Làm gì khi bị đau nửa đầu vai gáy – Bác sĩ khuyên

Chứng đau vai gáy và đau nửa đầu không phải hiếm gặp. Đây là dấu hiệu dễ gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng có bất kỳ nghề nghiệp nào, nhất là nhân viên văn phòng, những người có tính chất công việc phải ngồi một chỗ, ít vận động.

Dấu hiệu đau mỏi khu vực gần vai gáy, đau nửa bên đầu và lan xuống làm tê nhức cánh tay khiến người bệnh gặp nhiều trục trặc trong đời sống hàng ngày. Vậy chứng đau vai gáy và đau nửa đầu là do đâu, cùng chuyên khoa xương khớp tìm hiểu qua bài viết sau:

I. Những nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy

Theo Ths – Bác sĩ Lê Dương Tuấn Anh của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, hiện tượng đau nửa đầu và đau vai gáy tương đối khá phổ biến, báo hiệu nhiều bệnh lý cần khắc phục.

Đau nửa đầu vai gáy
Đau nửa đầu vai gáy gây mệt mỏi, suy giảm tinh thần và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chứng đau nửa đầu và đau vai gáy hay gặp ở người làm tài xế xe, nhân viên văn phòng, những người bị nhiễm lạnh đột ngột…

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nửa đầu và đau vai gáy ở người bệnh như ngồi làm việc quá lâu, không có sự thay đổi tư thế khiến các cơ vùng cổ và bả vai không thể co thắt gây đau mỏi liên tục, có thể dẫn truyền thần kinh gây đau nửa bên đầu rất nguy hiểm.

Ngoài ra, còn khá nhiều nguyên nhân gây nên chứng đau nửa đầu và đau vai gáy ở người bệnh:

1. Căng thẳng quá độ kéo dài

Có đến 58% các trường hợp đau nửa đầu và đau vai gáy do xuất phát từ tình trạng căng thẳng bởi áp lực tâm lý kéo dài.

Các nhà nghiên cứu xác định, các vấn đề tâm lý gây stress tỷ lệ thuận với những cơn đau nhói nửa bên đầu và đau dẫn truyền vai gáy.

2. Cơ thể mệt mỏi

Trong số những bệnh nhân bị đau nửa đầu và đau vai gáy thì có đến 45% cơn đau xuất phát từ tình trạng cơ thể quá mệt mỏi.

Triệu chứng đau nửa đầu với cơn đau vai gáy thường đi kèm với tình trạng buồn nôn, nôn và mệt mỏi.

3. Tiếp xúc với tiếng ồn mạnh

Thính giác có tác động rất lớn đến chứng đau nửa đầu, có đến 56% người bị đau nửa đầu do môi trường sống xung quanh quá ồn ào.

Ttình trạng này thường xảy ra ở những người làm việc trong điều kiện môi trường nhiều tiếng ồn như công nhân xây dựng, cơ khí, khai thác mỏ…

4. Chế độ ăn uống không hợp lý

Một vài người bệnh bị đau nửa đầu và đau vai gáy thường do thói quen bỏ bữa. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ lên đến 48% trong số những bệnh nhân bị đau nửa đầu và đau vai gáy được khảo sát.

5. Rối loạn giấc ngủ

Đây là nguyên nhân vô cùng phổ biến khiến người bệnh bị đau nửa đầu và đau vai gáy. Khi bị mất ngủ hoặc khó ngủ, hệ thống thần kinh không được nghỉ ngơi gây nên tình trạng quá tải và đau nửa đầu.

Hơn 46% bệnh nhân cho biết, họ thường xuyên bị đau vai gáy và đau nửa đầu là do mất ngủ, ngủ không sâu hoặc không đủ giấc…

6. Thời tiết thay đổi

Thời tiết thay đổi thất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể chưa thích ứng kịp gây những cơn đau bất thường, trong đó có chứng đau nửa đầu và đau vai gáy.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, sự ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến chứng đau nhói nửa đầu và vai gáy lên tới 36.

7. Dùng quá nhiều chất kích thích

Rượu bia có chứa nồng độ cồn càng lớn thì gây ảnh hưởng đến chứng đau nửa đầu càng cao. Có tới 37% người mắc chứng đau nửa đầu và các bệnh lý về xương khớp biến chứng nặng hơn sau khi họ sử dụng rượu bia.

8. Bệnh đau nửa đầu Migraine

Chứng bệnh này có dấu hiệu điển hình là đau nhói nửa đầu theo mạch đập, cơn đau kéo xuống gáy gây đau nhức và mỏi vai gáy, cơn đau kéo dài vài ngày;

Bệnh nhân còn có dấu hiệu sợ ánh sáng, tiếng động và cơn đau tăng dần lên mỗi khi người bệnh vận động, bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu Migraine có những triệu chứng đi kèm như mờ mắt, nhìn thấy vệt sáng ngoằn ngoèo, không rõ ràng…

⇒ Do đó, khi bị chứng đau nửa đầu và đau vai gáy thì người bệnh nên lưu ý không chủ quan, thờ ơ khiến bệnh dễ có nguy cơ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân.

II. Đau vai gáy và đau nửa đầu cần phải làm gì?

Bác sĩ Lê Dương Tuấn Anh khuyên người bệnh nên chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn khi gặp chứng đau nhức nửa đầu và đau vai gáy, có động thái điều trị sớm khiến bệnh không có những biến chứng nghiêm trọng.

Người bệnh có thể tham khảo 1 số cách sau để áp dụng khi bị chứng đau nửa đầu và đau vai gáy hoành hành:

1. Dùng thuốc

Thuốc giảm đau tuy không thể lạm dụng nhưng cũng có tác dụng khá hữu hiệu trong việc cắt cơn đau nhanh chóng.

Bệnh đau nửa đầu và đau vai gáy nên uống thuốc giảm đau thông thường và thuốc tăng cường tuần hoàn máu não, bổ dưỡng thần kinh. Ngoài ra, bệnh nhân nên bổ sung vitamin B3 nhằm hỗ trợ điều trị đau nhức thần kinh, đau nhức cơ bắp

2. Massage

Việc massage giúp giải tỏa căng thẳng, tăng lưu thông máu, giảm đau và cứng khớp. Bạn có thể đến các trung tâm hoặc tự massage tại nhà.

Massage và xoa bóp khi đau nửa đầu vai gáy
Massage và xoa bóp khi đau nửa đầu vai gáy giúp tăng cường lưu thông máu.

Bạn nên dùng một chút rượu gừng hoặc giấm táo để massage vùng bị đau nhức nhằm tăng thêm hiệu quả giảm các dấu hiệu bệnh đau vai gáy và đau nửa đầu.

  • Bước 1: Xoa rượu hoặc giấm lên khu vực bị đau nhức.
  • Bước 2: Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị đau nhằm giúp lưu thông máu.
  • Bước 3: Massage khoảng 10 phút, rồiđặt một chiếc khăn ấm lên khu vực đau nhức để có kết quả tốt nhất.

3. Chườm lạnh

Theo các bác sĩ, nhiệt độ lạnh giúp làm tê vùng đau nhức, giảm sưng viêm và có tác dụng tức thời cắt cơn đau mỏi vai gáy.

Chườm khăn lạnh là phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Bạn đem một chiếc khăn mỏng quấn vài viên đá rồi chườm lên vùng bị đau khoảng 5 –10 phút, sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn không nên để trực tiếp đá lên da để tránh da bị bỏng lạnh. Không để khăn lạnh quá lâu tránh gây tê cóng vùng đau nhức.

4. Nghỉ ngơi ở không gian tối và yên tĩnh

Khi bị đau nửa đầu và đau vai gáy, người bệnh nên tránh xa tiếng ồn và ánh sáng để không bị 2 yếu tố này kích thích cơn đau thêm nghiêm trọng.

Nên chọn 1 căn phòng ít ánh sáng và không có tiếng ồn giúp tâm lý người bệnh thoải mái hơn.

5. Chườm nóng

Tác dụng tương tự như chườm lạnh, khi chườm nóng giúp giảm đau đầy và sưng viêm vùng gai gáy hiệu quả, đặc biệt là sau khi chấn thương.

Cho nước ấm vào túi giữ nhiệt rồi chườm vào nơi đau nhức, thực hiện vài lần trong ngày để đem đến tác dụng hữu hiệu khi đau nhức.

6. Châm cứu

Đây là một biện pháp thuộc về Y học cổ truyền và có lịch sử chữa bệnh khá lâu đời. Các lương y sẽ dùng những chiếc kim nhỏ châm vào những huyệt đạo trên cơ thể giúp giảm các cơn đau ngay lập tức.

Tuy nhiên các trường hợp đau đầu bởi chấn thương ngoại khoa thì không thể chữa bằng châm cứu. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân có sức khỏe quá yếu, trẻ em hay phụ nữ mang thai cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành châm cứu.

7. Bấm huyệt

Phương pháp bấm huyệt là một phương pháp khá hữu hiệu của Đông y và đã được sử dụng từ thời xa xưa rất hiệu quả để giảm đau nửa đầu và đau vai gáy.

Bác sĩ thường tiến hành bấm các huyệt phổ biến như huyệt ấn đường (nằm ở giữa 2 đầu lông mày), huyệt thái dương, huyệt quế phong… để cắt cơn đau hữu hiệu.

♦ Bên cạnh những biện pháp nên áp dụng khi đau nửa đầu và đau vai gáy, các bác sĩ còn khuyên bệnh nhân nên áp dụng theo những lười khuyên hữu ích sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý; làm việc kết hợp với nghỉ ngơi khoa học để giảm các cơn đau và phòng ngừa dấu hiệu này tái phát.
  • Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn đầu óc, tránh tình trạng căng thẳng và áp lực từ công việc, gia đình…
  • Làm việc đúng tư thế, ngủ đúng giờ và không nằm gối quá cao.
  • Tăng cường luyện tập thể dục đều đặn; thường xuyên đi lại và nghỉ ngơi giữa giờ làm việc để giảm thiểu tình trạng đau nửa đầu và đau vai gáy.

Trên đây là những thông tin về đau đau nửa đầu và đau vai gáy cần biết và nên làm gì khi mắc phải. Hy vọng những thông tin mà chuyên khoa xương khớp chia sẻ đã giúp ích phần nào cho độc giả phục hồi sức khỏe như xưa.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Song Lam

Bài được xem nhiều: 4 cách trị nhức mỏi cổ đơn giản thực hiện vài lần là khỏi bệnh

Cập nhật lúc 10:59 - 04/09/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan