Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không ? [Chuyên gia tư vấn]

“Chào bác sĩ, người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không ? Cha tôi năm nay đã 55 tuổi, cha tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cách đây 2 – 3 năm, sau một thời gian điều trị thì bệnh của cha tôi bắt đầu thuyên giảm và về nhà điều trị. Tôi có nghe nói người bị thoát vị đĩa đệm cần phải vận động thường xuyên vì nằm 1 chỗ quá lâu dễ làm cho gân cốt suy yếu. Nhưng không biết thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không? Mong bác sĩ tư vấn.”

Lê Minh Tuấn – Hậu Giang

Chào anh Tuấn!

Cảm ơn bạn Tuấn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chuyên khoa xương khớp, để có được câu trả lời đầy đủ thắc mắc chứng thoát vị địa đệm có nên đi bộ không thì mời bạn và độc giả theo dõi bài viết sau đây:

I. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không – Bác sĩ tư vấn

Tại nước ta, bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng là bệnh lý phổ biến trong các chứng bệnh về xương khớp. Theo thống kê từ số liệu báo cáo của Bộ Y tế, thì số người mắc chứng thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ lên đến 38% những người bị bệnh xương khớp.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
Thoát vị đĩa đệm nên đi bộ
Thoát vị đĩa đệm nên đi bộ để lưu thông máu, giúp cho khớp xương chắc khỏe.

Chứng bệnh này không còn là căn bệnh phổ biến ở những người lớn tuổi nữa, vì theo thói quen và tính chất công việc, sinh hoạt hàng ngày mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh lý ngày khá cao.

Bên cạnh những cách điều trị theo đơn thuốc của các bác sĩ chuyên khoa, người bị thoát vị đĩa đệm có chế độ vận động thể thao hợp lý tùy theo cơ địa của người bệnh, từ đó giúp đẩy nhanh chế độ hồi phục.

1. Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không?

Việc đi bộ đều đặn giúp cho máu huyết lưu thông, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh xương khớp hiệu quả. Trong Đông y có câu “Thống tắc bất thông, thông huyết tắc bất thống” (Đau nhức do khí huyết bị đình trệ, nếu khí huyết thông suốt thì sẽ không còn đau nhức nữa).

Do đó, đi bộ giúp người thoát vị đĩa đệm cải thiện hiệu quả khả năng tuần hoàn khí huyết, tăng cường trao đổi chất, tăng cường sự chắc khỏe cho xương, giúp cơ bắp chắc khỏe và có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng chống các chứng loãng xương, lão hóa và thoát vị đĩa đệm.

Do đó, việc tập luyện thể dục mang lại yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ chữa chứng thoát vị đĩa đệm. Việc đi bộ cũng là biện pháp tăng cường sức mạnh cột sống và cho hệ khung xương thêm bền vững hơn, giảm thương tổn và thư giãn gân cốt, lưu thông khí huyết ở  người bệnh.

Việc tập luyện thể dục với cường độ vừa phải và đi bộ đúng cách giúp các cơ bắp khỏe mạnh để chống đỡ được sức nặng của trọng lượng cơ thể lên cột sống, từ đó giảm bớt áp lực đè ép lên xương cốt bị thoát vị.

⇒ Như vậy, việc đi bộ ở người thoát vị đĩa đệm sẽ giúp xương chắc khỏe, tăng mật độ canxi, kích thích tiết ra các hoạt chất chống thoái hóa khớp, giảm đau cho người bệnh.

2. Những nguyên tác đi bộ đúng cách cần biết

Đi bộ theo phương pháp hợp lý sẽ đưa đến hiệu quả giảm đau bất ngờ ở những người thoát vị đĩa đệm.

Đi bộ là một trong những hình thức thể dục đơn giản nhất nhưng cũng cần có cách thức hợp lý. Nếu một bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mà đi bộ với tốc độ nhanh, trên quãng đường dốc đứng thì bệnh tình ắt sẽ nặng thêm.

Vậy đi bộ thế nào thì đúng cách để tốt cho sức khỏe? bạn nên đi bộ theo phương thức sau đây:

  • Khi đi bộ, người bệnh đi bộ một cách tự nhiên, đừng quá gò bó theo bất kỳ kỹ thuật nào cả, toàn thân thư giãn, người đi thẳng, đừng chúi người về phía trước hay ngã ra sau quá nhiều, hai tay cứ để một cách thoải mái và nhẹ nhàng cùng với biên độ vừa phải.
  • Khoảng cách bước chân tùy từng vào dáng người mà cứ đi sao cho thư thả và khoan thai, thư thái là được. Khi tiếp đất, nên chạm đất bằng gót rồi đến bàn chân và cuối cùng là mũi chân.
  • Khi thở, cứ thở sâu đều đặn một cách tự nhiên, đừng đi quá nhanh khiến hơi thở gấp và gắng sức sẽ khiến phản tác dụng.
  • Việc đi bộ nên vừa kết hợp với việc vận động cơ thể, vừa thưởng thức phong cảnh cùng không gian quanh mình để tâm lý được thư giãn.

Đi bộ là một cách vừa giải trí tâm lý, vừa có lợi cho sức khỏe. Khiến cơ bắp dẻo dai, tuần hoàn máu lưu thông và các khớp vận động tốt hơn, khiến các chứng thoát vị đĩa đệm giảm rõ rệt, làm an tĩnh thần kinh và tránh chứng nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng…

Tuy nhiên, khi đi bộ thì người bệnh thoát vị đĩa đệm cần có để ý đến những vấn đề sau đây:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ đang điều trị để có những hình thức đi bộ đúng cách và tránh bệnh nặng hơn.
  • Khi đi bộ, không nên đem theo những thức lỉnh kỉnh như thức ăn, dắt em bé, nghe nhạc… vì sẽ khiến cho bạn bị chi phối tâm lý, không thư giãn và thảnh thơi.
  • Khi tiến hành đi bộ, người bị thoát vị đĩa đệm nên mặc trang phục thoải mái và giày rộng vừa chân, đảm bảo thấm hút mồ hôi tốt…
  • Nên đi bộ với tốc độ vừa phải, cường độ nhẹ để cơ thể thích ứng và từ từ tăng dần tốc độ theo thời gian để cơ thể quen với chế độ luyện tập.
  • Nên khởi đọng nhẹ nhàng để làm ấm các cơ. Nên đi bộ từ 15 – 30 phút ở những con đường bằng phẳng, không quá dốc và nhiều vật cản.

I. Những môn thể thao thích hợp và cần tránh cho người thoát vị đĩa đệm

Ngoài đi bộ, anh Tuấn cũng có thể khuyên cha mình tập một số môn sau đây:

1. Bơi lội

Mỗi ngày nên dành ra 20 – 30 phút để bơi lội giúp các gân cơ và các khớp xương bị thoát vị đệm thư giãn, giảm áp lực tác động lên đĩa đệm giúp các cơn đau nhức dịu nhẹ hơn.

Người bệnh không nên bơi quá lâu hoặc quá sức sẽ phản tác dụng, nên kiên trì bơi đều đặn mỗi ngày sẽ giúp việc hỗ trợ điều trị đạt kết quả như mong đợi.

2. Tập Yoga

Yoga là phương pháp luyện tập rất tốt cho sức khỏe cột sống, giúp điều trị các chứng đau nhức do viêm khớp và thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Các động tác tập Yoga sẽ giúp các đốt sống cơ lưng được kéo giãn và làm dịu hẳn những cơn đau, thúc đẩy quá trình phục hồi hiệu quả.

Tập Yoga khi thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh kéo giãn cột sống.

⇒ Bên cạnh đó, người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh những môn thể thao có cường độ mạnh, gây ảnh hưởng xấu khiến bệnh tình trầm trọng hơn:

1. Nâng tạ

Động tác cúi xuống để nâng tạ sẽ gây sốc và áp lực cao cho cột sống, tư thế nằm ngửa và đẩy tạ lên trên cũng khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng, các cơn đau đến dồn dập hơn.

Do đó, khi người bệnh thoát vị đĩa đệm thì nên tránh xa việc tập gym vì nó khiến cho cột sống vốn đang bị yếu của bạn bị quá tải.

2. Chạy bộ

Đĩa đệm ở các đốt sống thắt lưng có tác dụng tương tự như một bộ phận giúp giảm xóc. Việc chạy bộ liên tục khiến cho toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống cả vào chân và thắt lưng, khiến cho đĩa đệm thêm căng thẳng.

Từ đó, việc chạy bộ làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống ở người bệnh.

3. Động tác vặn xoay người

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng, vì vậy nếu người bệnh thực hiện những động tác vặn hoặc xoay người sẽ khiến đĩa đệm nhanh thoát vị hơn mức bình thường.

4. Động tác ngồi xổm

Tư thế ngồi xổm sẽ tạo nên một lực nén ở phần cột sống và đĩa đệm. Nếu ngồi xổm quá lâu khiến phần đĩa đệm bị chèn ép, máu không lưu thông khiến cho oxy và chất dinh dưỡng không đến được phần đĩa đệm gây nên chứng đau cột sống.

⇒ Trên đây là những thông tin về người bị thoát vị đĩa đệm có đi bộ không cũng như là những môn thể thao có thể luyện tập và cần tránh.

Hy vọng anh Tuấn đã có được những thông tin hữu ích, giúp cho cha mình tập luyện để nhanh chóng khỏe mạnh nhé!

Song Lam

Bài viết được quan tâm: Bật mí cách chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật

Cập nhật lúc 16:11 - 08/10/2021

Ý kiến độc giả (6 bình luận)

  1. Nguyễn Minh Ngọc says: Trả lời

    Tôi cũng bị thoái vị đĩa đệm đốt sống lưng đây, tôi cũng đang tập phuc hồi chức năng và kéo giãn cột sống nhưng chưa đỡ mấy, có ai có phương phá điều trị tốt không giới thiệu cho tôi với nhé

  2. Thuý Nga says: Trả lời

    Mẹ tôi cũng đang bị bệnh này, hôm trước bác sĩ có nói là có khi phải mổ để thay đĩa đệm, tôi cũng đang băn khoăn quá vì thấy nhiều rủi ro, mà không điều trị thì mẹ tôi đau lắm

  3. Hoàng Hải Lâm says: Trả lời

    Tôi cũng bị bệnh này, tôi đang điều trị bằng thuốc đông y kết hợp với các bài tập mà bác sĩ điều trị hướng dẫn thấy cũng đỡ lắm ạ

    1. Trần Minh Hà Anh says: Trả lời

      Anh điều trị ở đâu đấy ạ, anh cho tôi xin địa chỉ với, tôi đưa vợ tôi đi chữa

      1. Hoàng Hải Lâm says: Trả lời

        Tôi chữa ở Trung tâm thừa kế và ứng dụng đông y bạn ạ, bài thuốc này bạn có thể tham khảo ở link sau đó, trên đó cũng có nhiều anh chị tâm sự cho ý kiến đó bạn

        http://www.chuyenkhoaxuongkhop.com/cach-chua-tri-benh-thoat-vi-dia-dem.html

  4. Nguyễn Văn Quang says: Trả lời

    Tôi cũng bị bệnh này, giờ hai chân lúc nào cũng tê bì và đau do dây thần kinh bị chèn, lưng thì đau khỏi nói rồi, khong biết chữa theo phương pháp nào thì tốt hơn đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan