Món ăn từ Lươn giúp bổ khí huyết, mạnh gân cốt

Nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, các món ăn từ lươn không chỉ bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn giúp bổ khí huyết, mạnh gân cốt. Tuy nhiên, khi  sử dụng thịt lươn cần lưu ý lựa chọn nguyên liệu và chế biến đúng cách để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Tác dụng của lươn đối với sức khỏe

Lươn được xếp vào nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao bởi thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Tro đó phải kể đến các dưỡng chất như vitamin nhóm B, D và PP hay sắt, canxi, photpho, magie…Từ thịt lươn các bà nội trợ có thể chế biến ra rất nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng để giả nhiệt trong mùa hè hoặc tẩm bổ cho trẻ em và người mới ốm dậy.

món ăn từ lươn giúp mạnh gân cốt

Trong Y Học Cổ Truyền, Lươn là vị thuốc có vị ngọt,  tính ôn, có tác dụng bổ máu, tăng sức mạnh gân xương, giải nhiệt, nhuận tràng chống táo bón. Những bệnh nhân có có gân cốt yếu hoặc bị lao lực, thận hư, đau nhức xương khớp, phong thấp sử dụng lươn có tác dụng cải thiện rất tốt. Ngoài ra lươn vàng còn được y học hiện đại chứng minh là có tác dụng tăng cường trí nhớ và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân bị đái tháo đường.

Thông tin thêm: Xin tư vấn thuốc bổ gân cốt cho người già

Các món ăn từ lươn giúp bổ khí huyết, mạnh gân cốt

Lươn khi được chế biến và kết hợp với các nguyên liệu khác đúng cách sẽ tạo nên những món ăn không chỉ bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn có tác dụng chữa bệnh. Dưới đây là một số món ăn  từ lươn giúp bổ khí huyết, mạnh gân cốt đã được dân gian sử dụng từ lâu:

♦ Món ăn số 1:

  • Nguyên liệu: Lươn 1 con (cỡ 300g), gân bò ( 30g), đương quy (15g),  đẳng sâm (25g)
  • Cách chế biến: Lươn làm sạch nhớt, bỏ phần ruột và cắt khúc vừa ăn. Cho lươn vào nồi đất sạch cùng với các nguyên liệu còn lại , thêm nước và nấu trong khoảng 20 phút. Dọn ra ăn nóng.

♦ Món ăn số 2:

  • Nguyên liệu: 3 con lươn to, các gia vị như nước tương, gừng tươi, xì dầu và 1 ít rượu trắng.

Các món ăn từ lươn giúp bổ khí huyết, mạnh gân cốt

  • Cách chế biến: Lươn bóp muối cho sạch nhớt, móc bỏ ruột và rút phần chỉ máu chạy dọc sống lưng cho khỏi tanh, cắt khúc ngắn. Ướp lươn với các gia vị đã chuẩn bị sao cho vừa ăn. Khi nấu cơm, lúc nước sắp cạn cho lươn lên trên mặt và hấp chín. Ăn nóng với cơm.

Một số lưu ý cần biết khi ăn lươn

Khi chế biến và ăn các món ăn từ lươn bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Môi trường sinh sống của lươn là dưới lớp ao bùn hay các vùng sình lầy nên thịt lươn rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Do đó khi chế biến lươn cần nấu chín kỹ  rồi mới ăn.
  • Thịt lươn chứa nhiều axit amin histidine rất tốt cho trẻ em. Tuy nhiên khi lươn chết histamine sẽ biến thành một chất gây độc cho cơ thể. Vì vậy bạn chỉ nên mua lươn tươi sống về chế biến.
  • Hiện nay có nhiều lời đồn cho rằng người chăn nuôi  sử dụng thuốc tăng trọng, thuốc ngừa thai để nuôi lươn. Tốt nhất bạn nên chọn lươn đồng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

 

Cập nhật lúc 22:19 - 09/04/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan