Bị đau dây thần kinh tọa khi mang thai Đặc biệt lưu ý 7 điều sau

Đau dây thần kinh tọa khi mang thai là bệnh lý phổ biến tuy nhiên không hẳn mẹ bầu nào cũng biết cách khắc phục những triệu chứng từ bệnh.

Các triệu chứng này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không tiến hành khắc phục, cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi có thể gặp nhiều bất lợi. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp mẹ bầu chủ động trong việc giảm cơn đau và những triệu chứng khác từ bệnh đau thần kinh tọa an toàn và hiệu quả!

Đau thần kinh tọa khi mang thai
Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng thường gặp ở phụ nữ

Đau thần kinh tọa ở phụ nữ mang thai – Vì sao?

Đau thần kinh tọa khi mang thai khiến mẹ bầu phải đối mặt với những cơn đau ở vùng lưng dưới, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Anh – Công tác tại Bệnh Viện Từ Dũ cho biết:

“Hầu hết phụ nữ đều gặp phải cơn đau thần kinh tọa trong thời gian thai kỳ, nhất là từ tháng thứ 5 –  thời điểm thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ. Nguyên nhân bắt nguồn từ những thay đổi sinh lý trong cơ thể mẹ cùng với những thay đổi trong chế độ sinh hoạt.”

Những nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng đau dây thần kinh tọa khi mang thai được Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Anh chia sẻ:

1. Do trọng lượng cơ thể mẹ tăng nhanh

Khi mang thai trọng lượng cơ thể mẹ tăng từ 10 – 15 kg chỉ trong một thời gian ngắn. Vì trọng lượng tăng lên một cách đột ngột nên hệ thống xương khớp không thích ứng kịp khiến áp lực của cơ thể đè nén lên đốt sống và các khớp xương khác.

Đau thần kinh tọa khi mang thai
Trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhanh là nguyên nhân khiến cơn đau thần kinh tọa xuất hiện

Vùng thắt lưng là vị trí phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể mẹ, khiến rễ thần kinh bị chèn ép sinh ra hiện tượng tắc nghẽn. Ngay khi hiện tượng này xuất hiện, cơn đau vùng lưng dưới xuất hiện kèm theo những triệu chứng khác như cơn đau lây lan xuông hông, mông và chi dưới, mẹ bầu khó khăn khi đi lại và thực hiện những tư thế sinh hoạt. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý xương khớp trong thời gian thai kỳ.

2. Hormone thay đổi

Hormone nữ sẽ gia tăng mạnh khi phụ nữ bước vào giai đoạn thai kỳ, estrogen và progesterone tăng một cách đột biến khiến cơ thể có những thay đổi lớn. Những thay đổi này gây chèn ép và làm tổn thương hệ thống xương khớp khiến phụ nữ thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức khắp người.

Vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản sinh hormone relaxin làm giãn xương chậu để chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Sự dịch chuyển của xương chậu có thể gây ảnh hưởng đến xương cùng chậu và đốt sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh.

3. Thai nhi lớn hoặc mang thai đôi

Thống kê từ Bệnh viện Từ Dũ cho thấy, mẹ bầu mang thai đôi có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp gấp 3 lần so với những người mang thai đơn. Điều này cho thấy, trọng lượng thai có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp.

Vào những tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa phát triển nhiều trọng lượng còn nhỏ. Tuy nhiên vào tháng thứ 5 trở đi, thai nhi bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ khiến trọng lượng thai tăng nhanh, gây áp lực lên xương khớp nói chung và vùng lưng dưới nói riêng.

4. Thiếu canxi

Thiếu canxi khi mang thai thường gặp ở tháng thứ 5 khi thai nhi bắt đầu hình thành xương. Nếu ở giai đoạn này mẹ bầu không cung cấp đủ hàm lượng canxi cho cả mẹ và bé, mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng thiếu canxi.

Đau thần kinh tọa khi mang thai
Thiếu hụt canxi trong thời gian mang thai khiến xương khớp suy yếu và dễ đau nhức

Canxi là yếu tố quan trọng để duy trì mật độ xương dày, giúp khớp linh hoạt và chắc khỏe. Khi thiếu hụt thành phần này, xương khớp rất dễ đau nhức và tổn thương bởi những tác nhân từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Cơn đau thần kinh tọa chính là biểu hiện rõ ràng của tình trạng yếu xương khớp mà mẹ bầu cần chú ý.

5. Thói quen sinh hoạt

Những thay đổi trong cơ thể khi mang thai khiến hệ thống xương khớp suy yếu, tuy nhiên những thói quen sinh hoạt xấu lại là nguyên nhân trực tiếp khiến cơn đau xuất hiện.

Đau thần kinh tọa khi mang thai
Những thói quen sinh hoạt không khoa học như ít vận động hoặc vận động quá nhiều khiến cơn đau thần kinh tọa xuất hiện

Một số thói quen sinh hoạt thiếu khoa học mẹ bầu thường gặp như: thường xuyên di chuyển – nhất là những tháng cuối thai ký, ít vận động, đứng hoặc ngồi quá nhiều, đi giày cao gót, thức khuya và ngủ không đúng giờ,…

6. Do những bệnh lý mãn tính

Cơn đau thần kinh tọa khi mang thai có thể xuất phát từ những bệnh lý mãn tính trong cơ thể mẹ. Cùng với những thay đổi sinh học trong thời kỳ mang thai, những bệnh lý này có nguy cơ gây ra cơn đau thần kinh tọa ở dạng cấp tính, bao gồm một số bệnh lý sau: thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa đốt sống thắt lưng, cùng hóa cột sống, gai cột sống hoặc khối u xuất hiện ở tủy,…

Một số bệnh lý không liên quan đến xương khớp vẫn có nguy cơ gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa nhưng tần suất xuất hiện ít hơn như: sỏi thận, vấn đề về bàng quang, tiêu hóa,…

Hầu hết cơn đau thần kinh tọa xuất hiện trong thời gian mang thai ở dạng cấp tính. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tiến hành can thiệp để tránh tình trạng bệnh phát triển, gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Giảm đau thần kinh tọa khi mang thai cần lưu ý 7 điều sau

Vấn đề đặt ra khi giảm đau thần kinh tọa trong thời gian thai kỳ là hiệu quả giảm đau nhanh chóng và độ an toàn cao, vì lúc này mỗi tác động đến cơ thể mẹ đều ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi.

Nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra khi giảm đau bằng những biện pháp điều trị không an toàn, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Anh chia sẻ 7 điều mẹ bầu cần lưu ý sau đây!

1. Sử dụng liệu pháp nhiệt

Thay vì sử dụng những loại thuốc giảm đau gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, mẹ bầu nên sử dụng liệu pháp nhiệt để xoa dịu cơn đau.

Có thể sử dụng túi chườm nóng đặt lên vùng thắt lưng trong khoảng 10 phút để lãm giãn khoảng cách giữa hai đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm và rễ thần kinh. Hoặc ngâm mình trong nước ấm để thư giãn xương khớp, tăng tuần hoàn máu và giải phóng tắc nghẽn giúp mẹ bầu thoải mái, giảm căng thẳng và ngủ sâu giấc hơn.

2. Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là cách chữa đau thần kinh tọa không dùng thuốc, an toàn và phù hợp với phụ nữ mang thai. Thủ pháp này tận dụng lực từ bàn tay và ngón tay để tác động đến mạch máu và dây thần kinh, kích thích dây thần kinh, làm giảm đau nhức, tăng quá trình tuần hoàn máu đến các cơ.

Đau thần kinh tọa khi mang thai
Xoa bóp bấm huyệt là thủ thuật kích thích tuần hoàn máu và các dây thần kinh thư giãn

Nên thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng thắt lưng và vùng hông, đồng thời tác động lực vào các huyệt ở vị trí đau nhức để giảm đau. Có thể kết hợp với dầu xoa bóp để gia tăng hiệu quả. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp giảm tần suất, mức độ của cơn đau và các triệu chứng khác như cứng khớp, tê bì,…

3. Tập yoga

Tập yoga là bộ môn luyện tập thích hợp với phụ nữ mang thai, với số lượng động tác đa dạng, mẹ bầu có thể lựa chọn được động tác có cường độ phù hợp với thể trạng.

Đau thần kinh tọa khi mang thai
Yoga giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt và giảm nhức mỏi do đau thần kinh tọa gây ra

Tập yoga không chỉ gia tăng độ dẻo dai của các cơ và khớp mà còn giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu, hạn chế áp lực lên các khớp xương gây ra tình trạng đau nhức. Yoga giúp mở rộng xương chậu và tăng độ linh hoạt của khớp háng, giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong kỳ sinh nở.

4. Sử dụng đai nâng đỡ

Đai nâng đỡ được sử dụng khi bụng bầu có trọng lượng quá lớn, kéo phần cơ thể mẹ xuống gây ra đau nhức dữ dội.

Sử dụng đai nâng đỡ làm giảm áp lực của thai nhi lên vùng thắt lưng, giúp mẹ bầu giảm đau thần kinh tọa hiệu quả. Dùng đai nâng đỡ còn hạn chế được những cơn đau khớp háng, khớp gối,… thường gặp trong thời gian mang thai.

5. Thay đổi thói quen

Một vài thói quen sinh hoạt của phụ nữ mang thai tạo điều kiện thuận lợi cho các cơn đau xương khớp xuất hiện. Vì thế, việc cải thiện những thói quen này là vấn đề cần thiết nếu muốn khắc phục đau dây thần kinh tọa khi mang thai hiệu quả.

Đau thần kinh tọa khi mang thai
Thay đổi những thói quen xấu sẽ giúp giảm áp lực lên vùng thắt lưng

Mẹ bầu không nên di chuyển hay mang vác nặng, nên sử dụng gối chuyên dụng khi ngủ để hạn chế đau nhức, không ngồi xổm hay đứng lâu – những thói quen này khiến áp lực lên xương khớp tăng và cơn đau có xu hướng tăng mạnh về tần suất và mức độ. Chỉ với việc thay đổi những thói quen thiếu khoa học, mẹ bầu sẽ nhận thấy bệnh tình có những chuyển biến tích cực.

6. Dành thời gian nghỉ ngơi

Những người lần đầu mang thai thường có nhiều suy nghĩ và lo lắng trước thiên chức làm mẹ. Lo lắng nhiều khiến dây thần kinh căng thẳng, mẹ bầu thường xuyên mất ngủ và mệt mỏi, tình trạng này khiến cơn đau nhức xương khớp có cơ hội phát sinh.

Nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể và xương khớp được thư giãn, nhất là thời gian sắp sinh. Nếu có nhiều lo lắng, mẹ bầu nên chia sẻ với bạn đời và người thân để loại bỏ những căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực. Dù không trực tiếp, song yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến sự phát triển và cảm xúc của thai nhi. Phụ nữ mang thai cần đảm bảo cả về sức khỏe và tâm lý để trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất.

7. Chủ động tìm gặp bác sĩ

Những vấn đề trong cơ thể của phụ nữ mang thai có thể là lời cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm. Cần quan tâm và chú ý đến những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện và tiến hành khắc phục.

Ngay khi nhận thấy cơn đau kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu chấm dứt hoặc xuất hiện những triệu chứng nặng nề khác, mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và vấn đề gặp phải.

Khác với người bình thường, những vấn đề trong cơ thể mẹ có mức độ nguy hiểm và khó điều trị hơn, nếu không tiến hành chữa trị ngay vấn đề có thể phát triển nghiêm trọng và không thể khắc phục hoàn toàn. Một vài trường hợp nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến thai nhi, vì thế mẹ bầu cần cẩn trọng với những biểu hiện của cơ thể.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về vấn đề đau dây thần kinh tọa khi mang thai và những cách khắc phục cơn đau an toàn. Hy vọng qua bài viết, mẹ bầu có thể chủ động ứng phó khi cơn đau xuất hiện.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 10:49 - 27/01/2019

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan