Bệnh thoái hóa khớp háng & 5 cách điều trị [Tổng hợp]

Thoái hóa khớp háng có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, đó chính là lý do mà người bệnh cần nên tìm hiểu về căn bệnh này cũng như các lựa chọn điều trị thoái hóa khớp háng tốt nhất hiện nay.

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh thoái hóa khớp háng

Thuốc điều trị thoái hóa khớp háng

5 Cách chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả

I. Bệnh thoái hóa khớp háng tổng quan

Khớp háng được bao phủ bởi một cấu trúc trơn láng và đàn hồi gọi là sụn khớp. Cấu trúc này cho phép hai đầu xương của khớp háng trượt lên nhau và di chuyển dễ dàng. Mặt khác, trên bề mặt khớp còn có một lớp màng mỏng gọi là màng hoạt dịch. Lớp màng dịch sẽ sản xuất ra một lượng chất lỏng nhỏ để cung cấp dinh dưỡng và làm bôi trơn sụn, hỗ trợ việc di chuyển khi khớp háng khỏe mạnh bình thường. Bên cạnh đó, phần xương dưới sụn có tác dụng bổ sung thêm dinh dưỡng cho sụn khớp và hỗ trợ sụn trong việc chống sốc và giảm áp lực, giúp khớp háng vận động dễ dàng hơn.

Thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay

Thoái hóa khớp háng xảy ra khi sụn khớp bị hao mòn đồng thời kéo theo những hư hại của các cấu trúc màng dịch và xương dưới sụn. Lúc này, các xương bị cọ sát với nhau và người bệnh sẽ gặp vấn đề trong khi di chuyển bởi đau và một số các triệu chứng khác.

#1. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng là do đâu?

Sự lão hóa tự nhiên được xem là nguyên nhân thoái hóa khớp háng phổ biến nhất, điều đó được thể hiện rõ khi căn bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên và người già. Tuy nhiên, một số các yếu tố như chấn thương, thừa cân béo phì hay lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp háng.

  • Chấn thương: Các chấn thương liên quan đến khớp háng như trật khớp háng, gãy cổ xương đùi… Những đối tượng gặp phải các chấn thương này có nguy cơ gặp phải bệnh thoái hóa khớp háng trong tương lai.
  • Dị tật bẩm sinh: Trong một số trường hợp những người sinh ra đã mắc phải các khiếm khiếm về khớp háng hoặc vùng chi dưới, họ sẽ có khả năng phát triển bệnh thoái hóa khớp háng cao hơn so với những người bình thường khác.
  • Bệnh tật: Biến chứng của các bệnh lý như bệnh tiểu đường, gút, bệnh huyết sắc tố… có thể gây ra thoái hóa khớp háng.
  • Thừa cân, béo phì: Áp lực lên khớp háng ở những người có trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường là rất lớn, điều này càng nguy hiểm khi tình trạng này kéo dài và kết quả là gây ra bệnh thoái hóa khớp háng hoặc một số bệnh lý khác.
  • Lối sống: Chế độ ăn uống không thích hợp, tư thế ngồi làm việc không đúng hoặc phải thường xuyên lao động nặng… tất cả chúng đều là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thoái hóa khớp háng.

#2. Triệu chứng thoái hóa khớp háng là gì?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, rất có thể bạn đã bị bệnh thoái hóa khớp háng:

  • Đau ở khớp háng: Đau ở khớp háng là dấu hiệu thoái hóa khớp háng điển hình mà bạn có thể dễ dàng nhận biết. Cường độ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường đau ở vùng bẹn, lan xuống đùi và đau hơn khi di chuyển. Về sau, cơn đau có thể trở nên dồn dập và đau cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp: Người bệnh sẽ có cảm giác cứng ở khớp háng, triệu chứng này rõ rệt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi bạn nghỉ ngơi.
  • Tiếng kêu ở khớp háng: Khớp háng kêu lục khục là biểu biện của bệnh thoái hóa khớp háng, điều này xảy ra khi hai xương của khớp háng cọ xát vào nhau mỗi khi di chuyển và gây ra tiếng kêu. Ở giai đoạn nghiêm trọng, tiếng kêu ở khớp háng có thể kèm theo những cơn đau đớn vô cùng khó chịu.
  • Sưng khớp: Sự cọ xát của các xương ở khớp háng có thể gây đau và xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm, đặc trưng là sự sưng lên ở khớp háng.
  • Giảm phạm vi chuyển động: Thoái hóa khớp háng khiến cho việc vận động trở nên khó khăn, người bệnh sẽ gặp trở ngại khi thực hiện các động tác như xoay người, gập người hoặc dạng háng…

Các triệu chứng thoái hóa khớp háng có thể diễn biến trầm trọng và nặng nề hơn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc chậm trễ trong điều trị thoái hóa khớp háng có thể gây nên một số các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Chính vì điều đó, việc chẩn đoán sớm bệnh ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh thoái hóa khớp háng và lựa chọn hướng điều trị phù hợp là việc làm cần thiết và quan trọng mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

#3. Chẩn đoán thoái hóa khớp háng bằng cách nào?

Để chẩn đoán thoái hóa khớp háng, bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử bệnh tật của bạn và thực hiện một cuộc kiểm tra thể chất toàn diện, đặc biệt là sự vận động liên quan đến khớp háng để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, để có kết luận cuối cùng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp cận lâm sàng như chụp X -quang, CT, MRI, xét nghiệm máu và kiểm tra dịch khớp háng.

II. Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp háng

Bởi vì các triệu chứng của thoái hóa khớp háng có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn khi sụn bị phá vỡ nhiều hơn. Một số người có thể sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn bằng các thuốc chữa thoái hóa khớp háng trước khi phẫu thuật được chỉ định.

1. Thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp háng

Quản lý các triệu chứng bằng thuốc tây y là một trong những phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh thoái hóa khớp háng.

Thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp háng
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng bằng thuốc tây

+ Thuốc uống

Đối với người có triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các thuốc chữa thoái hóa khớp háng như ibuprofen không kê toa, acetaminophen hoặc naproxen để kiểm soát cơn đau. Những loại thuốc này cũng có tác dụng kháng viêm, vì vậy chúng cũng có thể làm giảm kích ứng dây thần kinh.

Những người bị thoái hóa khớp háng từ trung bình đến nặng có thể cần được chỉ định các loại thuốc giảm đau theo toa và thuốc chống thoái hóa khớp háng.

+ Thuốc tiêm

Bác sĩ có thể tiêm thuốc để giảm đau, những thuốc tiêm bao gồm;

  • Axit Hyaluronic: Loại chất này cung cấp dịch bôi trơn cho các khớp xương của bạn để làm tăng độ ma sát và giảm độ cứng, nhưng loại thuốc này chưa được FDA chấp thuận sử dụng trong khớp háng.
  • Tiêm steroid: Corticosteroid có thể làm giảm viêm, sưng và làm giảm đau. Tuy nhiên, những mũi tiêm này có thể làm mỏng xương xung quanh khớp háng. Ngoài ra, giảm đau có thể chỉ là tạm thời đối với các loại thuốc này.
  • Điều trị huyết tương giàu tiểu cầu: Đây là phương pháp trị liệu mới, bằng cách sử dụng một mẫu máu của riêng người bệnh để tạo ra một nồng độ tiểu cầu máu. Các tiểu cầu sau đó được tiêm vào vùng bị hư hỏng của sụn để giảm đau và tăng tốc độ hồi phục.

⇒ Lưu ý:

Mặc dù việc dùng thuốc chữa thoái hóa khớp háng là phương pháp phổ biến với ưu điểm là tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng, dễ dàng sử dụng. Thế nhưng, nhược điểm của phương pháp này là chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không tác động vào căn nguyên gây bệnh, vì thế không điều trị bệnh dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao.

2. Thuốc Đông y chữa thoái hóa khớp háng

Có lịch sử hình thành lâu đời nên Đông y chiếm một vị trí nhất định trong nền y học nói chung. Lý luận Đông y dựa trên nền tảng Âm Dương, Ngũ Hành, do đó để điều trị bệnh thì cần phải lập lại trạng thái cân bằng của Âm Dương và Ngũ Hành của cơ thể người bệnh.

Đông y chữa thoái hóa khớp háng
Các bài thuốc Đông y mang lại công dụng chữa thoái hóa khớp háng

Đối với bệnh thoái hóa khớp háng, Đông y quan niệm phải ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can Thận và Khí huyết, đồng thời khu phong, tán hàn, trừ thấp thì mới trị khỏi bệnh.

Một số bài thuốc đông y chữa thoái hóa khớp háng được điều chế từ các thảo dược quý hiếm trong tự nhiên như Độc hoạt tang ký sinh thang:

  • Thành phần bài thuốc: Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 12g, Phòng phong 12g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Sinh địa 12g, Bạch thược 12g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g, Quế chi 8g, Tế tân 8g, Đương quy 8g, Tần giao 8g, Cam thảo 6g.
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

⇒ Lưu ý:

Thuốc Đông y đòi hỏi nhiều nguyên liệu quý nên có thể khó kiếm ở một số vùng miền. Chưa kể, việc sử dụng thuốc cũng gặp nhiều bất tiện do người bệnh phải tốn thời gian đun sắc thuốc và mùi vị thuốc khó uống so với thuốc tây y.

Khi lựa chọn áp dụng điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y, bệnh nhân phải thật sự kiên trì, sử dụng thuốc kéo dài để thuốc ngấm vào cơ thể. Có thể thuốc sẽ cho tác dụng chậm nhưng một khi đã có hiệu quả rồi thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn và ít tái phát hơn.

3. Thực phẩm chức năng chữa thoái hóa khớp háng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, điều trị thoái hóa khớp háng về lâu dài nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với một chế độ luyện tập, dinh dưỡng và sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị.

So với các loại thuốc chữa thoái hóa khớp háng bằng tây y thì thực phẩm chức năng sẽ ít tác dụng phụ hơn, bởi vì thành phần của thực phẩm chức năng là từ các thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, dùng thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp háng chỉ mang lại công dụng hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh, tăng cường sức khỏe và nâng cao đề kháng cho cơ thể, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn để chống chọi với bệnh tật.

⇒ Lưu ý: 

Thực phẩm chức năng chỉ là các sản phẩm hỗ trợ, không được gọi là thuốc và cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Điều đặc biệt, hiện nay thực phẩm chức năng đang là mục tiêu kinh doanh của các hãng dược, hàng loạt các sản phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất với đầy đủ nhãn mác, thương hiệu đại trà.

Chính vì vậy, trong quá trình lựa chọn các loại thực phẩm chức năng người bệnh nên chú ý một số điều như: Không chọn các loại thực phẩm chức năng chữa thoái hóa khớp háng không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được nghiên cứu khoa học chứng minh về độ an toàn khi sử dụng hoặc không có cơ chế tạo sụn và xương dưới sụn hiệu quả.

III. 5 Cách chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả

Các chuyên gia có thể khuyến nghị các cách chữa thoái hóa khớp háng dựa trên tình trạng của bạn. Điều này giúp bạn kiểm soát cơ đau và cải thiện tính linh hoạt của khớp xương bị tổn thương. Đọc tiếp để tìm hiểu về các lựa chọn điều trị của bạn cho thoái hóa khớp háng.

#1. Cách chữa thoái hoá khớp háng bằng tế bào gốc

Vào ngày 23/03/2017, trên tờ báo Người Lao Động có đăng tải tin tức về Bộ Y tế chính thức công nhận việc ứng dụng kỹ thuật điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc. Công trình này được nghiên cứu và phối hợp thực hiện giữa Bệnh viên Nhân dân 115 TPHCM, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh và Phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM từ năm 2013 đến 2016.

Cách chữa thoái hoá khớp háng bằng tế bào gốc
Nuôi cấy tế bào gốc để điều trị thoái hóa khớp háng

Với kỹ thuật này, thời gian đầu các tế bào gốc được lấy từ máu hoặc tủy xương để nuôi cấy. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra mô mỡ, nhất là mô mô ở bụng có chứa rất nhiều tế bào gốc, đồng thời việc lấy tế bào gốc ở bụng sẽ đơn giản hơn nhiều so với lấy ở máu và tủy xương.

Sau khi nuôi cấy tế bào gốc, các nhà khoa học tiếp tục phân tách tế bào gốc. Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nội soi nhằm mục đích là làm sạch ổ khớp bị thoái hóa và sau đó là thực hiện thủ thuật bơm tế bào gốc vào.

⇒ Lưu ý:

Phương pháp chữa thoái hóa khớp háng bằng tế bào gốc có khả năng trị triệt để những thương tổn ở sụn khớp và  kích thích các mô phát triển. Tuy nhiên, một nhược điểm khá lớn đối với phương pháp này là  không áp dụng được trên những người bị bệnh thoái hóa khớp háng đi kèm với các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp vì có thể gặp phải những biến chứng, nhiễm trùng nguy hiểm.

#2. Cách điều trị thoái hóa khớp háng bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là một lựa chọn khi các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng nội khoa không đủ đáp ứng yêu cầu điều trị. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu thoái hóa khớp háng gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Tái tạo bề mặt khớp háng: Đây là một lựa chọn phẫu thuật để trì hoãn phương pháp phẫu thuật thay  hoàn toàn khớp háng. Trong tái tạo bề mặt khớp háng, các bề mặt khớp háng bị tổn thương được loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc được thay bằng kim loại.
  • Thay toàn bộ khớp háng: Đây là phương pháp thay hoàn toàn khớp hông bằng các thiết bị nhân tạo.

Tìm hiểu thêm: Khi nào nên mổ thoái hóa khớp háng?

⇒ Lưu ý:Phẫu thuật thay thế khớp háng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Theo kết quả báo cáo của Đại học Washington, tỷ lệ thành côn g 10 năm qua cho ca phẫu thuật thay thế khớp háng là lớn hơn 90%. Thế nhưng, trong và sau quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, huyết khối tĩnh mạch sâu và dẫn đến tắc nghẽn phổi…

#3. Chữa thoái hóa khớp háng bằng các bài tập vật lý trị liệu đặc trị

Liệu pháp vật lý ít tác động cũng có thể giữ cho cơ thể của bạn được linh hoạt và cho phép khớp háng của bạn được di chuyển trơn tri hơn. Các phương pháp tốt trong vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp háng bao gồm:

  • Nhiệt trị liệu: Chiếu ánh sáng hồng ngoại IR, chiếu tia Laser cường độ cao.
  • Châm cứu, xao bóp.
  • Vận động trị liệu.

Mục đích áp dụng phương pháp vật lý trị liệu trong chữa bệnh thoái hóa khớp háng là giúp giảm đau, kháng viêm, kích thích tái tạo mô sụn và cải thiện tính linh hoạt cho khớp xương, đặc biệt là khớp háng.

Chữa thoái hóa khớp háng bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể được đề nghị để điều trị thoái hóa khớp háng

Một số các bài tập chữa thoái hóa khớp háng thường được áp dụng như:

Bài tập 1:

  • Nằm ngửa trên sàn tập, hai chân khớp lại, dùng hai tay ôm vòng qua hai chân, co hai khớp gối lại và kéo sát vào ngực.
  • Thực hiện động tác kết hợp với hít sâu và thở ra khi bạn nhẹ nhàng để chân lại vị trí ban đầu.
  • Lặp lại động tác này khoảng 30 lần trong một lần tập, các lần cách nhau khoảng 5 giây.

Bài tập 2:

  • Ngồi trên sàn, hai lòng bàn chân chạm vào nhau, hai đầu gối dang rộng về hai bên để tạo thành hình thoi.
  • Dùng hai tay nắm lấy hai bàn chân và từ từ kéo hai bàn chân sát vào háng cho đến khi hết sức chị đựng của bạn.
  • Lặp lại động tác này trong 15 lần trong mỗi lần tập để cải thiện hoạt động của khớp háng.

⇒ Lưu ý: 

Để giúp sự cải thiện của khớp háng đi theo chiều hướng tốt và giảm thiểu những nguy cơ chấn thương trong quá trình tập, bạn nên thực hiện các bài tập trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ, khi thấy đau thì dừng ngay.

#4. Chữa thoái hóa khớp háng bằng cây cỏ

Sử dụng các vị thuốc quanh nhà để chữa bệnh là một trong những cách chữa bệnh rất quen thuộc của người dân Việt Nam ta. Đối với bệnh thoái hóa khớp háng, dưới đây là một số bài thuốc nam được được lưu truyền bao đời cho đến nay vẫn được nhiều người áp dụng:

+ Thuốc chữa thoái hóa khớp háng từ cây cỏ xước

Từ thời xưa, danh y Tuệ Tĩnh đã dùng rễ cây cỏ xước thay cho vị thuốc Ngưu tất – một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh khớp trong Đông y. Ngoài ra, trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố GS.TS. Đỗ Tất Lợi cũng có nói, cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu ứ, làm lưu thông huyết, mạnh gân xương, bổ can thận… Nhiều nghiên cứu cũng nhận thấy, rễ cỏ xước có chứa saponin giúp giảm đau và kháng viêm, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Để dùng cỏ xước chữa thoái hóa khớp hàng, người xưa dùng rễ cỏ xước sắc lấy nước uống hằng ngày hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác theo liều lượng như sau:

  • Thành phần bài thuốc: 12g cỏ xước, 12g cây mắc cỡ, 12g thổ phục linh, 12g hà thủ ô, 10g sài đất, 10g lá lốt, 8g thiên niên kiện, 18g sinh địa, 8g quế chi.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch và cho vào ấm sắc thuốc, cho thêm nước ngập rồi sắc thuốc đến khi còn lại 1/2 thì uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc.

+ Thuốc chữa thoái hóa khớp háng từ dây đau xương

Theo Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng khám Đông y chùa Cảm Ứng, Hà Nội) cho biết, về mặt dược lý, dây đau xương có vị hơi đắng, tính mát, với tác dụng thông kinh mạch, dẻo gân cốt, thanh nhiệt, lợi thấp nên được dùng để chữa các chứng đau nhức mỏi gân cơ xương khớp. Trong điều trị bệnh thoái hóa khớp háng, dây đau xương được sử dụng theo 2 cách sau:

  • Thuốc uống từ dây đau xương: Đem 20g dây đau xương đã được sao vàng hạ thổ sắc nước uống hoặc sắc chung với 20g lá lốt và 20g cây mắc cỡ để uống trong ngày, chữa thoái hóa khớp háng.
  • Thuốc đắp từ dây đau xương: Đem dây đau xương, lá lốt tươi, gừng tươi, lá lưỡi hổ với liều lượng bằng đau rửa sạch, giã nhuyễn trộn với giấm hoặc rượu rồi đắp lên vùng khớp háng bị thoái hóa.

⇒ Lưu ý:

Các bài thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, an toàn cho cơ thể và ít để lại tác dụng phụ so với thuốc Tây y. Tuy nhiên, thuốc nam chỉ có tác dụng giảm đau nhức, giảm sưng viêm, không có tác dụng ngăn chặn thoái hóa khớp nên chỉ phù hợp với người bị thoái hóa khớp háng ở giai đoạn nhẹ, mới phát. Trường hợp thoái hóa khớp nặng có thể cho hiệu quả chậm và không rõ ràng.

#5. Cách chữa thoái hóa khớp háng với chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống kém có thể làm tăng tình trạng viêm và sưng đau ở người bệnh thoái hóa khớp háng. Ngoài ra, dinh dưỡng không hợp lý có thể làm tăng các enzym phá hủy collagen và các protein quan trọng để duy trì sự khỏe mạnh của mô.

Cách chữa thoái hóa khớp háng với chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng hằng ngày có tác động đến người bệnh thoái hóa khớp háng

Do vậy, cung cấp một chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng. Điều này được thể hiện rõ ràng qua việc bổ sung các thực phẩm kháng viêm tự nhiên, chúng cung cấp các axit béo tiết yếu, chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm đau, giúp mô khỏe mạnh và góp phần hình thành xương.

Hãy lên kế hoạch cho mỗi bữa ăn của bạn bằng những thực phẩm sau:

  • Rau tươi (tất cả các loại): Tối thiểu là 4 – 5 phần ăn mỗi ngày.
  • Trái cây: 3 – 4 phần ăn mỗi ngày.
  • Các loại thảo mộc, gia vị như: Trà, nghệ, gừng, húng quế, trà xanh.
  • Thực phẩm chứa probiotic: Sữa chua, kim chi, dưa chuột ngâm, dưa cải muối…
  • Cá (cá hồi, cá trích, cá thu…), rau lá màu xanh đậm, các loại hạt chứa nhiều axit béo omega-3.
  • Vitamin D được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ người bệnh bị thoái hóa khớp, vì vậy hãy cân nhắc việc bổ sung sữa tươi nếu có thể.
  • Chất béo lành mạnh: Dầu dừa, bơ, dầu ô liu, hạt hướng dương…
  • Nước dùng xương: Tức là các loại nước hầm xương, chúng chứa nhiều collagen giúp duy trì các khớp khỏe mạnh.

Ngoài ra, hãy hạn chế hoặc loại bỏ các loại thực phẩm này:

  • Dầu thực vật tinh chế (như dầu hạt cải, ngô, dầu đậu tương có nhiều axit béo omega06)
  • Thịt gia cầm và trứng thông thường có chứa các hormone, kháng sinh và omega-6 thúc đẩy quá trình viêm.
  • Carbohydrate tinh chế và cacf sản phẩm ngũ cố đã chế biến, các loại đường bổ sung (được tìm thấy trong phần lớn các đồ ăn nhẹ đóng gói, bánh mì, gia vị, các đồ hộp, ngũ cốc, vv… )
  • Các chất kích thích, đồ uống chứa nhiều gas, cồn.

KẾT LUẬN: 

Từ những thông tin, chúng ta có thể thấy được rằng, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh mãn tính của mình. Điều trị thoái hóa khớp háng nội khoa hoặc ngoại khoa cân thiệp là hai phương pháp chính yếu.

Có rất nhiều người cảm thấy bệnh tình của mình được thuyên giảm rõ rết sau khi dùng thuốc, tập thể dục hay áp dụng các bài thuốc nam. Tuy nhiên, cũng có không ít người phải can thiệp phương pháp phẫu thuật vì tình trạng bệnh diễn biến nặng nề và trầm trọng.

Điều quan trọng chúng ta nên nhớ là hãy nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mình để được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Điều này giúp bạn đặt ra một kế hoạch điều trị cụ thể cho mình và tất nhiên, triển vọng điều trị bệnh của bạn sẽ có nhiều khả năng hồi phục hơn khi tiến hành điều trị bệnh ở giai đoạn muộn.

Lối sống của bạn cũng có thể góp phần làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng. Do vậy, thay đổi lối sống và điều trị y tế là cách tốt nhất để bạn có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình.

Biên soạn: Như Quỳnh

Có thể bạn chưa biết : Hành trình chữa khỏi bệnh đau, thoái hoá khớp gối bằng bài thuốc gia truyền Dòng họ Đỗ Minh

Cập nhật lúc 10:39 - 08/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan