Bệnh viêm khớp vẩy nến và các phương pháp điều trị

Nhiều người cho rằng, bệnh vẩy nến chỉ là bệnh ngoài da không gây nhiều tác hại cho người mắc phải. Tuy nhiên, chứng bệnh này vẫn còn liên quan đến căn bệnh viêm khớp vẩy nến, một loại bệnh tự miễn có triệu chứng khá nặng gây nhiều bất tiện trong đời sống hàng ngày.

Đối với chứng bệnh viêm khớp vẩy nến, người bệnh cần nên phát hiện để thăm khám và chẩn đoán kịp thời, nhằm đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và tiết kiệp chi phí. Sau đây, chuyên khoa xương khớp xin giới thiệu đến chứng bệnh viêm khớp vẩy nến để độc giả cùng tìm hiểu:

I. Tìm hiểu về bệnh viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vảy nến vừa gây nên sự mất thẩm mỹ ở người bệnh vì các mảng đỏ cho da liễu, ngoài ra thì người bệnh còn đau nhức bởi các khớp xương bị viêm nhức, gây tê mỏi khớp xương.

Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Cùng tìm hiểu về chứng viêm khớp vảy nến, nhằm cung cấp cho người bệnh đầy đủ thông tin, từ đó có cách nhìn cụ thể để việc điều trị được tiến triển thuận lợi:

1. Viêm khớp vẩy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến là căn bệnh viêm khớp thường gặp ở người bệnh vảy nến ở mức độ vô cùng nghiêm trọng. Đa phần người bệnh sẽ bị chứng vảy nến, sau một thời gian sẽ gặp chứng viêm khớp vảy nến khi những tổn thương da đã xuất hiện.

Người bị vảy nến sẽ bị viêm khớp vảy nến chiếm đến 38%. Sau khi tổn thương vảy nến thì chứng viêm khớp xuất hiện ở người bệnh lên đến 78%; 13% bệnh nhân bị viêm khớp xuất hiện đồng thời với căn bệnh vảy nến; 6% chứng viêm khớp xuất hiện trước khi chứng tổn thương da xuất hiện do vảy nến và 3% bệnh nhân còn lại là may mắn không bị viêm khớp khi mắc chứng bệnh vảy nến (Và tỷ lệ này khá hiếm).

Bệnh viêm khớp vảy nến gây viêm và đau nhức một số khớp phổ biến như khớp tay, khớp chân, khớp gối, đốt sống cổ, thắt lưng dưới…  cùng với biểu hiện phát ban.

Thông thường, thì chứng vảy nến gây phát ban thường bắt đầu trước khi đau nhức xương khớp, thường thì người bệnh khó nhận biết chỉ khi cơn đau phát triển ở mức độ rõ rệt.

2. Nguyên nhân gây viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vảy nến cũng như bất cứ một căn bệnh nào, đều xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể duy yếu, khiến các nguồn bệnh được dịp tấn công vào các mô khỏe mạnh.

Các phản ứng miễn dịch có dấu hiệu bị biến chứng bất thường, gây nên những phát sinh đột biến cho tế bào da và đau nhức cho tình trạng các khớp xương.

Bên cạnh đó việc suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, các nhà nghiên cứu cho biết các nguyên nhân lâm sàng gây nên chứng viêm khớp vảy nến là do nhiễm khuẩn hay chấn thương cơ học khiến phát khởi nên chứng viêm khớp vảy nến.

Các tổn thương tế bào học ở khớp xương và da có sự tương tự nhau là đều tăng sinh mạch máu, sự thâm nhập của tế bào viêm…

Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết yếu tố di truyền cũng góp phần tạo nên căn bệnh “oái oăm” này. Nếu một thành viên nào trong gia đình đã từng mắc bệnh viêm khớp vảy nến, thì nguy cơ bạn bị mắc chứng bệnh này lên đến 43%.

3. Triệu chứng của viêm khớp vẩy nến

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến khiến có thể đi từ nhẹ đến nặng. Nếu nhẹ thì ảnh hưởng ít hơn bốn khớp trong cơ thể; trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây biến dạng khớp.
Viêm khớp vảy nến thường xuất hiện dưới hai dạng là viêm khớp vảy nến đối xứng và viêm khớp vảy nến không đối xứng. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng đau và sưng các khớp, khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong việc đi đứng cũng như sinh hoạt.
Dưới đây là 1 số dấu hiệu của chứng viêm khớp vẩy nến thường dễ nhận biết:
  • Xuất hiện vảy nến: Trên da người bệnh có những mảng đỏ sần sùi, cỏ mảng trắng bạc, da khô và nứt nẻ, chảy máu…
  • Vảy nến móng tay: Khi bị viêm khớp vảy nên, người bệnh bị vảy nến móng tay lên đến 86%
  • Đau khớp ở 2 bên cơ thể: Thường xuất hiện nhiều nhất ở 4 hoặc nhiều khớp cùng tên ở cả 2 bên như khớp tay, khớp chân.
  • Đau khớp ở 1 bên: Ảnh hưởng ở một bên cơ thể như viêm đau khớp háng, khớp cổ…
  • Viêm khớp phá hủy: Viêm khớp vảy nến thường khiến các khớp xương bị phá hủy, nhất là ở đốt các ngón tay khiến bệnh nhân bị biến dạng khớp hoặc bị tàn phế.

Do đó, khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng kể trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

II. Các phương pháp điều trị viêm khớp vẩy nến

Tại các cơ sở y tế hiện nay, tùy vào thể trạng cũng như điều kiện kinh tế, tâm lý, cơ địa, mức độ bệnh của người viêm khớp vảy nến mà các bác sĩ có thể đưa ra những liệu trình khác nhau để việc chữa trị mang lại hiệu quả tích cực:

Điều trị bệnh viêm khớp vảy nến
Điều trị bệnh viêm khớp vảy nến để khôi phục lại sức khỏe vốn có của bạn.

1. Thuốc uống

Để giảm đau nhức khớp, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc như:

  • Thuốc chống viêm không Steroid: Chỉ định giảm đau và chữa viêm khớp. Thường dùng các loại như diclofenac, naproxen, celecoxib, piroxicam…
  • Thuốc chống thấp: có tác dụng biến đổi bệnh, cải thiện và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.
  • Chất ức chế TNF – Alpha: Chỉ định ức chế các khớp và gân bị sưng.

2. Thuốc bôi da

Để điều trị chứng vảy nến, người bệnh nên làm sạch da bằng nước muối sinh lý để làm sạch vùng bị tổn thương, tróc đỏ do vảy nến.

Sau đó, nên dùng những loại thuốc bôi ngoài da như tacrolimus, betametazon, tarazon, clothrimazol… Tuy nhiên, khi dùng các loại thuốc thì người bệnh cần nhớ không nên dùng quá 7 ngày. Tránh kéo dài gây teo da, giãn mạch, rạn da, suy thận…

Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm da có thành phần Vitamin E để hạn chế tái phát các mảng đỏ.

3. Quang hóa liệu pháp

Liệu pháp quang hóa thường được áp dụng chữa cho người bệnh viêm khớp vảy nến khá hiệu quả:

  • Tia UVB: Tia sáng này hoạt động theo cơ chế ức chế giảm sản xuất các tế bào da vảy nến. Phương pháp này ứng dụng khá tốt ở người bị dị ứng các loại thuốc điều trị ở trên và khá an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Tia Laser: Được dùng để làm sạch vùng da bị tổn thương vảy nến, ngăn ngừa tái phát và thích hợp cho người bị nặng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

♦ Ngoài những cách điều trị ở bên trên, người bệnh nên lưu ý một số điều sau để cải thiện tình trạng viêm khớp vảy nến diễn biến nặng hơn:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, báo cho bác sĩ nếu có những tác dụng phụ xảy ra trong quá trình dùng thuốc.
  • Tập thể dục để tăng cường đề kháng và giúp cơ xương chắc khỏe.
  • Nên chú ý đến các vấn đề bảo vệ xương khớp như chú ý tư thế làm việc, nâng vật nặng bằng 2 tay, đẩy cửa bằng toàn bộ cơ thể thay vì lực của các ngón tay…
  • Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực và đau đớn lên các khớp khi di chuyển. Nên bổ sung canxi từ hải sản, trứng, sữa, tôm, cua, các loại nguồn gốc thực vật…
  • Ngoài việc dùng các loại thuốc giảm đau và thuốc bôi điều trị ngoài da, người bệnh nên nghỉ ngơi để duy trì trạng thái thể chất và tinh thần tốt nhất.

⇒ Để điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến cần phải kiên trì và nghe theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ chỉ định và sống đời sống lành mạnh để cho cơ thể có sức đề kháng chống lại bệnh tình.

Song Lam

Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả

Cập nhật lúc 09:17 - 10/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan