Đau khớp ngón chân cái là bệnh gì? Có phải Gout?

“Tôi bị đau khớp ngón chân cái có lẽ đã hơn 6 tháng nay rồi, mỗi lần chân ngâm nước, thời tiết có mưa lạnh hay tôi ăn hải sản vào thì đốt ngón chân cái lại đau nhức dữ dội. Mong các bác sĩ tư vấn giúp tôi liệu triệu chứng này có phải là dấu hiệu của bệnh Gout không? Xin chân thành biết ơn”

Nguyễn Vũ Cường – Long An

Chào anh Cường!

Nguyên nhân gây nên tình trạng khớp ngón chân cái đau nhức là do bàn chân phải thường xuyên tiếp xúc với các áp lực và stress do phải vận động cường độ cao, bị chấn thương hoặc làm việc quá sức. Ngoài ra, đau nhức ngón chân cái còn là dấu hiệu của những bệnh lý xương khớp ở bàn chân. Mời anh Cường cùng tìm hiểu những bệnh lý gây nên tình trạng đau khớp ngón chân cái qua bài viết dưới đây:

I. Đau ở khớp ngón chân cái là bệnh gì?

Theo Bác sĩ Lê Nguyễn Huy Hoàng – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, khớp ngón chân cái đau nhức thường do các tinh thể muối urat bị kết tủa, xuất hiện nên các cơn đau và nhói buốt, nhất là ban đêm.

Đau khớp ngón chân cái
Đau khớp ngón chân cái khiến người bệnh hoang mang vì không biết có phải bị bệnh Gout không?

Bác sĩ Hoàng cho biết, đau khớp ngón chân cái cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý phổ biến về xương khớp:

1. Viêm khớp ngón chân cái

Hiện tượng khớp ngón chân cái bị đau và sưng kèm theo triệu chứng sưng đỏ, đau khi cử động khớp, đi đứng khó khăn, thậm chí đau nhức khi được nghỉ ngơi. Chứng viêm khớp ngón chân cái thường là do các bệnh lý như viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa khớp mạn tính…

Nếu các triệu chứng đau nhức sau 1 tuần không khỏi thì người bệnh cần đến các cơ quan y tế để thăm khám, tránh để lâu ngày gây ra nguy cơ phá hủy sụn và phần xương dưới sụn, ảnh hưởng xấu đến bao khớp, dịch khớp… làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn, có nguy cơ biến dạng khớp hoặc gây tàn phế.

2. Cứng khớp ngón chân

Viêm khớp ở ngón chân cái thường kèm theo các gai xương lớn ở mu bàn chân, từ đó gây nên tình trạng cứng khớp ngón chân cái (Y học hiện đại gọi là Hallux Rigidus).

Triệu chứng Hallux Rigidus gây nên sự hạn chế co duỗi ngón chân cái, kèm theo triệu chứng sưng đỏ khớp xương. Khớp ngón chân cái thường đau nhức vào ban đêm và sáng sớm, khiến người bệnh phải xoa bóp mới giảm bớt triệu chứng đau nhức.

3. Ngón chân cái bị vẹo vào trong

Ngón chân cái vẹo vào trong (Gọi là chứng Hallux valgus) gây nên những biến dạng đặc trưng kèm theo triệu chứng phì đại các mô quanh khớp đốt chân cái.

Biến dạng ngón chân cái vẹo vào trong có thể gây đau và tình trạng nặng hơn nếu đi giày. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

4. Thiếu hụt Vitamin B12

Sự thiếu hụt vitamin B12 gây nên tình trạng thiếu máu ở người bị viêm khớp dạng thấp, từ đó khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn. Vitamin B12 có công dụng giúp thúc đẩy tủy xương sản xuất ra tế bào hồng cầu khỏe mạnh, từ đó giúp lượng máu lưu thông đến khớp xương được tăng cường.

Những bệnh nhân bị thiếu hụt Vitamin 12 thường khó thở, mệt mỏi, da dẻ xanh xao, tay chân lạnh lẽo, miệng lưỡi đau nhức, nhịp tim bất thường, chán ăn, sụt cân, tê rần ở các chi, nhịp tim đập bất thường, trí nhớ kém, dễ trầm cảm…

5. Bệnh Charcot-Marie-Tooth

Bệnh Charcot Marie Tooth thường là các rối loạn di truyền gây nên những ảnh hưởng hệ thống dây thần kinh tay chân. Bệnh gây nên sự suy yếu cơ bắp và càng nghiêm trọng nếu lâu ngày không được điều trị.

Bệnh Charcot Marie Tooth thường khiến ngón chân cái co quắp vào trong, vòm ngón chân nhô cao lên. Bệnh Charcot Marie Tooth gây nên sự mất cân bằng, khiến việc di chuyển và đi lại khó khăn. Bệnh Charcot Marie Tooth thường gặp ở những thiếu niên hay giai đoạn sớm tuổi trưởng thành…

6. Đau khớp ngón chân cái do tiểu đường

Bệnh tiểu đường khiến cho hệ thống xương khớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có chứng đau nhức khớp ngón chân cái. Mật độ canxi trong xương của người bị tiểu đường lại thấp hơn 34% so với người bình thường.

Do bệnh tiến triển không một cách âm thầm nên người bệnh không hề hay biết; đốt ngón tay, ngón chân của người bệnh khó khăn khi co duỗi, nếu cong gập lại gây tình trạng đau buốt. Những tổn thương do tiểu đường khiến các đốt xương bị xơ hóa và co rút. Từ đó gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho đời sống, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Do triệu chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh bị ảnh hưởng đến khả năng lao động, đời sống sinh hoạt… và gây khó khăn cho việc điều trị các bệnh cơ khớp.

Các biến chứng khớp xương ở người bệnh tiểu đường (trong đó có ngón chân cái) thường gây nên những tổn thương thần kinh và mạch máu, làm suy giảm sức đề kháng và khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn.

⇒ Do đó, người có dấu hiệu đau nhức ngón chân cái nên đi khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp, từ đó giúp hỗ trợ điều trị nhanh chóng, giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi và tiết kiệm chi phí điều trị.

II. Triệu chứng đau khớp ngón chân cái có phải là bệnh Gout không?

Nếu bạn bị đau nhức ngón chân cái mà kèm theo hiện tượng sưng đỏ, viêm tấy và có những cơn đau bất thường ngón chân cái vào ban đêm thì đến 82% là bạn có nguy cơ mắc các triệu chứng của bệnh Gout.

Bệnh Gout là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa của môi trường nội tiết bên trong cơ thể (Làm tăng hoặc giảm nồng độ lượng Axit Uric trong máu).

Trong Y học hiện đại, nguyên nhân gây bệnh Gout là do sự lắng đọng tinh thể muối Urate Natri tại các khớp… gây đau nhức và sưng tấy vô cùng khó chịu cho người bệnh.

Bệnh Gout đau ngón chân cái
Bệnh Gout gây xưng đau khớp ngón chân cái khiến người bệnh vô cùng đau đớn và khó chịu.

Triệu chứng của bệnh Gout ngoài việc đau nhức khớp ngón chân cái, người bệnh còn có những dấu hiệu khác khiến người bệnh gặp nhiều khốn đốn:

  • Khi người bệnh nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm, uống nhiều rượu bia khiến các cơn đau nhức bệnh Gout xuất hiện nhiều hơn.
  • Cơn đau xuất hiện nhiều, các khớp ngón chân càng sưng đỏ dữ hơn khi người bệnh có các hoạt động nặng hoặc vận động với cường độ cao.
  • Ngón chân cái bị tổn thương do bệnh Gout khiến người bệnh thay đổi dáng đi, ngón chân cái bị va chạm dễ gây nhiều đau đớn.
  • Trường hợp bệnh Gout chuyển sang giai đoạn mạn tính khiến cho ngón chân cái bị sưng đau liên tục và âm ỉ, cơn đau dai dẳng và sưng đỏ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
  • Bên cạnh chứng đau nhức và sưng đỏ ở ngón chân cái, người bệnh còn mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn, sốt, tinh thần bị suy nhược trầm trọng…

Bệnh Gout là căn bệnh khá nguy hiểm. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh Gout không kéo dài hoặc xuất hiện thường xuyên. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, triệu chứng đau nhức sẽ tái phát thường xuyên cũng như kéo dài hơn. Có thể gây nên những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm đa khớp, biến dạng khớp xương, sỏi thận hoặc thậm chí dẫn đến tàn phế.

Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh Gout như đau khớp ngón chân cái, bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín để thực hiện xét nghiệm cần thiết như đo chỉ số axit uric nhằm xác định đúng bệnh, từ đó để bác sĩ có phác đồ điều trị thích hợp.

II. Điều trị và phòng ngừa đau khớp ngón chân cái

Hiện nay, để điều trị chứng đau nhức khớp ngón chân cái từ các bệnh lý xương khớp hoặc bệnh Gout đều có rất nhiều phương pháp để người bệnh lựa chọn nhằm giảm các chứng đau nhức hiệu quả:

1. Điều trị theo phương pháp Tây y

Các loại thuốc giảm đau do bệnh Gout cấp tính có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau. Thuốc chống viêm thường dùng là thuốc không Steroid; thuốc kháng viêm Corticoid hoặc thuốc giảm là paracetamol.

Bên cạnh việc dùng thuốc chữa chứng sưng đau ngón chân cái do bệnh Gout, người bệnh có thể tiến hành làm phẫu thuật cắt bỏ cục u để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại, làm việc hoặc vận động.

2. Điều trị bằng thảo dược

Trong Đông y, chứng đau nhức ngón chân cái do bệnh Gout thường được gọi là chứng thống phong, chủ yếu là do khí huyết suy yếu, kinh mạch không đều khiến tà khí dễ dàng xâm nhập gây tắc nghẽn kinh lạc, gây nên chứng đau nhức, sưng đỏ tại khớp ngón chân cái.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa đau nhức ngón chân cái từ một số loại thảo dược có quanh nhà:

♦ Chữa đau nhức ngón chân cái bằng lá lốt

Lá lốt không chỉ là lá gia vị quen thuộc đối với mỗi gia đình, mà trong lá lốt còn chứa thành phần kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm khá tốt. Lá lốt rất thích hợp để chữa các chứng phong thấp và đau nhức xương khớp hiệu quả.

  • Bài thuốc uống

Lấy khoảng 10 – 15g lá lốt đem rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô, sau đó đem sắc với 3 bát nước cho đến khi còn lại 1 bát thì chắt nước thuốc ra và uống khi còn ấm.

Nên uống thuốc sau bữa ăn tối 30 phút, kiên trì dùng liên tục trong khoảng 20 ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau sưng, thanh lọc cơ thể rất hiệu quả mà lá lốt đem lại.

  • Bài thuốc ngâm chân

Lấy khoảng 50g lá lốt tươi rồi sao đó đem rửa sạch, có thể dùng cả cành và rễ, rồi đem hỗn hợp thuốc sao qua với nửa củ gừng, sau đó cho lá lốt đun sôi với 2 lít nước.

Đun sôi trong 3 phút rồi thêm ít muối, chờ nước ấm thì cho chân vào ngâm trước khi đi ngủ vào mỗi tối.

Dùng liên tục 10 ngày sẽ giảm đau nhức ngón chân cái hiệu quả.

♦ Dùng lá tía tô chữa đau nhức ngón chân cái do bệnh Gout

Tía tô là 1 loại thực phẩm và gia vị quen thuộc với người dân Việt Nam, giúp món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra lá tía tô còn được đánh giá khá cao trong việc điều trị bệnh Gout gây đau khớp ngón chân cái, và được nhân dân dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian.

lá tía tô
Lá tía tô chữa đau nhức xương khớp khá hiệu quả.

Lượng tinh dầu có trong lá tía tô giúp bệnh nhân đau nhức khớp xương giãn tĩnh mạch, chống viêm, giảm đau, ngăn chặn nhiễm khuẩn và giảm đau nhanh chóng.

  • Đem một nắm lá tía tô rửa sạch, để cho ráo nước rồi sắc chung với 1 lít nước và đợi cho sôi cạn còn 400ml. Sau đó, chắt lấy nước thuốc và bỏ bã thuốc. Dùng nước thuốc trong ngày.
  • Ngoài tác dụng giảm đau, sau khi dùng thuốc khoảng 30 phút thì cơn đau nhức ngón chân cái sẽ được giảm hẳn vì giúp đào thải lượng lớn Acid Uric ra khỏi cơ thể.
  • Ngoài bài thuốc uống, người bị đau khớp ngón chân cái chỉ cần sử dụng vài cành tía tô đem giã nát, đắp lên ngón chân cái bị sưng đau trong vài phút sẽ giảm tình trạng sưng đau hiệu quả.

⇒ Bên cạnh đó, muốn không gặp tình trạng đau khớp ngón chân cái, thì quan trọng nhất không phải là có bệnh rồi mới gấp rút đi điều trị, quan trọng là phải phòng bệnh trước khi nó ập đến.

Chính vì thế, độc giả nên lưu ý đến những vấn đề sau nếu không muốn bị đau khớp ngón chân cái, gây cản trở cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

  • Chọn giầy phù hợp: Hãy chuẩn bị cho mình 1 đôi giầy phù hợp và thoải mái nhất cho đôi chân, tránh dùng giầy cao gót hoặc giầy qua chât gây chèn ép các ngón chân dẫn đến đau nhức. Nếu tính chất công bắt vuốt phải đi hoặc đứng nhiều, thì một đôi giầy đế bằng sẽ là lựa chọn khá thông minh thay vì một đôi giầy thời trang.
  • Massage chân: Các động tác xoa bóp và day ấn bàn chân, khớp ngón chân sẽ giúp giảm đau và khó chịu cho ngón chân cái. Các động tác nhẹ nhàng và đều đặn giúp lưu thông máu và giảm viêm.
  • Nâng cao chân lúc nghỉ ngơi: Khi bị đau khớp ngón chân cái, bạn cần nghỉ ngơi để giảm đau đớn và sưng tấy. Khi nằm, hãy kê một cái gối hoặc một tấm nệm để chân bạn cao hơn so với thân sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Tránh chơi thể thao nặng, thậm chí là không chạy bộ hoặc đi bộ thể dục.
  • Chườm lạnh: Khi đau nhức và sưng tấy ngón chân cái, bạn có thể giảm đau bằng cách cho đá vào một túi vảo và chườm lên vùng đau nhức. Nhiệt độ lạnh sẽ giảm sưng đau vì lúc này các dây thần kinh đã được làm tê liệt tạm thời.

Bên cạnh đó, chúng ta cần nên bổ sung các loại dưỡng chất như sữa, ngũ cốc, hải sản… để cung cấp canxi cho xương. Nên hạn chế những nguy cơ gây đau đớn xương khớp như ngồi lâu, chăm chú nhìn làm việc với máy tính và điện thoại…

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp anh Cường có câu trả lời cho việc đau khớp ngón chân cái có phải bệnh Gout không? Để đẩy lùi triệu chứng đau nhức, anh Cường hãy nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt anh nhé!

Chúc anh mau chóng khỏe mạnh!

Song Lam (Tổng hợp)

Tìm hiểu thêm: Bệnh gout có chữa được không?

Cập nhật lúc 10:39 - 10/10/2018

Ý kiến độc giả (26 bình luận)

  1. Ngọc Khải says: Trả lời

    Cho mình hỏi với, trường hợp mình đã bị nổi cục topit rồi thì chữa gout bằng thuốc đông y còn có hiệu quả không? nói thật trước mình k định chữa đông y, nhưng mà ông bạn mình chữa đông y cũng bệnh gút với đại tràng kêu tốt và khỏi nên mình mới muốn hỏi về trường hợp của mình

    1. Lãng Anh Hà says: Trả lời

      Bệnh gút này chữa đông y này hiệu quả lắm bác ơi, tôi tìm hiểu về trung tâm thừa kế & ứng dụng đông y vn này và cũng đi khám lấy thuốc được 3 tuần nay rồi, cũng 1 phần là kiêng khem và làm theo chỉ dẫn bác sĩ, hiện tại các cơn đau sưng của tôi đỡ hẳn chưa thấy đau lại, đợt trước đau ghê lắm, nhiều lúc đi làm về tôi còn k dựng được cả chân chống xe khi dắt vào nhà cơ mà.

      1. Phạm Thành Trung says: Trả lời

        Giờ tình hình bác sao rồi? tiến triển tốt không? tôi bị gút cũng 3 năm nay rồi, cũng nghĩ là bệnh này không chữa được chỉ điều chỉnh ăn uống sinh hoạt thôi nhưng hôm nọ họp lớp cấp 3 có thằng bạn làm bên dược lại kêu là gút chữa đông y cực tốt nên đâm ra giờ đang muốn chữa để ăn uống cho thoải mái cảnh kiêng khem ăn uống bí bách khó chịu quá

  2. Nguyễn Minh Thư says: Trả lời

    ông xã mình công việc phải tiếp khách nên uống nhiều rượu bia suốt ngày phải đi tiếp khách triền miên. Đợt vừa rồi thấy khi nào ở nhà là lại ca cẩm các ngón chân cái bị ửng đỏ rồi mắt cá chân sưng đau, nhưng sau đó vài ngày thì tự nhiên hết. Nhiều khi nghĩ cũng sợ ổng bị gút vì suốt ngày cứ bia rượu thịt thà hải sản nhiều dễ bị bệnh này lắm. Nhưng bảo đi khám thì nhất định không. cứ lấy hết lý do này đến lý do khác để không đi, chắc sợ bác sĩ. Thế là đợt cuối năm vừa rồi chân đau quá không đi được lúc đấy ổng mới chịu đi khám thì làm các xét nghiệm bác sĩ bảo bị gút nhưng uống thuốc đến 2 đợt không khỏi, nó cứ cái kiểu đỡ được tháng hơn tháng là bị lại. Giờ cũng không biết đi theo đông y liệu có còn hiệu quả không và trung tâm thừa kế này ai đã chữa rồi chia sẻ mình với

    1. Giang Trần says: Trả lời

      Tôi tìm hiểu về bài thuốc cốt vương thần hiệu thang này thấy nhiều người nhận xét tốt lắm, cũng đang tìm hiểu để đưa quyết định đi khám đây

      1. Phạm Trường 354 says: Trả lời

        mình cũng nghĩ giống bạn này, bác nào có bị gút thì cứ thử tới đây khám chữa xem sao, thuốc đông y thì an toàn rồi, không lo uống nhiều hại người như tân dược

  3. Thế Anh says: Trả lời

    Em hay đi đá bóng phủi, cách đây hơn 1 tháng em bị va chạm trong lúc đá thì về mu bàn chân và chỗ ngón chân cái bị sưng tấy lên, sau đó 1 tháng trở lại đây, các vết sứng mu thì hết, ngón chân cái cũng gần như hết sưng nhưng cứ thỉnh thoảng lại đau nhức ở chỗ khớp ngón chân cái. đi chụp chiếu thì không sao, nhưng xét nghiệm máu thì thừa đạm, e đang lo là mình bị gút thì khổ.

    1. Hải Hoàng Linh says: Trả lời

      xét nghiệm sinh hoá mà chỉ số thừa đạm thì 80% là gout rồi, điều chỉnh lại ăn uống cho hợp lý đi, nếu vẫn bị đau thì nên đi làm xét nghiệm sâu hơn để xác định chính xác nhé

  4. Trung Hà VinaCC says: Trả lời

    Cho tôi hỏi dùng thuốc colchicine tiêm vào mỗi khi bị đau gout cấp thì có ảnh hưởng gì không? tác hại đến dạ dày hoặc sợ nhờn thuốc không?

    1. Thành Lợi says: Trả lời

      Thuốc này trong chỉ định nó ghi rõ là Colchicine “không được dùng đối với bệnh nhân có độ lọc cầu thận (GFR) dưới 10ml/phút” nghĩa là nó có ảnh hưởng rất nhiều đến thận và nếu thận kém k lọc được chất thì nó sẽ có những ảnh hưởng trực tiêsp đến sức khoẻ.

      1. Trung Hà VinaCC says: Trả lời

        Vậy à, tôi dùng thuốc này khá thường xuyên và gần đây thấy mặt mũi bắt đầu lên nhiều mụn bọc, da xấu đi nhiều nên tôi cũng đang muốn tìm hiểu xem, sợ thuốc này dùng nhiều có hại, mà đông y có chữa được các cơn đau cấp không ?

        1. Đức Hải says: Trả lời

          thuốc tây có bao giờ là không có tác dụng phụ đâu, chưa kể còn nhờn thuốc và kháng thuốc, thuốc đông y thì tác dụng lâu dài, có thể ngay khi đau cấp dùng k ăn thua nhưng mà dùng lâu dài sẽ làm giảm cơn đau cấp lần sau hoặc k xuất hiện lại các cơn đau như thế nữa khi thay đổi thời tiết

  5. Loan Thanh Trần says: Trả lời

    Bênh gút mà k chữa kịp thời là nhiều biến chứng nguy hiểm lắm đấy mn ạ, ông chồng mình bị gút, xong các khớp sưng vù lên, có chỗ khớp tay bị lở loét ra nữa, đi khám bác sĩ bảo là bị biến chứng hạt tophi gì đấy, Giờ k biết chữa bằng thuốc đông y liệu có khỏi được không nữa cơ

    1. Khôi says: Trả lời

      Bệnh gout không chữa sớm để nó biến chứng thì cũng khổ lắm
      http://www.chuyenkhoaxuongkhop.com/tam-ly-bien-chung-benh-gut-khong-nen-coi-thuong.html

      1. Dương Hằng Nga says: Trả lời

        Yếu tố tâm lý cáu gắt lây ra cho những người xung quanh mới là điều đáng sợ nhất, đau 1 tí thì chịu được nhưng xa cách trong lòng, gia đình suốt ngày cãi vã to tiếng thì không ra thể thống gì

  6. ngo chau trinh says: Trả lời

    Tôi bị sưng đau như diện giật. Theo nhịp tim. Dau nóng do o cố chân. Phía trong. Dau suất hiện dột nghot ban dem . Uống thuốc clochici 1mg. Bớt dau. Nhưng trên 20 ngay. Ban dem cố chan súng trở lại. Và rất dau. Xét nghiem acit uric tren 520 . Nghe nói bình thường 416ho hỏi có phải tôi bệnh gut không. Tôi nay 50 tuổi

    1. Bùi Thị Duyên says: Trả lời

      mình đang điều trị bệnh này bằng bài thuốc của dòng họ đỗ minh theo chỉ đinh của bs Tuấn ngoài da bác sĩ con yêu cầu cải thiện chế độ ăn uống kiêng hoàn toàn rượu bia , những loại thức ăn chứa nhiều chất đạm , và bác sĩ khuyên mình uống nhiều nước , nước khoáng nhiều kiềm . hiện tại qua 2 tháng điều trị thì mình cảm thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt . như tình trạng bệnh của mình bác sĩ Tuấn yêu cầu điều trị 4 tháng

  7. Thanh says: Trả lời

    Tôi cũng mới tới chỗ bác sĩ Tuấn khám và mua thuốc uống được gần 1 tuần rồi . nhìn chung mình thấy thuốc thì khá dễ uống mà được cái ưu điểm là thuốc nam nhưng không phải sắc thuốc rất tiện chỉ việc pha với nước là uống thôi . bác sĩ cũng yêu cầu trong thời gian điều trị lên thực hiện đúng chế độ ăn uống thì lượng axit uric mới giảm được nhanh , Tôi hy vọng lần này sẽ hợp thầy hợp thuốc .

  8. Lê Thị Lý says: Trả lời

    đây có phải bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh mà các anh chị đang điều trị phải không vậy ? mẹ mình hiện cũng đang bị bệnh gút trước mẹ cũng điều trị ở bệnh viện rồi mà sao vừa rồi kiểm tra lại thì lượng axit uric vẫn cao , mà mẹ mình chế độ ăn uống rất là kiêm khem theo chỉ ddinnhj của các bác sĩ bệnh viện đó .

    http://www.benhcoxuongkhop.net/vuot-troi-bai-thuoc-chua-khoi-benh-gut-dong-ho-minh.html

  9. Thanh Tâm says: Trả lời

    mọi người cho tôi xin địa chỉ và sđt ở chỗ bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh này với nhé ? tôi bị bệnh gút 3 năm nay rồi mà sao dạo này hình như uống thuốc tây nhiều quá bị nhờn thuốc hay sao đó mà hôm trước đi kiểm tra thì axit uric lên 198 .

  10. Trần Văn Hưng says: Trả lời

    Tôi gửi mọi người sđt và địa chỉ của bác sĩ Đỗ Minh Tuấn đây nhé tôi đang theo bác sĩ Tuấn điều trị được hơn 2 tháng nay rồi nhìn chung thấy bệnh tình tiến triển rất tốt . như tôi thì bác sĩ Tuấn yêu cầu điều trị phải tầm 4 đến 5 tháng liên tục đó .
    >> Địa chỉ : số 37A Ngõ 97 Văn Cao – Ba Đình – Hà Nội .
    >> Điện thoại: 024 62 536 649 – 0963 302 349 .

  11. Trúc Phạm says: Trả lời

    mình ở TPHCM thì phải đăng ký mua thuốc như thế nào vậy cả nhà ơi , liệu có bắt buộc phải ra HN khám không vậy ?

  12. Tran nguyen hai trinh says: Trả lời

    Minh hien gio cung dang kien tat ca cac mon nhu tom ca mi goi ma cho minh hoi uong ca phe co bi benh gut ko vay

  13. Dương văn tỵ says: Trả lời

    Mình chỉ đua ở khớp ngón cái lâu lau đau nhói lên một lần rồi hết zay cho mình hỏi là chịu chứng gì

  14. đào hùng says: Trả lời

    bác sĩ cho em hỏi chút. em bị đau khớp ngón chân cái kiểu đau âm ỉ nhưng khi mình xoa bóp một lúc thì lại đỡ đau thì ko bít là bệnh j

  15. Ngô văn lâm says: Trả lời

    Mình 32 tuổi. Mình có giện tượng đau khớp ngón chân cái và có hiện tượng hơi xưng. Thỉnh thoảng lại đau kiểu giựt giựt nhưng chỉ bị 1 bên chân trái. Vậy cho mình hỏi đấy là dấu hiệu của bệnh j? Xin cảm ơn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan