Cách chữa phong thấp bằng lá lốt “theo kinh nghiệm người xưa”

Chữa phong thấp bằng lá lốt, đã bao giờ bạn nghe đến điều này? Chúng tôi không đùa đâu, đây là một bài thuốc đã được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu rồi và cho đến nay vẫn còn được nhiều người tin dùng. 

Là một loại gia vị quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của người Việt, là một loại cây dại mọc quanh nhà, là một vị thuốc…lá lốt tỏ ra rất hữu dụng đối với đời sống con người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết được các bài thuốc dân gian trị phong thấp, trong đó có lá lốt, đây là một điều rất đáng tiếc. Vì vậy, chuyên mục vì sức khỏe của chúng tôi hôm nay sẽ gửi đến các bạn chi tiết những điều kỳ diệu xoay quanh loại lá này, dưới sự tư vấn chuyên môn của vị lương y danh tiếng.

các bài thuốc chữa bệnh phong thấp từ lá lốt
Lá lốt là một bài thuốc được lưu truyền trong dân gian, có tác dụng kháng viêm v.v…

I. Tại sao có thể dùng lá lốt chữa bệnh phong thấp?

Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam” thì lá lốt còn được gọi là lá tất bát (tên khoa học: Piper lolot L), thuộc họ Hồ tiêu, là một loại lá có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vì vậy mà có tác dụng ông trung tán hàn, chỉ thống. Toàn bộ rễ, lá, cành của lá lốt đều có thể dùng để làm vị thuốc. Nói về công dụng chữa bệnh của lá lốt, lương y Lương Đình Tỵ (Viện y dược học dân tộc Tp. Hcm) cho biết:

“Lá lốt có thể chữa các bệnh về rối loạn tiêu hóa, bệnh về thận, chảy nước mũi, đau răng, đau đầu và các bệnh về xương khớp như đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp, phong thấp v.v…Sở dĩ loại lá dại này trở thành thảo dược là vì nó có vị cay nồng, tính ấm nên có thể trừ lạnh, làm giảm đau, kháng viêm”. Tương tự, theo những nghiên cứu của y học hiện đại, bên trong lá lốt có chứa lượng lớn tinh dầu Ancaloit, vì vậy mà nó có thể sát khuẩn rất hiệu quả.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

II. 3 cách chữa phong thấp bằng lá lốt theo kinh nghiệm xưa

Tuy là một vị thuốc, nhưng nếu không biết cách bào chế thì lá lốt cũng chỉ mãi là một loại gia vị mà thôi. Hiểu được sự băn khoăn đó của đại đa số những con người hiện đại, lương y Tỵ đã đồng ý hướng dẫn 3 cách chữa phong thấp bằng lá lốt hữu hiệu và dễ thực hiện nhất theo kinh nghiệm của ông bà ta để lại.

#1. Đắp lá lốt chữa bệnh phong thấp

Đầu tiên là bài thuốc lá lốt chữa phong thấp bằng cách đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Cách này rất đơn giản và thời gian thực hiện cũng khá ngắn, người bệnh có thể tự mình thực hiện theo hướng dẫn sau:

đắp lá lốt chữa phong thấp
Gĩa nhuyễn lá lốt cùng muối và ngải cứu có thể chữa phong thấp hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Lá lốt.
  • Ngải cứu.
  • Muối tinh luyện.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và ngải cứu. Để ráo nước tự nhiên.
  • Cho lá lốt, ngải cứu vào cối theo tỷ lệ 1:1, giã nát với muối.
  • Trộn đều hỗn hợp rồi dùng tay nắm lại, đắp lên vùng bị phong thấp.
  • Thực hiện mỗi ngày để giảm sưng đau.

#2. Dùng nước sắc từ lá lốt điều trị phong thấp

Người xưa có câu “trong uống ngoài đắp”, để chỉ phương pháp trị bệnh hữu hiệu là trị cùng lúc cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên vừa đắp lá lốt, vừa uống nước sắc từ loại lá này để điều trị phong thấp. Nước lá lốt có vị hơi cay, mùi thơm và rất dễ uống. Công thức làm nước sắc lá lốt dùng thay cho thuốc như sau:

nước sắc lá lốt chữa phong thấp
Uống nước sắc lá lốt mõi ngày giúp giảm các cơn đau do phong thấp gây ra.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá lốt tươi (30 gr).
  • 2 chén nước sạch.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, để ráo tự nhiên.
  • Nấu sôi lá lốt với nước, để lửa riu riu cho đến khi còn nửa chén nước thì tắt bếp.
  • Để nước nguội bớt, uống khi còn ấm.
  • Uống mỗi buổi tối, sau khi ăn xong.

Nước sắc lá lốt không những giúp người bệnh ngủ ngon hơn, giảm đau khớp, sưng viêm mà còn giữ ấm các khớp, do đó mà uống thường xuyên sẽ đẩy lùi được bệnh hiệu quả.

#3. Chế biến món ăn từ lá lốt

Bên cạnh các loại thuốc trị phong thấp, những gì cơ thể nạp hằng ngày qua đường ăn uống cũng góp phần lớn đến việc chữa trị bệnh. Nói đến lá lốt, có lẽ người ta nghĩ ngay đến những món ăn thơm ngon làm từ nó như bò nướng lá lốt, chả cuốn lá lốt, ếch xào lá lốt v.v…vô tình hay hữu ý, những món ăn tuyệt vời này cũng là một trong những cách chữa phong thấp. Món ăn từ lá lốt thì đa dạng lắm, ở đây, chúng tôi chỉ giới thiệu 1 món được lương y Tỵ cho là có công dụng chữa bệnh vào hàng tốt nhất, đó là món chả lươn cuốn lá lốt. Công thức làm món ăn này như sau:

món ăn từ lá lốt chữa phong thấp
Lá lốt có thể chế biến thành các món ăn vừa thơm ngon vừa hỗ trợ điều trị phong thấp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt lươn (500 gr).
  • Lá lốt (1 nắm to).
  • Gừng, tỏi, muối, tiêu, dầu ăn.

Các bước thực hiện:

  • Sơ chế thịt lươn và lá lốt.
  • Xát muối vào thịt lươn cho sạch nhớt, cắt bỏ phần ruột và đầu lươn, róc xương.
  • Xay thịt lươn hoặc bằm nhỏ. Ướp với gừng, tỏi, muối, tiêu (tùy theo khẩu vị) trong 20 phút.
  • Trải lá lốt ra, múc từng muỗng lươn thấm gia vị để vào và gói lại. Dùng tăm ghim ở cuối mối cuốn hoặc quét nước lên để không bị bung.
  • Nướng hoặc chiên tùy theo sở thích. Lưu ý không nướng quá khét, sẽ có hại cho sức khỏe người bệnh.

Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, công dụng trừ phong thấp, bồi dưỡng gân cốt, chống nhức mỏi…vì vậy mà khi kết hợp với lá lốt thì đây quả là một bài thuốc trị phong thấp thơm ngon và hiệu quả.

III. Người dùng lá lốt chữa phong thấp nói gì?

Chúng tôi đã nhận được khá nhiều chia sẻ từ độc giả về hành trình chữa phong thấp bằng lá lốt của mình, dưới đây sẽ là 3 chia sẻ nhận được nhiều bình luận nhất:

  • Chị Nguyễn Yến Nhi (29 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội)

“Có nằm mơ tôi cũng không ngờ mình bị phong thấp ngày từ khi chưa 30 tuổi. Có lẽ do tôi đã quá chủ quan trong việc phòng bệnh nên giờ phải gánh lấy hậu quả. Tối đến là tôi không ngủ được vì cơn đau hành hạ, tôi đã thử qua nhiều cách nhưng do tính chất công việc phải ngồi nhiều, lại bị dị ứng với khá nhiều loại thuốc Tây khiến bệnh của tôi gần như không thuyên giảm. May thay, cách đây 2 tháng, có người bạn chỉ cho tôi cách chữa phong thấp bằng lá lốt. Tôi không ngần ngại thử, và đã nhận lại kết quả rất khả quan. Chỉ sau 2 tuần uống nước sắc lá lốt kết hợp với đắp lá lốt, tôi đã có thể ngủ ngon được rồi, khớp tôi không đau nhiều nữa.”

  • Bác Nguyễn Bá Văn (68 tuổi, công nhân xây dựng, đã nghỉ hưu, Hà Tây)

“Tôi là công nhân xây dựng, bao nhiều năm làm việc nặng nhọc khiến các khớp của tôi yếu đi nhiều lắm, tôi biết, nhưng vì miếng cơm nên cũng không thể làm khác được. Đến khi về hưu, tôi thật sự bị những cơn đau do phong thấp hành hạ đến ăn không ngon, ngủ không yên. Vừa nghe bà nhà tôi bảo là lá lốt chữa phong thấp hiệu quả lắm, tôi bảo bà ấy làm ngay. Vậy là sau hơn 2 tháng uống nước lá lốt, tôi đã có thể ra đầu ngõ đánh cờ cả buổi với ông bạn, mà không lo bị cơn đau gián đoạn nữa.”

  • Cô Trần Thị Hiền Hòa (45 tuổi, nội trợ, Vĩnh Long)

“Sau khi sinh con, tôi bỗng dưng bị phong thấp. Bác sỹ chẩn đoán rằng nguyên nhân gây phong thấp là do tôi không biết giữ sức khỏe tốt, để khớp hoạt động quá nhiều. Tôi cố chịu đựng đến khi con 1 tuổi thì chịu không đặng nữa, bệnh ngày càng nặng thêm, nhà tôi lại xa thành phố, công việc lại quá bận rộn, tôi chẳng thể đi đâu được. Một dạo, bà chị mang qua cho tôi dĩa chả lươn cuốn lá lốt, bà ấy bảo nghe nói tôi bị phong thấp nên mang qua cho tôi ăn. Từ đó, tôi mới biết loại lá mọc quanh nhà mình lại có công dụng chữa bệnh như vậy. Là một bà nội trợ, tôi chế biến nhiều món ăn từ lá lốt cho mình và cả nhà cùng ăn. Và thật ngạc nhiên, tôi đã không còn đau nhiều vì phong thấp nữa”.

chia sẻ của người dùng lá lốt chữa phong thấp
Nhiều bệnh nhân chia sẻ với chúng tôi họ đã khỏi bệnh phong thấp nhờ lá lốt.

Như vậy, chuyên mục của chúng tôi đã mang đến cho bạn những bài thuốc chữa phong thấp bằng lá lốt, dưới sự tư vấn chuyên môn của lương y Đinh Tỵ. Hy vọng sẽ giúp các bệnh nhân có thêm niềm tin, lạc quan hơn trong hành trình chữa bệnh. Có thể thấy, các bài thuốc cổ truyền từ lá lốt thực sự có hiệu quả, nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Nếu tự nhận thấy tình trạng bệnh của mình ngày càng tồi tệ, chúng tôi khuyên bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Ghi chép và biên soạn: Vân Dung

Có thể bạn muốn biết thêm về: Các dấu hiệu phổ biến của bệnh phong thấp

Cập nhật lúc 11:22 - 22/06/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan