Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình ? [8 lưu ý cần nhớ]

Đánh giá

Câu hỏi: Bị đau thần kinh tọa có tập thể hình được không chắc chắn là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Với các cơn đau luôn thường trực, bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân vận động hằng ngày. Thế nhưng tập thể hình có phải là môn thể thao phù hợp với người bị đau thần kinh tọa hay không thì không phải ai cũng biết.

Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình
Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không? là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc

Bệnh đau thần kinh tọa – biểu hiện bệnh lý

Hầu như bệnh đau thần kinh tọa xuất hiện rất ngẫu nhiên và thời gian phát bệnh dài. Thế nhưng bằng một vài triệu chứng đau thần kinh tọa thường gặp, bạn có thể phát hiện sớm và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Bắt đầu là cơn đau từ vùng thắt lưng, sau đó nhanh chóng lan sang toàn bộ hông, di chuyển xuống đùi hoặc tận gót chân. Hoặc ngược lại, điểm xuất phát của cơn đau là chân, sau đó trở lên thắt lưng.

Điểm chung của cơn đau này là xuất hiện đột ngột hoặc sau khi vận động mạnh. Thỉnh thoảng cơn đau sẽ lên đến đỉnh điểm rồi giảm bớt khi đã nghỉ ngơi. Nhất là khi vừa chơi thể thao, chạy nhanh, mang vác vật nặng,…

Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không
Biểu hiện của đau thần kinh tọa là cảm giác nhức bỏi, tê bì từ thắt lưng lan xuống một bên chân

Hơn nữa, cảm giác đau đớn dữ dội nhất là vào sáng sớm vừa thức dậy và đêm khi ngủ. Kèm theo đó là cảm giác tê bì, nhức mỏi, thậm chí là cứng chân, các khớp ngón hoạt động khó khăn.

  • Đau cột sống: biểu hiện dễ nhận thấy nhất của đau thần kinh tọa chính là cảm giác đau buốt ở thắt lưng. Ở một số ít bệnh nhân có cảm giác đau nhức như bị kim châm, kiến cắn. Kèm theo đó là những triệu chứng sốt nhẹ, sút cân, nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau mất tác dụng,…
  • Teo cơ chân: khi dây thần kinh bị chèn ép, khối lượng cơ sẽ dần bị teo mất. Nhất là với những bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa, việc suy giảm lưu thông máu và cường độ vận động khiến cơ tiêu biến. Người bị teo cơ chân sẽ trông rất mất cân đối – hai chân to nhỏ không đều nhau, đi bước thấp bước cao, khả năng thăng bằng kém, …
  • Đau kèm theo tê bì: bệnh nhân thường bị chuột rút, các đầu ngón tay – chân hoạt động chậm chạp, kém linh hoạt.  
  • Đau cơ mông, đau thắt lưng, đau 2 bên hông sau lưng, đau chân: những khu vực này đều có chung rễ thần kinh, còn được gọi là dây thần kinh tọa. Vì vậy khi các chức năng ở đây xảy ra “trục trặc”, có nghĩa là bạn đang gặp phải nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa.  
  • Mất cảm giác, đại tiểu tiện không tự chủ: trong trường hợp nặng, người bệnh không thể kiểm soát được vận động của cơ thể, tạm mất cảm giác cho đến mức độ mất cảm giác hoàn toàn.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: nguy hiểm nhất là hội chứng chùm đuôi ngựa, tập hợp bộ dây thần kinh cuối tủy sống bị chèn ép dẫn đến cảm giác đau đớn. Hội chứng chùm đuôi ngựa thường sẽ làm bệnh nhân mất cảm giác toàn bộ chi dưới và bàng quang, phải nhập viện ngay lập tức vì cực kì nguy hiểm.  

Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không?

Tập thể hình nhìn chung là bộ môn vận động cùng các dụng cụ. Tập thể hình ngoài khả năng đem lại sức khỏe thì còn giúp người tập có được một hình thể như mong muốn. Phần lớn tập thể hình sẽ hướng đến các dạng bài tập triệt mỡ tăng cơ, giúp cơ thể săn chắc thon gọn hơn.

Nhưng vì để siết cơ và tăng thêm độ dẻo dai cho thân thể nên bài tập thể hình thường phải vận dụng nhiều sức lực để chống đẩy, nâng gập các cơ khớp. Dù rằng bệnh đau thần kinh tọa không phù hợp với các hoạt động mạnh.

Với các dấu hiệu đau thần kinh tọa vừa được nhắc ở phần trên, việc vận động hằng ngày của người bệnh tất yếu sẽ gặp khó khăn và bị cản trở. Không chỉ vậy, bệnh đau thần kinh tọa không thích hợp với những vận động mạnh hoặc cần dùng nhiều sức lực ở hông và tứ chi. Thế nhưng để trả lời chính xác câu hỏi: Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không thì cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác.

Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không
Phụ thuộc vào mức độ bệnh mà quyết định có nên tập thể hình hay không

Bao gồm:

  • Tình trạng bệnh lý: trong một vài trường hợp cụ thể, người bệnh vẫn có thể tập thể hình với những bài tập chuyên biệt.
  • Thể trạng: một yếu tố nữa chính là sức khỏe và cơ thể của người bệnh. Bệnh nhân cần phải đảm bảo rằng cơ thể có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của môn thể thao tập thể hình.
  • Ý kiến của chuyên gia, bác sĩ: chắc chắn rằng bạn đã tham khảo lời khuyên của bác sĩ điều trị và nhận được lời đồng ý.

Những lưu ý tập thể hình khi bị đau thần kinh tọa

Để đảm bảo quá trình tập thể hình diễn ra suôn sẻ và an toàn, bạn buộc phải ghi nhớ những điều lưu ý sau.

1. Không bao giờ bỏ qua bước khởi động

Nhiều người có thói quen bước vào bài tập ngay mà trực tiếp “phớt lờ” những động tác khởi động căn bản. Nhưng với bệnh nhân bị đau thần kinh tọa, bạn buộc phải thực hiện đầy đủ các bước khởi động căn bản khoảng 10-15 phút trước khi vào tập chính thức. Các bước khởi động sẽ giúp bạn tránh nguy cơ chấn thương khi vận động.

2. Sử dụng đai lưng

Vùng hông, lưng lúc này của người viêm đau thần kinh tọa cấp rất yếu ớt và dễ bị tổn hại. Nếu quyết định tập thể hình, bạn cần đến các quầy bán vật dụng y tế để hỏi về đai lưng. Đai lưng sẽ giúp bạn cố định khớp xương và giảm bớt sức nặng của cơ thể lên xương sống.

3. Tập cùng huấn luyện viên

Bạn nên rèn luyện với một chuyên viên thể hình riêng biệt. Các huấn luyện viên sẽ biết cách giúp bạn hạn chế các cơn đau khi tập và hướng dẫn cách thực hiện bài tập chính xác, đúng đắn.

4. Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng

Hãy nhớ rằng không được nâng đẩy tạ nặng, không được chống đẩy liên tục trong thời gian dài. Thay vào đó, bạn hãy tìm đến các bài tập phù hợp, có cường độ nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe mà không gây ảnh hưởng chèn ép đến dây thần kinh tọa. Bạn sẽ thực hiện bài tập theo mức thang. Nghĩa là từ nhẹ và nâng dần đến nặng vừa phải để cơ thể có thể thích nghi từ từ.

5. Không quá sức khi tập

Chỉ nên rèn luyện 40-60 phút/ngày với các bài tập thể hình theo hướng dẫn. Tránh việc tập quá sức vì sẽ khiến các cơ khớp nhức mỏi, tăng thêm cơn đau.

Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không
Lựa chọn các bài tập phù hợp, nhẹ nhàng

6. Không dùng thuốc tăng cơ, thuốc kích thích

Các nhóm thuốc tăng cơ bắp, sữa tăng cơ,… đều tiềm ẩn những nguy hại đến sức khỏe. Chưa kể việc tăng cơ bắp đột ngột sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, khiến bệnh đau thần kinh tọa càng thêm nghiêm trọng và nguy hiểm.

7. Xoa bóp và ấn huyệt

Sau khi tập thể hình, bạn nên dành một ít thời gian để thả lỏng cơ. Các biện pháp có thể giúp bạn thư giãn là: ngâm nước ấm, dùng dầu xoa bóp, day ấn các huyệt đạo, …

8. Kiểm tra định kỳ

Cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ và theo dõi sát sao các chuyển biến của bệnh trạng. Không nên tự ý bỏ khám hoặc làm trái với nguyên tắc vận động đã được bác sĩ khuyến cáo.

Như vậy, bị đau thần kinh tọa có thể tập thể hình nhưng với một cường độ và tần suất hợp lí. Vận động vừa đủ và đúng cách sẽ giúp việc lưu thông máu tốt hơn, giảm bớt các cơn đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh thần kinh tọa hiệu quả. Tuy nhiên tập thể hình vẫn là một bộ môn vận động loại nặng, nên khống chế thời gian tập luyện và kiểm soát bài tập để đảm bảo an toàn.  

 

Cập nhật lúc 20:31 - 12/02/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan