạch máu và giảm đau nhanh chóng. Cây đinh lăng được người dân sử dụng làm bài thuốc chữa gai khớp gối như sau:
- Lấy khoảng 30g rễ cây đinh lăng, đem rửa sạch rồi cho vào nồi nước khoảng 2 lít.
- Nấu sôi nước lên cho đến khi nước cạn chỉ còn lại một nửa lượng nước ban đầu.
- Để nguội bớt và dùng nước thuốc này uống mỗi ngày để làm giảm đau nhức khớp xương do gai ở khớp gối.
Cà gai leo trị gai khớp gối
Với công dụng chống viêm, giảm đau cao, loại thảo dược này được nhân dân ta sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh lý xương khớp, trong đó có bệnh gai khớp gối. Người bệnh dùng cà gai leo trị gai khớp gối bằng cách:
- Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 300g cà gai leo, 8 0g lá lốt, 300g thiên niên kiện, 300g thổ phục linh, 100g quế chi, 300g cỏ xước.
- Đem tất cả các vị thuốc này phơi khô và tán nhỏ rồi cho vào hủ thủy tinh có nắp đậy.
- Đổ thêm khoảng 5 lít rượu vào hũ và tiến hành ngâm trong khoang 1 tuần lễ.
- Sau đó, lấy rượu này ra và uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần khoảng 30ml là đủ.
Chữa bệnh gai khớp gối bằng nghệ tươi
Một điều đặc biệt ở nghệ tươi là hoạt chất curcumin có trong nghệ có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa cao, giảm sưng, giảm đau nhức. Đây là loại thảo dược được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau từ làm đẹp cho đến chữa bệnh.
Chữa bệnh gai khớp gối bằng nghệ tươi được dân gian thực hiện như sau:
- Dùng khoảng 2 muỗng tinh bột nghệ pha với lòng đỏ của hai quả trứng gà.
- Cho thêm vào hỗn hợp 2 muỗng dầu dừa và tiến hàng khuấy đều chúng lên.
- Dùng hỗn hợp này để uống hằng ngày và lặp lại thường xuyên trong vòng 1 tháng để có kết quả tốt nhất.
Hầu hết các mẹo dân gian đều mang lại sự cải thiện bệnh ở một mức độ nào đó chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh. Mặt khác, việc sử dụng mẹo dân gian chữa bệnh gai khớp gối chỉ nên áp dụng trong trường hợp vừa và nhẹ, không nên dùng khi bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Cách phòng ngừa bệnh gai khớp gối
Các bệnh về xương khớp cũng như bệnh gai khớp gối rất khó điều trị. Vì vậy ngay từ lúc này chúng ta cần có những biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Cách bảo vệ xương khớp hợp lý bạn nên biết bao gồm:
- Có chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức khỏe. Bổ sung thường xuyên canxi và vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe. Trong chế độ ăn nên hạn chế muối, đường, dầu mỡ,… để tránh hiện tượng tăng cân.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe xương khớp, năng cao sức đề kháng tổng thể để ngăn ngừa khả năng bùng phát bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
- Kiểm soát cân nặng của bạn để giảm tải áp lực của trọng lượng cơ thể lên đầu gối.
- Điều chỉnh tư thế làm việc phù hợp, tránh duy trì các tư thế xấu gây ảnh hưởng không tốt đến khớp gối của bạn.
- Phát hiện và điều trị chỉnh hình sớm các dị tật khớp như lệch trục khớp, khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài…
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là lời khuyến cáo của y tế đến với tất cả mọi người trong vấn đề bảo vệ sức khỏe. Ý thức sớm các nguy cơ gây bệnh để có biện pháp ngăn ngừa ngay từ bệnh chưa xuất hiện là việc rất nên làm, điều này giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và một lối sống tốt đẹp hơn.
KẾT BÀI:
Gai khớp gối không phải là bệnh nan y. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể phục hồi khả năng vận động của khớp gối và sinh hoạt lại bình thường. Để việc điều trị gai khớp gối đạt được thành công, người bệnh nên tuân thủ đầy đủ các chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, tập trị liệu, cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt…
Có thể bạn quan tâm : Cách chữa thoái hoá khớp gối hiệu quả
Thanh Tú (Tổng hợp)
Cho hỏi bệnh viện nào cắt gai khớp gối được ạ