Viên xương khớp Vạn Khang có tốt không ?

“Nhờ ban biên tập tư vấn giúp em viên xương khớp Vạn Khang có tốt không? Em đang có ý định mua sản phẩm cho mẹ dùng, mẹ em bị phong tê thấp đã nhiều năm nay. Sắp đến mùa lạnh nên em sợ những cơn đau do bệnh lại tái phát. Mỗi lần như vậy mẹ rất khó khăn để đi lại, lúc nào cũng phải chườm nóng rồi xoa bóp mới bớt. Nên em rất mong ban biên tập tư vấn giúp em về sản phẩm này!”

Trịnh Song Phương, 23 tuổi, Nam Định

Chào bạn,

Chúng tôi sẽ trình bày những thông tin về sản phẩm viên xương khớp Vạn Khang ngay sau đây. Bạn dựa vào thành phần, công dụng và đánh giá từ người dùng để cân nhắc xem sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của mẹ bạn hay không.

Viên xương khớp Vạn Khang
Viên xương khớp Vạn Khang

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Tìm hiểu về viên xương khớp Vạn Khang

Viên xương khớp Vạn Khang được sản xuất bởi công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen. Công ty này là cơ sở cung cấp nguồn dược phẩm uy tín cho cả nước. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm này, mời bạn đọc tham khảo những thông tin sau đây.

1. Thành phần sản phẩm

Những thành phần chính trong viên xương khớp Vạn Khang đều xuất phát từ thảo dược thiên nhiên, bao gồm:

Tơm trơng Atao Nenso là loại thảo dược sinh sống ở vùng núi cao, được người dân ở đây sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp. Thành phần phytosterol là thành phần giúp làm giảm hàm lượng acid uric gây ra bệnh gút, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và hoạt huyết. Hiện tại đã có rất nhiều bệnh viện và đại học có chuyên môn về thảo dược đã tiến hành nghiên cứu thảo dược này và chứng minh hiệu quả trên hoàn toàn được kết luật trên cơ sở khoa học.

Bên cạnh đó, Tơm trơng Atao Nenso còn chứa alkaloid – một hoạt chất chống oxy và tăng miễn dịch tương tự corticoid. Đây là thảo dược quý của vùng cao, được phát triển và ứng dụng vào viên uống Vạn Khang.

Thổ phục linh hay còn gọi là củ kim cang, là thảo dược quen thuộc trong Đông Y. Thành phần hóa học bao gồm saponin, tannin đều là những hoạt chất chống oxy hóa và giảm đau hiệu quả. Thố phục linh thích hợp chủ trị các bệnh phong thấp, lợi khớp, có tác dụng giải độc nhờ vào thành phần gosipol.

Dâm dương hoắc – không chỉ được  y học dân gian thừa nhận, loại thảo dược này được khoa học khám phá và tìm thấy nhiều thành phần có lợi cho cơ thể, cụ thể là hệ thống xương khớp. Bên cạnh các thành phần quen thuộc như tannin, phetosterol, linoleic acid, oleic acid, thảo dược này còn chứa glycoside tự nhiên – đây là chất tự nhiên có trong cơ thể người, đóng vai trò quan trọng trong mô sụn và khớp. Khi khớp xương xuất hiện cơn đau tức là thành phần đã bị hao hụt dẫn đến tổn thương. Do đó, việc bổ sung Glycosid giúp cơ thể sản sinh Glucosamine, giúp tái tạo và phục hồi sụn.

Viên uống Vạn Khang còn được bổ sung đỗ trọng vào thành phần, đây cũng là vị thuốc rất tốt cho hệ thống xương khớp. So với các thực phẩm chứa năng trên thị trường, viên uống Vạn Khang có bang thành phần đơn giản và 100% từ thảo dược thiên nhiên.

2. Công dụng và chỉ định

Với những thảo dược trên, viên xương khớp Vạn Khang có công dụng như sau:

  • Tăng cường mật độ xương, tái tạo sụn khớp, giúp duy trì hệ thống xương khớp khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, hiệu quả nhất là bệnh phong tê thấp và các bệnh do thoái hóa xương khớp.
  • Cải thiện các cơn đau khớp cấp tính do chấn thương, rút ngắn thời gian phục hồi.
  • Giúp người bệnh ăn ngon, ngủ sâu giấc.

Chỉ định:

  • Thích hợp với những người cao tuổi, muốn ngăn ngừa loãng xương, cứng khớp,…
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính liên quan đến xương khớp.
  • Người bị tổn thương khớp do tai nạn hoặc vận động mạnh.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không sử dụng viên xương khớp Vạn Khang. Nếu người bệnh có ý định sử dụng song song với thuốc điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

3. Hướng dẫn sử dụng và giá thành

  • Cách dùng và liều lượng sử dụng viên xương khớp Vạn Khang:
  • Dùng 3 viên/ lần, ngày dùng 2 lần
  • Uống trước khi ăn 30 phút

Sản phẩm không chứa thành phần tổng hợp nên không ảnh hưởng đến bao tử. Sản phẩm bao gồm 60 viên nang được bán với giá dao động từ 90 – 100 000 nghìn đồng.

Viên uống Vạn Khang có tốt không? Đánh giá từ người bệnh

Viên uống Vạn Khang là thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nhiều người chân chừ trong việc sử dụng sản phẩm vì không biết hiệu quả sản phẩm có tốt không, một vài đánh giá từ người bệnh sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn tác dụng của viên xương khớp Vạn Khang.

Viên xương khớp Vạn Khang có tốt không
Viên xương khớp Vạn Khang có tốt không? Đánh giá từ người bệnh

Nguyễn Phú Thịnh, 34 tuổi, Nha Trang

“Tôi bị chấn thương khớp gối do chơi thể thao, mất 3 tháng khớp chân tôi mới vận động như bình thường tuy nhiên vào những tối nhiều sương, nhiệt độ giảm mạnh, khớp xương lại xuất hiện những cơn đau. Vì vậy mà tôi mất ngủ nhiều ngày, thể trạng mệt mỏi, bà xã thấy vậy mới tìm hiểu và mua viên xương khớp Vạn Khang để giảm những cơn đau nhưng dùng hết 3 hộp nhưng không thấy hiệu quả. Sau này được người bạn bên Úc gửi về thực phẩm chức năng nội địa Úc thì thấy tình trạng được cải thiện rõ ràng.”

Trần Như Trang, 22 tuổi, Cần Thơ

“Ba mình cũng dùng viên xương khớp Vạn Khang vì thấy quảng cáo và được nhiều người sử dụng. Ba nói cơ thể khỏe hơn, ngủ ngon giấc, vì ba mình không bị bệnh về xương khớp, chỉ uống để phòng ngừa thôi nên chưa thể nói trước hiệu quả sản phẩm tốt hay không.”

Nguyễn Minh Cường, 55 tuổi, Quảng Nam

“Tôi dùng viên xương khớp Vạn Khang qua lời giới thiệu của người bạn. Bạn tôi dùng và thấy hiệu quả tốt nhưng tôi dùng hết 2 hộp những cơn đau vẫn không bớt. Tôi nghĩ hiệu quả của thuốc phụ thuộc nhiều vào cơ địa.”

Hy vọng với những thông tin về sản phẩm viên xương khớp Vạn Khang, bạn Song Phương đã có quyết định trong việc chọn mua sản phẩm hỗ trợ cho ba bạn. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm trong chuyên mục của chúng tôi!

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 21:18 - 20/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan