Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm là một bệnh lý xương khớp gây ảnh hưởng đến việc ăn uống khiến người bệnh mệt mỏi và suy giảm sức khỏe. Bệnh có thể xảy đến ở bất cứ độ tuổi, giới tính và không phân biệt vùng miền địa lý. Do đó, chúng ta nên tìm hiểu rõ và nhận biết sớm chứng rối loạn khớp thái dương hàm để có biện pháp phòng ngừa và có hướng điều trị đúng đắn và hiệu quả.

Thế nào là hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm?

hoi-chung-roi-loan-khop-thai-duong-ham-1

Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm còn được gọi là loạn năng thái dương hàm hay viêm khớp thái dương hàm.

Khớp thái dương hàm được cấu tạo có thể chuyển động giữa các khớp xương, được bao phủ và ngăn cách bởi sụn khớp và đĩa khớp. Khi khớp thái dương hàm bị viêm nhiễm, chấn thương xương hàm… gây đau theo chu kỳ và co thắt cơ, làm mất cân bằng khớp nối xương hàm dưới và xương sọ gây ra hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.

Vai trò của khớp thái dương hàm là tham gia vào các hoạt động của hệ thống nhai. Vì vậy, chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Các nguyên nhân gây ra chứng loạn năng thái dương hàm đó là:

– Những yếu tố bất thường về răng như răng xô lệch, mất răng, hàn răng hay bọc răng sứ không đúng kỹ thuật,…

– Chấn thương quai hàm do tai nạn, bị đánh, mở miệng quá to…

– Do thói quen, tật xấu: nghiến răng, siết răng, kẹp đồ vào cổ thường xuyên…khiến cơ khớp thái dương hàm bị viêm.

– Tâm lý bất ổn: stress, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi…

– Do các bệnh lý về khớp.

Biểu hiện và triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm

hoi-chung-roi-loan-khop-thai-duong-ham-2

– Đau răng, đau đầu, chóng mặt, nhức tai, đau 1 bên hoặc 2 bên hàm, đau và tăng nhãn áp.

– Nhai và cắn thức ăn khó khăn và đau khiến người bệnh khó chịu.

– Phát ra tiếng lục cục khi ngáp, mở hoặc ngậm miệng.

– Cứng khớp, hàm kẹt hoặc giãn khớp khó đóng mở miệng.

– Khuôn mặt mất cân đối do sưng đau mặt bên khớp thái dương hàm bị tổn thương.

Phòng ngừa và điều trị bệnh rối loạn thái dương hàm

Phòng bệnh rối loạn khớp thái dương hàm

– Chăm sóc và giữ vệ sinh răng hàm, phát hiện và xử lý các răng mọc lệch làm sai khớp cắn, phục hình mất răng để cân bằng khớp cắn.

– Ăn thức ăn mềm, tránh những thức ăn dai cứng, hạn chế nhai kẹo cao su.

– Bỏ thói quen cắn móng tay, mút tay,… để tránh sai mỏi khớp thái dương hàm.

– Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh, rèn luyện sức khỏe hằng ngày để giảm căng thẳng thần kinh, đồng thời tăng cường sức khỏe xương khớp.

Phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

hoi-chung-roi-loan-khop-thai-duong-ham-3

Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh loạn năng thái dương hàm có thể được cải thiện và chữa khỏi bằng việc điều trị nội khoa như:

– Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm.

– Áp dụng vật lý trị liệu như chườm nóng, xoa bóp quai hàm hoặc chiếu hồng ngoại…

– Mang máng nhai cho bệnh nhân có thói quen nghiến răng.

Trong những trường hợp bệnh nặng, sau khi áp dụng các phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả, việc phẫu thuật hoặc thay khớp sẽ được bác sĩ xem xét.

Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm không quá khó để chẩn đoán và điều trị nếu chúng ra phát hiện sớm. Do đó, bạn đừng để bệnh ngày càng nặng rồi mới lo chạy chữa vì có thể gây ra những khó khăn trong việc điều trị nhanh chóng và triệt để. Chưa kể, nó cũng khiến người bệnh phải chịu đựng căn bệnh lâu hơn, sức khỏe suy giảm trầm trọng hơn. Hãy bổ sung khiến thức về bệnh rối loạn thái dương hàm để biết cách phòng ngừa bệnh hoặc phát hiện kịp thời căn bệnh này để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Cập nhật lúc 11:23 - 25/03/2023

Ý kiến độc giả ()

  1. gia bảo says: Trả lời

    E bị trẩn đoán mất đĩa sụn khớp ở thái dương hàm. Làm như thế nào chữa trị làm s mới có thể tái tạo lại ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan