Cách xử lý nhanh khi bị bong gân

Bị bong gân khi hệ thống dây chằng bị kéo giãn quá nhiều, nguyên nhân có thể do váp, bị ngã, tai nạn,… Thường gặp nhiều nhất là bong gân cổ chân hoặc cổ tay. Nếu gặp phải tình huống này bạn nên biết cách xử lý phù hợp, không chỉ để giảm đau đớn mà còn hạn chế nguy chứng về sau.

Triệu chứng bong gân cần nhận biết

Bong gân khá giống với biểu hiện khi bị gãy xương nên cần hiểu rõ mới phân biệt chính xác và có cách sơ cứu đúng đắn. Những dấu hiệu điển hình nhất nếu bị bong gân:

xu-ly-nhanh-khi-bi-bong-gan (3)

– Đau và mức độ sẽ tăng lên nếu di chuyển, hoạt động. Một lúc sau thấy thâm tím.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

– Cảm giác nhói đau giống như có dòng điện giật tại ngày chỗ gân bong, khớp trẹo.

– Mất cảm giác, thấy tê dại ở vùng tổn thương, tạm thời không còn thấy đau.

– Nếu không có biện pháp khắc phục nhanh thì 1 tiếng sau cơn đau sẽ trở lại và cũng bị nhói như điện giật.

– Vùng quanh khớp bị sưng tấy.

– Có chảy máu ở trong cùng với biến loạn vận mạch, da chuyển qua xanh nhợt.

Hướng dẫn xử lý và cách chữa bong gân hiệu quả

1. Xử lý nhanh khi bị bong gân

– Băng ép vết thương: dùng gạc, nẹp để thực hiện. Bước đầu tiên này rất quan trọng, chúng giúp cố định các khớp, giảm đau đớn và hạn chế mức độ sưng tấy từ đầu.

xu-ly-nhanh-khi-bi-bong-gan (2)

– Bước tiếp theo là chườm lạnh. Dùng đá nhỏ cuốn trong khăn sạch rồi áp trực tiếp lên vết thương hoặc có tể nhúng khăn vào xô nước đá cũng được. Nên nhớ chỉ chườm lạnh chứ không chườm nóng.

– Nếu bị bong gân chânthì kê cao tầm 10cm bệnh nhân đang ngồi thì đạt chân cao ngang với hông của họ. Bị bong gân cổ tay thì băng nẹp, luồn dây treo tay ở ngực, người gặp nạn ở tư thế nằm thì đặt tay họ lên bụng.

– Nếu cần thiết có thể cho nạn nhân dùng các thuốc chống viêm với thuốc giảm đau nhưng cần có sự hướng dẫn, tư vấn của người có chuyên môn.

– Bước cuối là đưa người bệnh đến bệnh viện để chụp X-quang, xử lý và phục hồi vết thương hoàn thiện.

2. Chia sẻ thêm cách chữa bong gân bằng mẹo dân gian

xu-ly-nhanh-khi-bi-bong-gan (1)

Cách 1: nhặt hái lá của cây nhãn rồi mang sấy khô. Lá này giã nhuyễn ra rồi khuấy vào bột chín sẽ có hỗn hợp hồ đặc. Mỗi ngày múc lượng hồ vừa đủ đắp lên vết thương, cứ 3 tiếng lại đắp 1 lần.

Cách 2: 30g lá gấc, 100g lá tầm gửi, 15g gạch non. Gạch đem tán càng nhuyễn càng tốt, 2 loại lá giã nát rồi cho gạch vào trộn đều. Đổ hỗn hợp này lên lá bàng hoặc một mẩu lá chuối, dàn đều khắp rồi áp vào vết thương, băng bó để cố định chúng. Thực hiện 1 ngày 1 lần sẽ giúp trị bong gân hiệu quả.

Cách 3: gừng tươi 20g, dây bí đỏ 50g. Cả 2 cùng giã nát rồi đắp vào chỗ bị bong gân. lấy gạc mỏng để cột nhẹ để thuốc không rơi ra ngoài. Để nguyên như vậy, thỉnh thoảng nhỏ lên lớp gạc một chút rượu loãng. Một ngày đắp thuốc 2 lần.

Cách 4: Một bó hẹ tươi ngâm rửa cho sạch, khi ráo nước thì đem đi giã nát, đắp trực tiếp vài vị trí gân đau. Mỗi ngày đắp lấy 1-2 lần sẽ giúp giảm thiểu các cơn đau nhanh chóng.

Cập nhật lúc 11:01 - 23/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan