Triệu chứng và dấu hiệu gai đôi cột sống thường gặp

Nhận biết các dấu hiệu gai đôi cột sống là một điều vô cùng cần thiết, vì đây là một căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến những sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Trong một số trường hợp, những triệu chứng gai đôi cột sống lại chỉ biểu hiện ra bên ngoài khi đứa trẻ đã chạm đến độ tuổi trưởng thành. Lúc này, bệnh sẽ gây ra những biến chứng về bệnh lý như tê liệt dây thần linh, thoát vị đĩa đệm, tiểu tiện không tự chủ v.v…Theo bác sĩ Phạm Thị An, làm việc tại khoa cột sống bệnh viện Bạch Mai thì: “Gai đôi cột sống, nói cho dễ hiểu thì đây là hiện tượng cột sống bị tách đôi (split spine).

Nói một cách hình tượng, cột sống của người mắc bệnh lúc này sẽ như một cuốn bò bía cuốn không chặt tay, bị bung ra. Có nghĩa là. ống thần kinh và xương sống của bệnh nhân gai cột sống sẽ đều không thể đóng lại như những người bình thường khác. Đây là một bệnh có tỷ lệ trẻ em mắc phải khá cao. Theo thống kê thì cứ 1000 trẻ sẽ có 2 trẻ bị gai đôi cột sống. Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống xuất phát chủ yếu từ những khiếm khuyết trong quá trình hình thành nên bào thai, vì vậy đây là một loại dị tật bẩm sinh.

dấu hiệu bệnh gai đôi cột sống
Gai đôi cột sống là một bệnh lý bẩm sinh những những dấu hiệu chỉ rõ ràng khi người bệnh đến tuổi trưởng thành.

Cần phải sớm nhận biết bệnh qua các triệu chứng, để có thể chủ động trong quá trình điều trị gai đôi cột sống, tăng phần trăm bệnh nhân có một cột sống bình thường nhất có thể. Bệnh này sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chia thành 3 loại: gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta), thoát vị màng não, và nguy hiểm nhất là loại thứ 3 gọi là gai đôi cột sống có nang (spina bifida cystica). Gai đôi cột sống có nang, đồng nghĩa với việc bệnh nhân dù có phẫu thuật cũng chẳng thể phục hồi chức năng của dây cột sống.”

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Trong cơ thể con người, bất kỳ bộ phận nào dù nhỏ như móng tay hay lớn như cột sống, khi gặp vấn đề đều sẽ gây ra những hậu quả đáng kể. Ở bệnh gai đôi cột sống, vị trí gặp vấn đề là cột sống – một trong những bộ quận tối quan trọng của cơ thể con người, chi phối hoạt động của tất cả các bộ phận khác. Người bệnh sẽ thường bị gai ở vùng thắt lưng hoặc xương cùng.

I. Nhận biết dấu hiệu của bệnh gai đôi cột sống

Có một điều đáng lưu ý về căn bệnh gai đôi cột sống này là các dấu hiệu của nó rất mơ hồ ở trẻ nhỏ và chỉ bắt đầu rõ rệt hơn ở độ tuổi trưởng thành. Do đó, với những loại bệnh có chiều hướng nhiễm, ủ, phát một cách thầm lặng như vậy ta cần phải nhận biết, lưu ý kỹ những dấu hiệu của bệnh gai đôi cột sống để kịp thời điều trị. Khi bị gai đôi cột sống, bệnh nhân sẽ gặp những dấu hiệu dưới đây:

  • Dấu hiệu gai đôi cột sống đầu tiên là những cơn đau ở khu vực cột sống, cơn đau tăng lên đáng kể khi bệnh nhân vận động mạnh. Đặc biệt nếu bị té dập mông xuống đất sẽ gây đau nhói dữ dội ở đốt sống.
  • Trường hợp gai đôi nằm ở đốt sống cổ sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau khi xoay cổ, cơn đau đôi khi lan ra hai tay.
  • Nếu bị gai đôi cột sống ở thắt lưng, những cơn đau sẽ di chuyển lên xuống từ lưng đến bàn chân.
đau là dấu hiệu của gai xương cột sống
Những cơn đau tùy theo vị trí bị gai xương cột sống là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
  • Sự không đóng kín được của ống xương sống sẽ khiến cho cả cột sống của người bệnh vận động khó khăn hơn, kém linh hoạt hơn người có cột sống khỏe mạnh.
  • Bệnh nhân gai đôi cột sống sẽ có thể bị liệt dây thần kinh, các cơ bắp trở nên lỏng lẻo hoặc nghiêm trọng hơn là đại tiện tiểu tiện không tự chủ.
  • Đối với trẻ sơ sinh, gai đôi cột sống sẽ bộc lộ ra ngoài bởi các dấu hiệu mắt thường có thể quan sát được như: lông, tóc bất thường và có một vết lõm nhỏ hoặc vết bớt trên lưng (vùng cột sống). Bên cạnh những dấu hiệu ở ngoại hình, trẻ cũng sẽ gặp khó khăn khi bú sữa, khi nuốt thức ăn và thậm chí là khi trẻ thở. Bệnh còn gia tăng nguy cơ mắc chứng viêm màng não ở trẻ.

Trên đây là các dấu hiệu thường thấy trong quá trình gai cột sống bắt đầu phát bệnh lên cơ thể con người. Cần lưu ý rằng không phải bệnh nhân nào cũng sẽ gặp những dấu hiệu như trên và y như nhau, tất cả còn phụ thuộc vào 2 vấn đề. Thứ nhất, loại gai đốt sống (1 trong 3 loại ở trên); thứ hai, vị trí bị gai đốt sống.

Tuy vậy, vì đây là một căn bệnh nguy hiểm, gây biến chứng rất cao, khả năng trị dứt điểm lại thấp, nên khi thấy mình có những dấu hiệu gai đôi cột sống trên, bạn hãy đi đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác các triệu chứng và điều trị kịp thời.

II. Chẩn đoán chính xác triệu chứng gai đôi cột sống

Có một sự thật là những dấu hiệu ở trên khá mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến cột sống khác, điển hình như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cổ. Tuy nhiên, để bệnh âm thầm tiến triển đến mức đã phát ra thành những dấu hiệu bên ngoài là một điều không nên. Phụ nữ đang mang thai nên chủ động đến bệnh viện để có những chẩn đoán chính xác nhất về gai cột sống, để được phòng ngừa và điều trị sớm cho trẻ. Các chẩn đoán bao gồm:

1. Xét nghiệm máu

Các bác sĩ sẽ kiểm tra xem em bé nằm trong bụng bạn có bị gai đôi cột sống hay không qua các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm huyết thanh của người mẹ: Mẫu máu của người mẹ sẽ được đưa đi xét nghiệm dể rút ra alpha-fetoprotein (AFP) – một loại protein do bào thai sản xuất ra. Nếu lượng AFP này vượt quá mức cho phép thì có nghĩa là em bé đã mắc phải những vấn đề ở ống thần kinh, nguy cơ bị gai đôi cột sống khá cao.
  • Tuy nhiên, lượng AFP có thể thay đổi do các tính toán sai lệch độ tuổi thai nhi. Vì vậy bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu để xác định lại. Nếu kết quả xét nghiệm lần thứ 2 vẫn cao thì các mẹ sẽ phải siêu âm.
  • Bên cạnh đó, để chẩn đoán chính xác các triệu chứng gai cột sống, bác sĩ sẽ thực hiện thêm xét nghiệm MSAFP với 2 – 3 xét nghiệm máu khác. Mục đích của những xét nghiệm MSAFP là sàng lọc để tìm ra các bệnh khác như hội chứng thiếu nhiễm sắc thể số 21 (Down).
xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh gai đôi cột sống
Mức độ AFP tăng cao trong máu là một dấu hiệu của bệnh gai đôi cột sống.

2. Chọc nước ối

Trường hợp lượng AFP trong máu cao nhưng kết quả siêu âm cho thấy lượng ATP lại ở mức cho phép thì lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối. Đây là một phương pháp dùng kim lấy một mẫu nước ối từ túi ối để phân tích. Sở dĩ chọc ối có thể phát hiện gai đôi cột sống vì một lượng nhỏ ATP sẽ có trong nước ối của thai nhi khỏe mạnh. Khi cột sống, ống thần kinh của bé có những khiếm khuyết thì nước ối sẽ có lượng ATP khá cao. Nguyên nhân là do phần da bao quanh cột sống đã bị tiêu biến dẫn đến việc ATP rò rỉ, tràn vào túi ối.

Là một bệnh khó điều trị, dễ gây biến chứng nhưng theo bác sĩ An, tin vui cho những ai có ý định mang thai là gai đôi cột sống có thể ngăn chặn được. Nguy cơ mắc căn bệnh gai đốt sống có thể giảm đến 70% nếu cơ thể người mẹ được cung cấp đầy đủ acid folic trước và trong 3 tháng đầu mang thai. Có nghĩa là 0.4 mg axit folic mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh gai đốt sống.

3. Siêu âm

Sau khi các xét nghiệm máu cho thấy mức độ AFP trong máu cao, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm cho người mẹ để xác định nguyên do. Những phương pháp siêu âm tiên tiến ngoài việc có thể xác định chính xác tuổi thai nhi – yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng AFP thai nhi sản sinh ra, còn có thể phát hiên ra những dấu hiệu của chứng gai đôi cột sống.

siêu âm giúp phát hiện sớm bệnh gai đôi cột sống
Siêu âm là một cách chính xác để sớm nhận biết thai nhi có mắc những khiếm khuyết về ống cột sống hay không.

Bệnh gai đôi cột sống có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào tính chất, kích thước, vị trí của bệnh. Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa thể điều trị dứt điểm được. Vì vậy việc nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu gai đôi cột sống là vô cùng cần thiết trong việc phòng bệnh và chữa bệnh.

Các dấu hiệu gai đôi cột sống thường chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, nhưng bệnh thì đã hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đây cũng là một điều đặc biệt ở căn bệnh này. Điều cần làm là nếu có những dấu hiệu như trên, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị; đối với người mẹ đang mang thai, việc xét nghiệm để phát hiện sớm các dấu hiệu gai đôi cột sống của thai nhi cũng vô cùng quan trọng.

Chuyên viên tư vấn: Thư Nguyễn 

Tham khảo thêm: Bệnh gai đôi cột sống cổ có di truyền hay không?

Cập nhật lúc 09:08 - 13/06/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan