Đau vai gáy sau sinh phải làm sao? [Chuyên gia giải đáp]

“Mong các chuyên gia tư vấn giup tôi trường hợp bị đau vai gáy sau sinh phải làm sao? Tôi sinh con đã hơn 4 tháng nay, 1 tháng đầu thì cơ thể không có dấu hiệu bất thường gì. Nhưng thời gian gần tôi thường đau nhức vùng vai gáy, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Nếu tôi nằm nghỉ thì có đỡ đau đôi chút, nhưng vận động hoặc làm một ít công việc thì cơn đau lại hoành hành trở lại, đôi khi tôi còn cảm thấy cơn đau chạy dọc xuông cánh tay khiến cho các ngón tay bị tê cứng, khó cử động. Tình trạng này là do đâu và phải làm sao mới khỏi? Rất mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Xin chân thành biết ơn!”

(Bích Trâm, TP.HCM)

Chào bạn Trâm!

Nhiều bà mẹ sau khi sinh thường bị chứng đau vai gáy hành hạ, nên rất nhiều người gửi câu hỏi về chương trình mong nhận được những lời khuyên về giải pháp khắc phục cho vấn đề này. Mời bạn cùng quý độc giả theo dõi bài viết bên dưới để có câu giải đáp cho mình từ chuyên khoa xương khớp:

Đau vai gáy sau sinh phải làm sao?

Đau vai gáy sau sinh
Đau vai gáy sau sinh khiến chị em phụ nữ gặp nhiều căng thẳng và mệt mỏi.

Sau khi sinh con, người phụ nữ thường phải đối mặt với các vấn đề về đau nhức xương khớp, đặc biệt là nhức mỏi ở cột sống cổ cho đến thắt lưng. Đau mỏi vau gáy sau sinh cũng là một trong những vấn đề thường gặp, nguyên nhân đau mỏi vai gáy có thể do các yếu tố dưới đây:

  • Thiếu Vitamin nhóm B khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn đến đau xương khớp.
  • Thiếu các khoáng chất cần thiết như canxi do mang thai và cho con bú.
  • Tăng cân khi mang thai cũng có thể gây áp lực lên các cơ và dây thần kinh ở vùng vai gáy dẫn đến nhức mỏi vai gáy sau sinh.
  • Hoạt động quá sức khiến xương khớp và cơ bắp mệt mỏi gây đau nhức.
  • Tư thế ngủ không phù hợp cũng ảnh hưởng đến vai gáy.
  • Mắc bệnh lý viêm nhiễm ở xương khớp…

Đau nhức vai gáy và những áp lực về chăm sóc con cái có thể khiến cho các bà mẹ trở nên mệt mỏi, căng thẳng tinh thần hoặc trầm trọng hơn là mất ngủ, những điều kiện này đóng góp rất lớn cho nguy cơ trầm cảm sau sinh mà có khá nhiều trường hợp đã mắc phải.

Có không ít bà mẹ sau khi sinh phải dùng đến thuốc giảm đau trong một thời gian dài với hiện tượng đau vai gáy sau sinh của mình. Nhưng điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, nhất là các bà mẹ đang trong thời gian phục hồi những thay đổi ở thai kỳ.

⇒ Để cải thiện tình trạng đau vai gáy sau sinh, giảm đau mỏi cổ gáy và bả bai, cánh tay, bạn cần thực hiện những điều sau đây:

#1. Ưu tiên chăm sóc bản thân

Bạn không thể chăm sóc đứa con của mình được tốt nhất khi bạn đang đau đớn hoặc kiệt sức. Chính vì vậy, chăm sóc cho bản thân mình là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho con bạn.

Các biện pháp đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà nhưng lại có thể mang đến nhiều hữu ích cho tình trạng đau vai gáy sau sinh của bạn như:

  • Massage hoặc chườm nóng vùng bị vai gáy bị đau bằng nước nóng hoặc hỗn hợp ngải cứu rang muối, gừng rang muối để giảm thiểu đau nhức.
  • Tắm với nước ấm để giúp máu lưu thông, các cơ vùng vai gáy cũng được thư giãn và giảm co cứng, đau nhức.
  • Tắm nắng 30 phút vào mỗi buổi sáng, trước 9h.
  • Tránh làm việc quá sức, biết điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý để cơ bắp vùng vai gáy được thư giãn và tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp làm giảm đau nhức.

#2. Thực hành tư thế tốt

Một tư thế tốt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế những áp lực tạo ra trên vùng vai gáy, từ đó giúp làm giãn cơ, cải thiện tình trạng đau nhức.

Thông thường, các bà mẹ thường không chú ý đến tư thế của mình lúc cho con bú, tuy nhiên việc duy trì một tư thế xấu trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cho vùng vai gáy bị đau nhức.

Để khắc phục vấn đề này, ngay từ bây giờ bạn hãy dành thời gian điều chỉnh tư thế của mình, bao gồm tư thế lúc cho con bú, tư thế ngủ, lúc làm việc… Bạn cần thiết nên tạo cho mình một tư thế tốt, luôn ngồi thẳng lưng và giữ vai thẳng là một bước đầu tiên.

Nằm đúng tư thế
Nằm đúng tư thế giúp giảm chứng đau vai gáy sau sinh hiệu quả.

Nên sử dụng gối đỡ phía lưng khi ngồi hoặc nằm ngủ với gối vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp giúp làm thuyên giảm dấu hiệu đau vai gáy hữu hiệu.

Một điều cũng đặc biệt quan trọng là bạn nên tập cách hít thở sâu và thở ra nhẹ nhàng cho cơ thể mình luôn được thoải mái, giải phóng những căng thẳng lên tinh thần và hệ thống cơ bắp.

#3. Chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng

Như đã đề cập ở trên, sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu có thể là nguyên nhân gây nên các vấn đề về cơ bắp và xương khớp, thường gặp phải ở phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ.

Điều quan trọng là bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung vitamin B, kali, canxi và khoáng chất cần thiết có lợi cho cơ thể. Chúng được tìm thấy trong các thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau củ và trái cây.

Không nên ăn kiêng quá mức vì bạn cần phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cả trong sữa mẹ để cho con bú và cả đối với sức khỏe của bản thân bạn.

#4. Chú trọng luyện tập

Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho người bị đau vai gáy tại nhà cũng mang đến hiệu quả cao cho các bà mẹ bị đau vai gáy sau sinh.

Bài tập 1:

  • Bước 1: Giữ khung cửa (từ bên ngoài) và chân bước về phía trước. Tay của bạn hơi cao hơn so với đường vòng eo.
  • Bước 2: Nhón chân và kéo lồng ngực của bạn về phía trước càng nhiều càng tốt, trong khi đó hai tay vẫn giữ ở hai bên khung cửa

Bài tập 2:

  • Bước 1: Ngồi trên sàn nhà với lưng thẳng, hai chân đan vào nhau.
  • Bước 2: Dùng tay trái của bạn đưa lên phía thái dương phải và kéo nhẹ đầu nghiêng về bên trái. Lưu ý không được nâng vai trái lên.
  • Bước 3: Thả tay và quay đầu về phía trung tâm, sau đó làm tương tự như bước 2 nhưng với bên phải.
  • Bước 4: Đan chéo hai bàn tay vào nhau và vòng qua phía sau gáy, từ từ kéo gáy của bạn xuống cho đến khi hai khuỷu tay chạm vào nhau và cằm lúc này có khoảng cách gần so với hai xương đòn. Lưu ý không nhấc vai, tránh xa vùng tai và tiến hành nhẹ nhàng.

Bài tập 3:

  • Bước 1:  Ngồi đan chéo chân lên mặt sàn, thẳng lưng.
  • Bước 2: Đưa cánh tay ra sau lưng của bạn sao cho vị trí hai cánh tay chồng lên nhau và ở trung tâm của cột sống, lúc này bạn cảm thấy ngực được mở rộng.
  • Bước 3: Thở bình thường và giữ vị trí này 30 giây, đừng căng cổ, đừng nhấc vai hay ngoái đầu lại.
  • Bước 4: Dùng nỗ lực của bàn tay để hai bàn tay chạm vào nhau và cấc ngón tay hướng lên ở vị trí giữa cột sống, ấn chúng vào nhau để tăng cường sự mở ra của lồng ngực. Thở bình thường, giữ vị trí này trong 30 giây.

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà cơn đau vai gáy vẫn không được cải thiện, bạn Trâm nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cụ thể và tiềm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó lựa chọn ra phương pháp điều trị thích hợp.

Chúc bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Song Lam

Được quan tâm: Chữa đau cổ do nằm sai tư thế – Chuyên gia tư vấn

Cập nhật lúc 14:35 - 06/09/2018

Ý kiến độc giả ()

  1. Phương says: Trả lời

    Cháu chào bác sĩ
    Bác có thể cho cháu hỏi
    Cháu mới sinh dc mấy ngày nhung khi tiêm xong giảm đau thì vai với gáy nó bị cứng đơ xong cọ quậy thì nó đau , ma chiếu đèn hồng ngoại chỉ dc mấy tiếng lại đâu như bt ak
    Bác cho y kiến dc k ak

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan