Những triệu chứng thoái hóa khớp háng nên biết

Những triệu chứng thoái hóa khớp háng thường thấy là những cơn đau âm ỉ ở vùng háng, thế nhưng không ít người chủ quan mà xem nhẹ triệu chứng ấy. 

Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu một ngày, khớp háng của bạn không thể hoạt động được nữa. Vì vậy việc nhận biết được những triệu chứng đầu tiên của thoái hóa khớp háng là vô cùng quan trọng. Bạn có quyền lựa chọn, hoặc bỏ qua để căn bệnh thoái hóa khớp háng này trở nặng đến nỗi không thể chữa trị hoặc nhanh chóng phát hiện và chặn đứng sự tiến triển của nó.

triệu chứng thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng có thể được phát hiện sớm qua các triệu chứng.

Vậy, khớp háng và thoái hóa khớp háng là gì? Đâu là những nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng? Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi với bác sỹ Trần Nguyễn Hồng Hạnh, hiện đang làm việc tại chuyên khoa xương khớp bệnh viện Nhân dân Gia Định về căn bệnh này. Bác sỹ Hạnh cho biết: “Khớp háng cũng như các khớp khác trên cơ thể, được bao phủ bởi lớp sụn trơn láng có độ đàn hồi cao. Chức năng của lớp sụn này là giúp hai đầu xương có thể trượt lên nhau mà từ đó cơ thể có thể vận động một cách linh hoạt.

Bên cạnh đó, khớp háng là một trong những khớp lớn của cơ thể, đồng thời cũng là khớp nằm ở vị trí trung tâm, nối hoạt động của hai phần thân. Thông thường, lớp màng dịch ở khớp háng sẽ sản xuất ra một lượng dịch vừa đủ để bôi trơn sụn. Khi khớp háng bị thoái hóa, có nghĩa là lúc này, sụn khớp do một nguyên nhân nào đó, đã bị bào mòn hoặc bị tổn thương. Đi kèm với đó là màng hoạt dịch ngưng hoạt động khiến 2 đầu xương cọ sát vào nhau, lâu dần gây viêm khớp, thoái hóa khớp”.

I. 5 triệu chứng thoái hóa khớp háng nên biết

Không đơn giản là liệt chi như thoái hóa khớp tay, khớp chân; thoái hóa khớp háng sẽ có những biến chứng vô cùng nặng nề, khiến người bệnh tàn phế và chịu đau đớn suốt quãng đời còn lại. Vì vậy mà việc trang bị cho mình những hiểu biết cụ thể về triệu chứng của căn bệnh này là rất cần thiết.

1. Các triệu chứng lâm sàng

#Những cơn đau xuất hiện:

Đau là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất của các bệnh liên quan đến xương khớp, thoái hóa khớp háng cũng không ngoại lệ, thậm chí còn rõ rệt hơn. Cơn đau có khi âm ỉ, có khi dữ dội tùy theo sự vận động của người bệnh. Có nghĩa là nếu bệnh nhân đã bị tổn thương khớp háng nhưng vẫn thực hiện các động tác mạnh điển hình như nhảy cóc, thì cơn đau sẽ dữ dội và dai dẳng vô cùng.

Thậm chí, càng về giai đoạn sau của bệnh, cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện vào cả lúc người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc chỉ đơn giản là khi thời tiết thay đổi, trời trở gió lạnh. Tình trạng này sẽ tăng dần và lặp lại thường xuyên hơn nếu bệnh không được phát hiện. Những cơn đau khớp háng thường sẽ có chiều hướng bắt đầu từ vùng bẹn rồi lan dần xuống đùi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày.

triệu chứng của thoái hóa khớp háng là những cơn đau
Những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội quanh vùng háng llà những biểu hiện đầu tiên của thoái hóa khớp háng.

#Cứng khớp:

Mỗi buổi sáng khi thức dậy hoặc mỗi khi ngưng hoạt động lâu, người bệnh sẽ cảm thấy khớp háng bị cứng lại. Nguyên nhân là do khớp đã bị tổn thương, lại không được vận động nên bị “dính” vào nhau (sự dính này chỉ mang tính tạm thời), khiến khớp háng không thể vận động được, thậm chí bệnh nhân không đứng dậy được. Thông thường, triệu chứng này sẽ giảm bớt khi vùng háng được xoa bóp trong khoảng 15 – 30 phút, lúc này người mắc bệnh có thể đi lại được nhưng vẫn sẽ cảm thấy ê ẩm rõ rệt.

Cứng khớp sẽ dễ xảy ra hơn khi bệnh đã lâu mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng. Kết hợp với thời tiết ẩm sẽ khiến tình trạng thường xuyên và thời gian khớp cứng kéo dài lâu hơn, có khi cả tiếng. Khó khăn trong những sinh hoạt, đau đớn là hai điều mà những ai từng bị cứng khớp sẽ thấu hiểu.

#Dáng đi đứng bất thường:

Từ những tổn thương bên trong khớp cho đến những đau đớn cơ thể phải chịu đã dẫn đến tình trạng người bệnh khó có thể đứng vững. Trong đó, triệu chứng đặc trưng là dáng đi khập khiễng rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người không may mắc phải bệnh.

#Hạn chế sự vận động:

Dĩ nhiên khi mắc các bệnh về xương khớp thì mọi sự vận động đều sẽ bị ảnh hưởng, tùy theo căn bệnh; chẳng hạn thoái hóa khớp tay, khớp vai thì khó khăn trong mang vác, thoái hóa khớp chân thì khó khăn trong đi lại v.v…Thoái hóa khớp háng thì có vẻ hạn chế nhiều hơn, các động tác như bật cóc, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, ngồi xổm, gập đùi vào bụng, xoạc chân…tất cả đều khó hoặc không thực hiện được đối với bệnh nhân thoái hóa khớp háng.

Cũng chính vì khớp háng khó hoạt động, lại thường kèm theo cơn đau, thế nên rất nhiều bệnh nhân tâm sự rằng họ không còn muốn thậm chí là họ sợ vận động. Điều này lại càng khiến cho bệnh trầm trọng hơn, bởi vì khớp lâu ngày không được hoạt động sẽ gây chây ỳ, cứng khớp. Nếu tình trạng cứ mãi dây dưa mà không được điều trị thì tàn phế sẽ là một hậu quả không còn quá xa vời.

triệu chứng của thoái hóa khớp háng là vận động khó khăn
Thoái hóa khớp háng khiến cho những vận động rong sinh hoạt thường ngày của người bệnh gặp nhiều hạn chế.

#Khớp háng phát ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển:

Những tổn thương, sự ngưng sản sinh sụn mới do quá trình lão hóa tự nhiên sẽ khiến cho bao sụn hư tổn và không sản xuất dịch bôi trơn được nữa, khiến các đầu xương cọ sát vào nhau. Lúc này khớp háng sẽ phát ra tiếng “lụp cụp” hoặc “lạo xọa” khi người bệnh di chuyển. Lâu dần, âm thanh ấy xuất hiện nhiều lần sẽ là dấu hiệu cho sự bào mòn hay nghiêm trọng hơn là sự biến dạng của khớp háng.

2. Các triệu chứng cận lâm sàng

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, thoái hóa khớp háng cũng có thể được phát hiện bởi các triệu chứng cận lâm sàng, bằng cách chụp X-quang. Nếu phim X-quang của bạn có những dấu hiệu sau đây, thì có nghĩa là trên 80% bạn đã bị thoái hóa khớp háng.

  • Có những hốc nhỏ, đường kính trên 2mm xuất hiện trên ổ cối xương chậu và ở chỏm xương đùi.
  • Khe khớp háng có dấu hiệu bị hẹp lại khá rõ ràng.
  • Gai xương xuất hiện ở phần bên ngoài của sụn khớp háng.
  • Chỏm đùi hoặc ổ cối xương chậu bị biến dạng sau những chấn thương

II. Những điều cần làm để ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên, cũng theo bác sỹ Hạnh, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi mắc phải. Vì vậy, bất kỳ ai cũng không được chủ quan với các triệu chứng thoái hóa khớp háng. Đều đặn áp dụng các điều sau đây sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

  • Tốt nhất không nên mang vác các vật nặng quá 1/10 trọng lượng cơ thể vì sẽ tạo áp lực lên các khớp, lâu dần dẫn đến tổn thương.
  • Hạn chế thực hiện quá nhiều các động tác gây hại đến khớp háng như bật cóc, xoạc chân…Đối với những người có tính chất công việc phải thường xuyên làm những động tác khó thì phải khởi động đủ và đúng.
  • Cần có một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều canxi, sụn gân và vitamin để giúp xương sụn luôn chắc khỏe và đủ lượng sụn.
  • Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột, nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể tăng sức đề kháng.
  • Thực tế là những người béo phì hoặc có số cân nặng tăng đột ngột thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng hơn những người có số cân trung bình. Lý giải cho điều này là sự quá tải của khớp háng, khi phải chịu một trọng lượng lớn, khớp háng sẽ rất dễ bị tổn thương.
những việc nên làm để ngăn ngừa thoái hóa khớp háng
Bạn có thể ngăn ngừa thoái hóa khớp háng bằng việc bổ sung canxi, chất sụn vào bữa ăn hằng ngày.

Bệnh thoái hóa khớp háng là một căn bệnh không thể xem thường vì có nguy cơ để lại di chứng nghiêm trọng. Vì vậy, nhận biết các triệu chứng thoái hóa khớp háng là một việc nên làm để bảo vệ cho sức khỏe gia đình bạn. Nếu tự thấy mình hoặc người thân có những dấu hiệu ở trên, chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện sớm. Cùng đừng lo lắng vì hiện nay y học hiện đại đã có phác đồ điều trị gần như hoàn toàn cho thoái hóa khớp háng.

Tư vấn viên: Thư Nguyễn 

Có thể tham khảo thêm: Khi nào nên mổ thoái hóa khớp háng?

Cập nhật lúc 00:30 - 28/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan