Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp bạn nên biết

Nhiều bệnh nhân còn khá mơ hồ không biết nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp là do đâu. Vì vậy, người bệnh không thể có kế hoạch cũng như phương pháp phòng và chữa bệnh, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng trở nặng hơn. Gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng chức năng vận động của khớp xương, nguy hiểm hơn là tàn phế suốt đời.

Để giải đáp những vấn đề này, chuyên khoa xương khớp sẽ trình bày chi tiết những nguyên nhân gây ra chứng viêm đa khớp dạng thấp để độc giả gần xa có thêm kiến thức phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

I. Những nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp cần lưu ý

Viêm đa khớp dạng thấp là một dạng tổn thương các vùng khớp xương thường gặp, biểu hiện sưng tấy, đau cứng ở một hoặc nhiều khớp xương. Tuy chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng lại khiến bệnh bị biến dạng xương khớp, gây tàn phế và giảm tuổi thọ.

Những nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp
Những nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp mà người bệnh cần biết để phòng tránh.

Theo Tây y, đây là chứng bệnh mạn tính, không đặc hiệu khiến màng hoạt dịch bị ăn mòn, gây nên những tổn thương sụn khớp, khiến các khớp xương bị ăn mòn đến biến dạng, mất chức năng vận động.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Còn theo Y học cổ truyền, chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp là do cơ thể bị các tà khí như phong, thấp, hàn, nhiệt xâm phạm vào cơ, khớp xương, kinh mạch. Từ đó, gây nên chứng khí huyết bị tắc nghẽn gây sưng tấy, đỏ nóng ở các khớp.

Người bị can thận hư yếu lâu ngày làm khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được xương, khiến cho khớp xương bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo không vận động được.

Viêm đa khớp dạng thấp có thể theo người bệnh suốt đời. Nếu bệnh không được điều trị tốt có thể gây tổn hại cho sụn và phần khớp bị tổn thương, khiến bề mặt sụn bị bào mòn và nứt nẻ.

Lâu ngày hình thành các gai xương, làm tăng triệu chứng đau nhức, gây biến dạng khớp. Các nguyên nhân gây chứng viêm đa khớp dạng thấp thường gặp là:

1. Chứng viêm gan siêu vi

Bệnh viêm gan siêu vi B và C gây ra tình trạng viêm đau xương khớp, nếu để lâu ngày mà không được điều trị sẽ trở thành nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp.

2. Do di truyền

Viêm đa khớp dạng thấp cũng có thể xảy ra do di truyền. Một số người có protein phá hủy bệnh trong cơ thể sẽ dễ bị mắc chứng viêm đa khớp dạng thấp cao hơn người bình thường hơn.

Khi bệnh nhân mang gen này thì có nguy cơ khá cao mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp trong tương lai.

3. Do tuổi tác

Nguy cơ viêm đa khớp dạng thấp cũng tỷ lệ cao theo độ tuổi tăng lên, do đó người lớn tuổi có nguy cơ khá cao viêm đa khớp dạng thấp.

Khi cơ thể bị lão hóa, các sụn khớp bị bào mòn, các lớp sụn bị suy giảm chức năng và bào mòn. Hiện nay,  do lối sống có nhiều thay đổi, nên hầu như mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

4. Do bệnh sốt thấp khớp

Khi bị viêm họng hoặc amidan nếu không điều trị đến nơi đến chốn dễ gây nên chứng sốt thấp khớp.

Vi khuẩn lúc này dễ làm cho hệ miễn dịch bị rối loạn, tấn công mạnh mẽ ở các mô và cơ quan khỏe mạnh.

5. Người thừa cân, béo phì

Trọng lượng cơ thể nếu bị dư thừa cũng là khởi đầu của chứng viêm khớp xương, nhất là xương đầu gối vì nơi đây phải chịu đựng áp lực khá lớn từ trọng lượng cơ thể.

Hầu hết các khớp chịu lực từ khối lượng cơ thể như khớp háng, cột sống và thắt lưng… đều bị chứng viêm đa khớp dạng thấp hoành hành.

6. Do chấn thương

Nếu người nào bị chấn thương hoặc có 1 vết thương nhỏ nào bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, vi khuẩn thông qua máu gây nhiễm trùng khớp.

Sự nhiễm trùng lây lan từ khớp này sang khớp kia rất nhanh khiến các triệu chứng bệnh càng nặng nề hơn, nếu không được điều trị đúng cách dễ gây tổn hại sụn khớp, gân…

7. Chứng Lupus ban đỏ

Đây là một loại bệnh xuất hiện khi hệ miễn dịch bị các yếu tố có hại tấn công. Dù nguyên nhân chứng Lupus ban đỏ chưa xác định cụ thể, nhưng các chuyên gia cho rằng có thể là do yếu tố di truyền, cơ thể tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím hoặc một số loại virus.

Theo nghiên cứu từ Đại học Maryland, Hoa kỳ, chứng Lupus ban đỏ là một trong những nguyên nhân gây nên chứng viêm đa khớp dạng thấp.

⇒ Ngoài ra, yếu tố cơ địa và giới tính, môi trường sống… cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng viêm đa khớp dạng thấp ở người bệnh.

II. Những cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp không hề dễ chữa, việc điều trị rất khó khăn và kéo dài đến vài năm thậm chí là điều trị suốt đời.

Do đó, việc phòng ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp dễ dàng hơn là chữa bệnh, độc giả nên phòng ngừa bệnh lý này thì hay hơn việc chờ bệnh “gõ cửa hỏi thăm”:

1. Bổ sung dinh dưỡng cho khớp xương

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, vì vậy nếu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ hạn chế nguy cơ xương khớp bị ảnh hưởng:

  • Bổ sung Canxi

Canxi là dưỡng chất chính cấu tạo nên xương, để phòng bệnh cần bổ sung các dưỡng chất như sữa và chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh màu đậm, thủy hải sản, các loại đậu hạt… để giúp cho xương khớp chắc khỏe.

  • Bổ sung Acid Omega – 3

Dưỡng chất này có tác dụng tăng cường miễn dịch, hạn chế sự phát triển của chứng viêm khớp, giảm triệu chứng viêm đa khớp.

Bệnh nhân nên tăng cường ăn cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu, tôm, cua…

  • Trà xanh và thảo mộc

Trong trà xanh và các loại trà thảo mộc có tác dụng kháng viêm, thanh lọc cơ thể rất tốt cho những người bị viêm đa khớp dạng thấp.

Nên dùng trà xanh thay nước lọc hàng ngày nhằm tái tạo lớp sụn, tăng khả năng chống viêm khớp.

  • Ăn nhiều trái cây Vitamin C

Ăn nhiều trái cây chứa Vitamin C rất tốt cho người viêm khớp, thoái hóa khớp. Nên bổ sung bưởi, chanh, ổi, cam, kiwi, các loại quả mọng, dứa, lê, chuối, dưa hấu…

2. Tập luyện thể dục thể thao

Theo tạp chí sức khỏe Mayo Clinic, việc rèn luyện sức khỏe bằng các môn thể dục nhẹ nhàng làm cho các cơ bắp tăng sức mạnh, hệ xương khớp cũng được dẻo dải, hệ miễn dịch cũng được tăng lên đáng kể.

tập thể dục khi viêm đa khớp dạng thấp
Tập luyện thể dục thể thao ngăn ngừa chứng viêm đa khớp dạng thấp.

Do đó, chúng ta nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ, bơi lội, tập yoga, đánh cầu lông, đi xe đạp, ngồi thiên… vừa giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp, kéo dài tuổi thọ cho hệ xương khớp.

3. Bỏ thói quen xấu

Việc bỏ thuốc lá, rượu bia sẽ giảm đến 47% chứng viêm khớp dạng thấp ở mỗi người, nếu quý trọng sức khỏe, người bệnh nên bỏ ngay những thói quen có hại cho sức khỏe này.

Ngoài ra, việc ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước… cũng là thói quen tốt, giúp cho xương khớp được tái tạo hữu hiệu.

4. Điều trị sớm triệu chứng bệnh

Ngay khi phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như khớp sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, sốt, biếng ăn, người bệnh nên đi đến các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ tư vấn cách điều trị kịp thời.

Việc thăm khám và tầm soát bệnh thường xuyên giúp điều trị bệnh nhanh chóng, giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của viêm đa khớp dạng thấp như biến dạng khớp, xuất hiện khối u, gồ ghề tại khớp bệnh.

⇒ Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho quý độc giả gần xa có cái nhìn khái quát của chứng viêm đa khớp dạng thấp, từ đó có biện pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả.

Song Lam (Tổng hợp)

Đọc thêm: Các bài thuốc nam chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp dễ kiếm

Cập nhật lúc 15:57 - 02/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan