Nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp bạn cần biết

Theo thống kê, có hơn 37% người bệnh không nhận thức được nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp, từ đó không có sự kiêng cử khiến bệnh ngày càng phát triển theo chiều hướng xấu hơn.

Viêm khớp là căn bệnh gây nhiều đau nhức và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống xương khớp và đời sống sức khỏe của người bệnh. Theo số liệu của Bộ Y tế, có hơn 47% dân số Việt Nam đã và đang gặp phải chứng bệnh này. Đây là con số đáng báo động về thực trạng bệnh, nên chuyên khoa xương khớp xin mời quý độc giả theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân bệnh mà chủ động phòng tránh và đẩy lùi bệnh:

I. Nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp cần lưu tâm

Chứng bệnh viêm khớp là tình trạng suy thoái và viêm nhiễm ở các khớp gây tổn thương. Tình trạng này xảy ra ở một hoặc nhiều khớp cùng một lúc gây nên sự tê mỏi, đau nhức và ảnh hưởng khả năng vận động của người bệnh.

nguyên nhân viêm khớp
Nhiều người bệnh còn hoang mang không biết được nguyên nhân viêm khớp để điều trị hiệu quả.

Nhiều người thường nghĩ chứng viêm khớp chỉ gặp ở tuổi già. Tuy nhiên trên thưc tế thì bệnh có thể gặp ở bất kỳ mọi đối tượng nếu không tìm hiểu được nguyên nhân và có biện pháp phòng tránh.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Mời quý độc giả cùng chuyên khoa xương khớp “điểm mặt” một số thủ phạm chính gây nên căn bệnh viêm khớp ngay sau đây:

1. Tuổi tác

Nguyên nhân đầu tiên gây nên chứng viêm khớp không thể không nhắc để là vấn để tuổi tác. Những nghiên cứu khoa học được công bố đã chỉ ra rằng, tuổi của con người càng cao thì xương khớp cũng sẽ càng suy yếu và giòn hơn theo thời gian.

Hai cấu trúc phải đối mặt với sự lão hóa của khớp là phần sụn và xương dưới sụn. Khi lớp sụn bị lão hóa, quá trình tái tạo sẽ giảm đi và quá trình phá hủy lại có phần vượt trội.

Điều này làm cho lớp sụn bị bào mòn và mỏng dần, bong tróc thậm chí là dễ vỡ khi có áp lực. Lúc đó cơ thể chưa kịp thích ứng, sẽ chèn ép phần xương dưới sụn sẽ gây tình trạng đau nhức khi vận động hoặc thay đổi tư thế.

Các khớp đau nhức thường gặp là khớp cổ tay, bàn tay, khớp gối, cột sống, khớp cổ, khớp vai…

Nếu người bệnh không điều chỉnh hoạt động phù hợp với tuổi tác và sức lực thì rất dễ ức chế các cơ và gây nên chứng viêm cơ khớp. Vì vậy, tuổi càng cao thì người bệnh cần tránh làm những việc nặng như khiêng đồ nặng, bốc vác…

2. Thừa cân – béo phì

Theo TS. Bác sĩ Lê Thúy Hạnh – Nguyên giảng viên Đại học Y TP.HCM cho biết, những người bị thừa cân, béo phì thì tình trạng lão hóa sụn khớp, xương dưới sụn tiến triển nhanh hơn so với người bình thường.

Người 35 tuổi nhưng lại bị thừa cân sẽ có tuổi sinh học khoảng 40 tuổi và chứng đau nhức xương khớp sẽ y như một cụ già ngoài 60 tuổi.

Vì lúc này, trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây nên áp lực lên các khớp xương. Nhất là ở khớp gối, khớp hông, khớp xương sống, khớp mắt cá. Các khớp này nếu chịu trọng lượng quá tái của cơ thể sẽ gây ức chế và sinh ra chứng đau nhức.

3. Thời tiết thay đổi

Sự thay đổi thất thường của thời tiết như lúc hanh khô, lúc ẩm ướt, nóng lạnh thất thường… có thể sẽ làm thay đổi độ nhớt trong dịch khớp, giảm khả năng cung cấp máu, sự kết tủa của các muối… khiến cả một môi trường nội môi thay đổi và gây nên chứng đau nhức xương khớp.

Đặc biệt, nếu thời tiết trở lạnh đi kèm với độ ẩm không khí tăng cao thì các cơ, gân và dây chằng có hiện tượng co rút lại; dịch khớp cũng ngừng tiết ra và đông quánh lại khiến sụn khớp không được bôi trơn và khô cứng hơn, gây khó vận động và tăng đau nhức.

Đồng thời, thời tiết lạnh còn làm cho mạch máu co lại, máu cung cấp đến các khớp xương bị hạn chế khiến cho sụn khớp bị yếu đi, dễ bong tróc, làm hai đầu xương dưới sụn cọ xát vào nhau gây đau.

4. Chấn thương

Khi chơi thể thao thì khó mà tránh khỏi những chấn thương. Tuy nhiên, một số vết thương nhỏ ở các khớp không được để ý điều trị dứt điểm.

Lâu dần, những chấn thương này kết hợp với những môn thể thao hoạt động mạnh như quần vợt, đạp xe, đá bóng… khiến các khớp hoạt động liên tục và nhiều áp lực, dẫn đến triệu chứng viêm khớp.

chấn thương gây viêm khớp.
Chấn thương cũng là nguyên nhân gây nên chứng viêm khớp.

5. Lười vận động

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, đời sống con người được vây quanh bởi những thiết bị máy móc nhằm hỗ trợ công việc và giải trí khiến họ ít tham gia các hoạt động.

Khi cơ thể ở một trạng thái nhất định như đứng, ngồi, nằm… trong một khoảng thời gian quá lâu sẽ khiến các cơ, gân bị co cứng. Nếu ta đột ngột vận động sẽ làm các khớp bị mỏi và sinh đau nhức hơn so với bình thường.

Việc ít vận động cũng khiến khả năng tuần hoàn máu đến các bộ phận và các khớp giảm xuống, lượng máu nuôi dưỡng các sụn khớp không đáp ứng kịp nhu cầu, khiến bề mặt sụn khô sần, dễ bong tróc làm thay đổi cấu trúc xương dưới sụn. Lâu ngày dễ gây tổn thương, hư hại và sinh ra chứng viêm khớp.

Bên cạnh đó, luồi vận động khiến chúng ta dễ gặp nguy cơ tăng cân, béo phì. Đây cũng là yếu tố tạo nên nguy cơ thoái hóa khớp, gây viêm khớp như đã nói ở trên.

6. Làm việc không đúng tư thế

Việc làm việc hay học tập không đúng tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng viêm và đau nhức khớp xương.

Nhiều người thường có thói quen ngồi chúi đầu về phía trước hoặc lưng còng cho thoải mái. Tuy nhiên tư thế này gây nên áp lực khá lớn cho cột sống, làm đốt sống bị đè nén, gây nên tình trạng đau lưng, nhức mỏi cổ, thúc đẩy thoái hoá xương khớp diễn ra nhanh, thậm chí gây biến dạng cột sống thắt lưng.

Việc ngồi làm việc trước máy vi tính liên tục cũng làm cho các cơ, khớp bị căng cứng, lâu ngày gây phù nề. Nếu nặng sẽ phải phẫu thuật.

⇒ Những nguyên nhân trên đây là lý do thường thấy khi các khớp khó chịu, giảm khả vận động. Vấn đề viêm khớp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây khó khăn cho công việc, chất lượng cuộc sống. Nếu không khắc phục hoặc điều trị đúng cách, sẽ gây hậu quả khó lường, ảnh hưởng chất lượng sống của bạn về sau.

II. Làm gì để không bị viêm khớp

Người bị viêm khớp, thoái hóa xương khớp thì bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp của bác sĩ thì việc thông qua điều chỉnh lối sống cũng rất quan trọng.

Sau đây là một số cách ngăn ngừa bệnh viêm khớp tiến triển người bệnh nên tham khảo:

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Người bệnh viêm khớp cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm có ích nhằm giúp xương khớp chắc khỏe hơn:

  • Ăn nhiều chất xơ: Tăng cường chất xơ giúp có lợi cho tiêu hóa, giảm nguy cơ tiến triển viêm khớp nặng hơn. Nên bổ sung các loại rau, trái cây, các loại đậu hạt, quả óc chó…
  • Canh xương: Đây là nguồn cung cấp collagen tốt nhất cho cơ thể, bổ sung các acid amin proline giúp tái tạo các mô liên kết. Ngoài ra, canh xương còn chứa nhiều canxi và glucosamin nhằm chống oxy hóa giúp giảm viêm khớp hiệu quả.
  • Thực phẩm nhiều Omega-3: Nên ăn nhiều cá hồi, hạt lanh, hạt chia, dầu olive…
  • Thực phẩm giàu lưu huỳnh: Chất lưu huỳnh có công dụng giảm viêm khớp, tái tạo mô và giảm đau. Người bệnh nên ăn nhiều hành tây, măng tây, tỏi, bắp cải…
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Những loại thực phẩm nhiều màu sắc sẽ chứa các chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C, chất xơ, magie… có công dụng chống viêm. Nên ăn nhiều rau lá xanh đậm, rau họ cải, dưa hấu, bơ, đu đủ, dứa…

2. Thường xuyên vận động

Hoạt động thể chất về lâu dài rất quan trọng cho sức khỏe và có ích cho việc điều trị viêm khớp. Tập thể dục còn làm tăng cường cơ khớp, giúp giảm áp lực khớp khi vận động.

Các chuyên gia cho rằng việc vận động là liệu trình thiết yếu khi điều trị viêm khớp. Thậm chí còn giúp giảm đau hiệu quả, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau nhức.

3. Duy trì cân nặng tương đối

Nếu cơ thể thừa chất béo và tăng cân thì nên đặt ra chế độ giảm cân và tăng cường vận động để không gây áp lực cho khớp xương.

giảm cân khi bị viêm khớp.
Khi bị viêm khớp cần giảm cân để tránh gây áp lực cho khớp bị đau.

Vì nếu cơ thể dư thừa chất béo, các hormone không thể cân bằng và quá trình trao đổi chất bị rối loạn khiến tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn.

⇒ Bên cạnh đó, để giảm các tình trạng đau nhức và chứng viêm khớp có thể sử dụng tinh dầu để bôi lên khớp xương; kết hợp với phương pháp xoa bóp bấm huyệt để thư giãn và giảm đau.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho quý độc giả có thể hiểu được nguyên nhân gây viêm khớp, từ đó có phương hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.

Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh!

Đỗ Phong

Bài viết được quan tâm: Người bị bệnh viêm khớp nên ăn gì? Bác sĩ khuyên !

Cập nhật lúc 14:59 - 02/11/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan