Thực đơn hàng ngày cho người sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Chế độ dinh dưỡng và thực đơn cho người sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là vô cùng quan trọng để hồi phục sức khỏe, nhanh chóng lành vết thương.

Hãy cùng chuyên khoa xương khớp tham khảo chế độ ăn uống và cách chăm sóc hậu phẫu cho người mổ thoát vị đĩa đệm thông qua bài viết dưới đây:

I: Ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Mai Như – Khoa dinh dưỡng bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người sau khi mổ. Vì các dưỡng chất sẽ cung cấp những thành phần thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

Thực đơn sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Thực đơn sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là đều hết sức quan trọng cho người bệnh.

Còn đối với bệnh thoát vị đĩa đệm sau khi mổ thì nên bổ sung các thực phẩm sau đây để giúp cho xương khớp thêm chắc khỏe và giảm đau nhức:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

1. Nhóm thực phẩm giàu canxi

Canxi là dưỡng chất có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của hệ thống xương khớp và cơ bắp. Những người bị loãng xương hay sau mổ thoát vị đĩa đệm cần bổ sung đầy đủ lượng canxi vào trong cơ thể.

Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: Cá, tôm, cua đồng, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành, các loại rau sẫm màu như rau bina, rau diếp, súp lơ… từ đó có thể giúp cho xương khớp dẻo dai và chắc khoẻ, hỗ trợ tốt quá trình phục hồi sau khi mổ.

2. Nhóm thực phẩm giàu sinh tố và khoáng chất

Sau khi mổ, cơ thể người bị thoát vị đĩa đệm cần bổ sung 1 lượng khá lớn các khoáng chất và vitamin nhằm tăng sức đề kháng và chống những phản ứng gây viêm nhiễm cho vết mổ.

Một số thức ăn giàu vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong: Các loại quả có múi như cam, bưởi, dâu tây, cà rốt, bí đỏ, đu đủ… rất tốt cho bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm:

  • Vitamin D: Tăng cường khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi giúp cho xương được nuôi dưỡng hoàn hảo, bảo vệ khung xương và tăng sức mạnh cơ bắp. Ngời bệnh nên ăn nhiều pho mát, dầu gan cá, trứng, tôm, hàu, ngũ cốc…
  • Vitamin C: Giúp giảm đau, kháng viêm và hạn chế thoát vị đĩa đệm tái phát. Các loại quả cần bổ sung như: Cam, ổi, bưởi, chanh dây, kiwi…
  • Vitamin E: Giúp bệnh nhân giảm đau và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn các loại hạt, ngũ cốc, bơ, cà chua, khoai lang, bông cải xanh… để việc phục hồi tiến triển tốt nhất.

3. Nhóm thực phẩm giàu Omega – 3

Những thực phẩm giàu Omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu Olive, quả hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt hướng dương, vừng, quả óc chó, đậu nành… rất cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe và quá trình lành vết thường của người  sau mổ thoát vị đĩa đệm.

Hoạt chất béo Omega – 3 khi được nạp vào trong cơ thể sẽ có quá trình phân hủy để biến đổi thành chất Prostaglandin với tác dụng chống lại các phản ứng phản vệ gây viêm ở vết thương và giảm thiểu những cơn đau tại miệng vết thương.

4. Nhóm thực phẩm giàu Chondroitin và Glucosamine

Glucosamine và Chondroitin là một trong những dưỡng chất quan trọng có công dụng giúp tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, đồng thời tiết ra chất hoạt dịch để bôi trơn khớp xương.

Bạn có thể tìm thấy những chất này trong nước hầm xương ống hay sụn sườn. Nên ăn canh hầm xương 1 tuần khoảng 2 – 3 lần để giúp hệ xương khớp phục hồi và dẻo dai hơn, giảm tình trạng viêm khớp hiệu quả.

dùng nhiều nước hầm xương sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Người sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên dùng nhiều nước hầm xương để hồi phục sức khỏe.

5. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Một số thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cau như các loại rau xanh, bông cải, bắp, yến mạch, khoai tây, bí ngô, các loại đậu hạt… là những thực phẩm mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn sau khi phẫu thuật.

Các loại thực phẩm chứa chất xơ nên phân bổ đều trong các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cơ thể kịp hấp thu, tránh gây tác dụng ngược khiến vết thương trầm trọng hơn.

⇒ Bên cạnh đó, những thực phẩm có hại cho sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần tránh là những đồ chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng, đồ uống có cồn như rượu bia, thuốc lá,cà phê… khiến các lượng dưỡng chất như vitamin và khoáng chất hao hụt, gây viêm và ảnh hưởng để quá trình phục hồi vết thương.

II. Thực đơn cho người sau mổ thoát vị đĩa đệm dễ làm

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng nên tham khảo và bổ sung 1 số món ăn dưới đây nhằm giúp hồi phục sức khỏe cho hệ thống xương khớp:

1. Cháo gà hầm Hoàng Kỳ

#Chuẩn bị:

  • 30g thịt gà
  • 100g gạo tẻ,
  • 15g Hoàng kỳ

Đem Hoàng kỳ rửa sạch, để ráo nước rồi sắc kỹ 2 lần và lấy phần nước thuốc.

Thịt gà đem rửa sạch, thái nhỏ thành từng miếng vừa ăn. Gạo đem vo và nấu với 500ml nước, đợi nước sôi rồi cho gà và hoàng kỳ vào nấu chung.

Sau khi cháo chín thì nêm nếm cho vừa ăn, cho thêm hành ngò và tiêu để kích thích vị giác là có thể dùng.

Món này ăn này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, nhanh chóng giúp người vừa mổ thoát vị đĩa đệm hồi phục sức khỏe.

2. Trứng gà nấu khuấy với đại táo và kỷ tử

#Chuẩn bị:

  • 15g Kỷ tử
  • 5 quả Đại táo
  • 2 quả trứng gà (Nên chọn trứng gà để lứa đầu để nhiều chất dinh dưỡng)
  • Đường trắng

Đem Đại táo bỏ hạt và rửa sạch, sau đó nấu cùng với Kỷ tử kèm theo 250ml nước.

Sau đó, đập trứng gà vào và khuấy đều tay, thêm đường trắng và khuấy 1 chút nữa là được.

Món ăn này nên dùng liền khi còn nóng để bồi bổ lượng máu thất thoát sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

3. Đuôi heo hầm đậu đen

Đây là sự kết hợp rất tuyệt vời, được nhiều chuyên gia đánh giá cao giữa đuôi heo, đậu đen và các vị thuốc bắc nhằm khôi phục vết mổ, tăng cường bổ sung khí huyết và giảm đau nhức.

Đuôi heo hầm đậu đen
Đuôi heo hầm đậu đen được nhiều người dùng hồi phục sức khỏe sau thoát vị đĩa đệm.

#Chuẩn bị:

  • 1 Đuôi heo
  • 100g đậu đen
  • 5g Tục đoạn
  • 15g Đỗ trọng

Đuôi heo đem trụng sơ nước sôi, cạo sạch lông và chất dơ, sau đó thái thành từng khoanh vừa ăn.

Đậu đen, Tục đoạn, Đỗ Trọng đem nấu chung với 200ml nước. Đợi nước sôi thì cho đuôi lợn vào hầm chung khoảng 150 – 20 phút.

Sau đó nêm nếm gia vị và đem ra dùng, có thể uống thay canh hàng ngày để tốt cho sức khỏe xương khớp, bồi bổ sức khỏe và hồi phục vết mổ.

⇒ Ngoài ra, bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cần lưu ý chăm sóc sức khỏe như sau:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nhưng không phải nằm yên 1 chỗ, nên đi lại nhẹ nhàng để tránh co cứng và yếu cơ.
  • Không làm việc nặng để tránh áp lực lên vết thương khiến vị trí mổ lâu lành.
  • Tập luyện vật lý trị liệu và Yoga nhẹ nhàng để giúp vết mổ nhanh lành và cơ thể nhanh bình phục.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, muộn phiền, lo âu gây ảnh hưởng sức khỏe.

Trên đây là những thực đơn cho người sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cùng cách chăm sóc sau hậu phẫu, hy vọng bệnh nhân thực hiện tốt để sức khỏe phục hồi nhanh chóng.

Chúc bạn nhanh khỏe mạnh!

Phú Lộc

Đọc thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền – Liệu pháp “vàng” cho sức khỏe

Cập nhật lúc 15:43 - 07/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan