Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh phong thấp phổ biến

Các dấu hiệu của bệnh phong thấp thường gặp nhất đó là xuất hiện u cục tại các khớp, biến dạng khớp, đau nhức xương khớp, đau ở các bắp thịt, mệt mỏi … Nếu bạn gặp các triệu chứng này có thể bạn đã mắc bệnh phong thấp rồi đó. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phong thấp nhé

Trước khi muốn tìm hiểu về các triệu chứng bệnh phong thấp, chúng ta cần hiểu những điều cơ bản nhất về căn bệnh này. Phong thấp hay tê thấp là cách gọi dân gian để chỉ các chứng đau nhức, mỏi các cơ quan vận động của cơ thể. Những dấu hiệu bệnh có thể xảy ra ở khớp, xương, gân, cơ, bắp thịt… Chúng ta có thể hiểu hơn về bệnh này qua quan niệm của Đông y mà y học hiện đại.

Theo Đông y, phong thấp là chứng bệnh xảy ra khi vệ khí của cơ thể bị suy yếu, lức này các yếu tố phong, hàn, thấp là những nguyên nhân gây bệnh chính. Cơ chế hoạt động của bệnh là sự tác động qua da, lông rồi theo đường kinh lạc đi khắp cơ thể. Điều này làm cho hoạt động của khí huyết bị rối loạn, gây tắc nghẽn và ứ trệ. Do đó xuất hiện các dấu hiệu bệnh phong thấp như sưng tấy, đau mỏi và nặng nề ở các khớp xương.

Những triệu chứng bệnh phong thấp thường gặp

Bệnh phong thấp xuất hiện ở cả người già và người trẻ tuổi

Còn theo quan niệm của y học hiện đại cho biết, bệnh phong thấp là căn bệnh về khớp xương và dây thần kinh. Những bệnh có liên quan đến phong thấp như thấp tim, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp, thoái hóa khớp… Phong thấp được đánh giá là bệnh lý khá nguy hiểm vì những triệu chứng bệnh phong thấp xảy ra sẽ gây nên cảm giác đau đớn, nhức mỏi cho người bệnh. Đồng thời, bệnh cũng làm ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như hệ vận động, hệ tim mạch…

5 triệu chứng bệnh phong thấp thường gặp

Bệnh phong thấp là một bệnh lý khá nguy hiểm, biểu hiện bệnh phong thấp thường rất dễ gây nhầm lẫn so với các bệnh lý xương khớp khác. Vì vậy chúng ta cần phải nắm rõ các triệu chứng bệnh phong thấp như sau:

1. Đau nhức tại khớp xương

  • Người bệnh phong thấp thường có triệu chứng đau nhức ở các khớp xương. Những cơn đau thường tập trung nhiều ở các khớp xương tay, xương chân, xương cột sống.
  • Những cơn đau thường không cố định mà có dấu hiệu đau lan từ khớp xương này đến khớp xương khác. Đồng thời khi cử động, các khớp xương phát ra tiếng kêu răng rắc.
  • Tại các khớp xương có thể bị sưng tấy lên và cứng lại làm cho người bệnh đau đớn, gây khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt. Những biểu hiện sẽ xuất hiện rất lâu làm cho các khớp xương càng đau đớn và không thể cử động được nếu không được phát hiện  sớm và chữa bệnh phong thấp kịp thời.

Triệu chứng đau mỏi, tê nhức khi mắc bệnh phong thấp

Triệu chứng đau nhức, tê mỏi tại các khớp xương của bệnh phong thấp

2. Đau ở bắp thịt

  • Không chỉ đau nhức ở các khớp xương mà các bắp thịt cũng đau nhức, đơ lại và trở nên yếu dần đi.
  • Cơn đau bắp thịt thường xảy ra vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy hoặc sau khi người bệnh nghỉ ngơi.
  • Lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác toàn thân bị đơ cứng, đau nhức và mệt mỏi hẳn đi. Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi mắc bệnh.

3. Xuất hiện u cục

  • Những dấu hiệu bệnh phong thấp dễ dàng thấy được tại các khớp xương bị bệnh. Đồng thời vùng dưới da xuất hiện u cục, khi sờ vào có cảm giác đau và cứng.

Triệu chứng tay xuất hiện u cục khi mắc bệnh phong thấp

Xuất hiện u cục ở những khớp bị bệnh phong thấp

  • Kích thước các u cục thường khá nhỏ, nhưng có một số trường hợp nó phát triển to ra đạt đến một kích cỡ lớn. Thông thường các u cục có thể nhỏ bằng hạt đậu, nhưng cũng có thể to bằng quả ổi và gây nên nhiều biến chứng bệnh phong thấp nguy hiểm.
  • Các khớp tay, khớp chân thường tập trung các u cục, thậm chí ở một số bệnh nhân có phát hiện u cục tại phổi.
  • Đồng thời dưới da tại khớp xương đau cũng có thể xuất hiện nhiều nốt đỏ.

4. Biến dạng khớp xương

  • Sự xuất hiện các khối u cục ở vùng da dưới các khớp xương đau, phát triển to lên đến kích cỡ lớn. Điều này làm cho các khớp xương bị mất đi hình dáng ban đầu, thậm chí có thể gây dính khớp.
  • Sự biến dạng của các khớp xương thường diễn ra một thời gian dài sau khi người bệnh bị phong thấp.
  • Những triệu chứng bệnh phong thấp gây nên biến dạng khớp xương, khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

5. Mệt mỏi, sa sút trí tuệ

Không chỉ là bệnh liên quan đến xương khớp, những triệu chứng bệnh phong thấp còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.

Dấu hiệu bệnh phong thấp làm người bệnh mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi, sa sút tinh thần khi bị bệnh phong thấp

  • Dấu hiệu bệnh phong thấp thường được biểu hiện bằng việc sau khi người bệnh lên cơn đau có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi, mất nước, sức lực trở nên yếu đi. Những triệu chứng này làm người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán nản, lười vận động, không muốn ăn uống, sa sút trí tuệ. Như vậy khi mắc bệnh phong thấp, cả sức lực và tinh thần của người bệnh đều không được đảm bảo. Ngoài ra, bệnh phong thấp còn gây rối loạn tự miễn, gây viêm tuyến nước mắt, tuyến nước bọt, viêm màng tim, phổi và ngay cả các mạch máu.

Thể bệnh và những triệu chứng bệnh phong thấp theo Đông y

Chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết về triệu chứng bệnh phong thấp theo quan niệm của Đông y. Theo quan niệm y học cổ truyền, bệnh phong thấp được chia làm 3 thể là thể hàn thấp, thể phong thấp và thể tê thấp

1. Thể hàn thấp

Khi mắc bệnh phong thấp ở thể hàn thấp, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở một hoặc nhiều khớp xương. Lúc này những cơn đau sẽ cố định và không có xu hướng chạy lan sang các khớp khác. Đồng thời càng về đêm hoặc lúc thời tiết lạnh thì các cơn đau sẽ ngày càng nặng nề hơn. Có thể dễ dàng nhận thấy lúc này chân tay của người bệnh thường bị lạnh và các khớp rất khó co duỗi.

2. Thể phong thấp

Còn ở thể phong thấp, bệnh nhân thường bị đau nhức ở nhiều khớp xương hoặc toàn bộ cơ thể. Khác với triệu chứng bệnh phong thấp ở thể hàn thấp, ở thể này các cơn đau sẽ lan từ khớp xương này qua khớp xương khác nếu không có biện pháp can thiệp. Đồng thời, người bệnh cảm thấy mệt mỏi và có thể bị sốt nhẹ.

3. Thể tê thấp

Nếu mắc bệnh phong thấp ở thể tê thấp thì người bệnh sẽ có dấu hiệu đau nhức nặng nề vầ khó khăn trong việc di chuyển. Thậm chí trong trường hợp nặng có thể làm tê liệt một bên cơ thể.

Để được chẩn đoán chính xác bệnh phong thấp, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và thực hiện các xét nghiệm máu, X – quang, ghi cộng hưởng từ, soi khớp, chụp khớp, sinh thiết màng hoạt dịch, sinh thiết xương… và các thủ thuật cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Những triệu chứng của bệnh phong thấp có thể kéo dài trong nhiều năm, khó nắm bắt và điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và biết cách dùng thuốc cũng như biện pháp bảo vệ các khớp, người bệnh vẫn có khả năng cải thiện và hồi phục các cơ quan bị tổn thương. Đồng thời tránh khỏi những biến chứng bệnh phong thấp nguy hiểm xảy ra ở người bệnh.

→ Bạn đọc nên xem thêm:

Cập nhật lúc 17:11 - 28/03/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan