Đau vai gáy nên và không nên ăn gì để bệnh tốt hơn?

Nhiều người thắc mắc khi bị đau vai gáy nên và không nên ăn gì để bệnh tốt hơn? Vì có khá nhiều thực phẩm được khuyên dùng khi đau vai gáy, giúp bệnh nhân giảm được nhiều đau nhức và thuyên giảm bệnh tình. Tuy nhiêm, cũng có nhiều thực phẩm ăn vào sẽ khiến cơn đau nhức tăng hơn nữa.

Sau đây chuyên khoa xương khớp xin giới thiệu cho quý độc giả một số loại thực phẩm cần dùng và nên tránh khi bị chứng đau vai gáy, từ đó có thể giúp bệnh tình thuyên giảm tích cực hơn. Mời quý độc giả cùng xem thông tin qua bài viết sau:

I. Đau vai nên ăn gì để cải thiện đau nhức?

Đau vai gáy là tình trạng nhức mỏi phổ biến trong đời sống hiện đại ngày nay; người bị đau nhức thường là đối tượng có tính chất công việc ngồi lâu, đứng nhiều hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc, chế độ luyện tập không phù hợp và chế độ dinh dưỡng không đúng cách.

Đau vai gáy ăn gì?
Đau vai gáy cần bổ sung thực phẩm gì để giảm đau và tăng hiệu quả điều trị.

Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe xương khớp, tăng sức đề kháng và khả năng tái tạo khớp xương, phục hồi tổn thương giúp xương chắc khỏe. Cùng theo dõi bài viết sau đây:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

1. Các loại thực phẩm giàu acid béo

Các loại acid béo đến từ hải sản, các loại cá, tôm cua rất có lợi cho sức khỏe xương khớp, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau vai gáy cho người bệnh.

Đặc biệt, trong các loại thực phẩm dầu cá vô cùng tốt cho người đau nhức vai gáy và các bệnh lý về xương khớp khác, điều này đã được chứng minh qua rất nhiều công trình nghiên cứu. Người bệnh nên sử dụng 2 – 4g dầu cá mỗi ngày để thấy tình trạng đau mỏi vai gáy được cải thiện rõ rệt. Từ đó có tác dụng thúc đẩy sản sinh các tế bào mới cho vùng cơ khớp bị tổn thương.

Bên cạnh việc dùng dầu cá, thì các loại dầu đậu nành, dầu olive hay dầu hạnh nhân cũng góp phần đáng kể trong việc giúp giảm các triệu chứng đau vai gáy, viêm sưng hiệu quả.

2. Chất xơ và chống oxy hóa

Nhóm chất xơ và chống oxy hóa chủ yếu có trong rau xanh, hoa quả, các loại ngũ cốc và hạt và ngũ cốc… rất tốt cho sức khỏe của người đau vai gáy.

đau vai gáy Ăn nhiều trái cây
Ăn nhiều trái cây giúp giảm đau vai gáy hiệu quả.

Đặc biệt là Vitamin C có trong súp lơ xanh, bí đỏ, rau cải, cà rốt, cam, quýt… rất tốt cho sức khỏe xương khớp và giảm đau vai gáy hiệu quả. Đây là nhóm thực phẩm tốt nên ưu tiên bổ sung khi bị đau vai gáy.

Đọc thêm: Châm cứu chữa đau vai gáy – phương pháp mang lại hiệu quả nhanh

3. Canxi và vitamin D

Đây là nhóm thực phẩm rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, và không thể thiếu nếu muốn xương chắc khỏe, đẩy lùi hiệu quả chứng đau viêm xương khớp, đặc biệt là đốt sống cổ.

Người bệnh nên thường xuyên bổ sung trong thực đơn các loại nước xương hầm, mè đen, trứng, yến mạch, sữa…

4. Nước

Thiếu nước khiến cơ thể không hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất, mất cân bằng trong môi trường nội môi làm cho cơ thể mệt mỏi, các cơ quan bên trong cơ thể chậm dần và suy yếu đi.

Ngoài ra, việc không bổ sung kịp thời dẫn đến mất nước khiến dịch khớp ít, làm cho cơ bị co rút, vai gáy dễ bị đau nhức. Người bệnh nên uống đủ lượng nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp đào thải độc tố ra bên ngoài.

5. Thực phẩm chứa nhiều Magie

Do thiếu hụt một lượng lớn chất magie trong cơ thể dễ khiến sinh ra chứng đau nhức xương khớp và đau mỏi vai gáy.

Chính vì thể, việc bổ sung magie giúp ổn định chức năng của hệ thống các dây thần kinh, duy trì sức mạnh cơ bắp, giúp xương chắc khỏe thì người bệnh nên ăn nhiều yến mạch, hạt bí ngô, rau cải xoăn, khoai tây, ca cao, hạnh nhân, hạt điều, bắp cải, cần tây…

II. Những thực phẩm cần tránh khi bị đau vai gáy

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, người đau vai gáy cũng cần loại bỏ một số thực phẩm gây hại cho sức khỏe như sau:

1. Thực phẩm quá nhiều cholesterol và lipit

Thịt mỡ, jambon, xúc xích, lạp xưởng, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, bơ các loại, bánh kẹo đồ ngọt, nước uống có gas… là một trong những thực phẩm làm tăng nhanh nồng độ cholesterol và lipit trong máu.

Đầu tiên, những thực phẩm nhóm này khiến bạn tăng cân, gây nhiều loại bệnh như béo phì, mỡ trong máu, bệnh tim mạch và chứng bệnh xương khớp. Đặc biệt, với người có dấu hiệu đau vai gáy khi hấp thụ vào cơ thể sẽ tạo kích thích phản ứng viêm, khiến người bệnh đau nhiều hơn và chữa bệnh khó khăn hơn. Vì lúc này, các phản ứng viêm làm rối loạn quá trình thúc đẩy máu nuôi dưỡng cơ xương khiến cơ bắp và xương khớp bị suy yếu.

2. Tránh xa chất kích thích

Chất kích thích có nhiều trong bia, rượu, cafe, thuốc lá, đồ uống có cồn… sẽ tạo ra phản ứng hóa học gây hại cho cơ thể, khiến cho tế bào tiểu cầu bị kết dính, gây giãn tĩnh mạch khiến tình trạng đau vai gáy càng trở nên tồi tệ và khó cải thiện hơn.

Bên cạnh đó, chất photpho trong những chất kích thích khiến cho việc thất thoát canxi diễn ra nhanh hơn, cơ thể từ đó cũng hấp thu Vitamin D chậm hơn, làm quá trình tổng hợp canxi bị đình trệ.

4. Đồ ăn nhiều muối

Muối là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu sử dụng một lượng vừa phải thì sẽ tốt, còn nếu ăn quá nhiều muối trong một thời gian ngắn dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến nguy cơ tử vong.
Ăn quá nhiều muối dễ khiến cơ thể uống nhiều nước, gây nên tình trạng tiểu nhiều và thải ra canxi làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Ăn nhiều muối cũng dễ gây nên chứng sưng phù, tăng áp lực lên các đầu khớp xương xương khớp và làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

⇒ Bên cạnh chế độ dinh dưỡng để giúp cơ thể phục hồi và bổ sung năng lượng thì người bệnh cần chú trọng đến chế độ sinh hoạt và tập luyện để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho người bệnh biết được mình nên bổ sung thực phẩm gì trong thực đơn, cũng như cần tránh thực phẩm gây hại cho sức khỏe xương khớp để bệnh nhanh chóng được hồi phục. Bệnh nhân cũng nên đến các cơ sở y tế để thăm khám nếu tình trạng đau nhức vai gáy diễn ra liên tục, khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Song Lam

Độc giả nên xem thêm:

Cập nhật lúc 16:32 - 08/10/2018

Ý kiến độc giả ()

  1. Lê Thị Lành says: Trả lời

    Chào bác sĩ,cháu 22 tuổi, do cháu tập thể dục cháu vặn mình nhanh,sáng mai thức dậy nghiêng người thấy đau lưng bên phải, sau 1-2 ngày bắt đâu thấy tê chân xong đến lên tay, sau đó đau lên hai bả vai và cổ rồi tới đầu không ngủ được,cháu đi khám bs nói thiếu máu và hội chứng đau vai gáy, cháu uống thuốc thấy đỡ đau, nhưng vài ngày sau cháu cảm thấy đầu hơi bị tê, khi chỗ này khi chỗ khác và hơi bị hoa mắt, người mệt mỏi. Triệu chứng này là gì vậy bác sĩ, có tự hết không, có điều trị được không ,có để lại biến chứng không ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan