Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở lứa tuổi nào?

“Gần đây tôi hay bị đau nhức vùng thắt lưng do làm việc với máy tính nhiều, tôi lo lắng vì sợ bản thân mắc bệnh đau dây thần kinh tọa. Mong chuyên mục tư vấn giúp tôi Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở lứa tuổi nào? Người trẻ có mắc phải bệnh này không? vì hiện tại tôi chỉ mới 27 tuổi. Xin cảm ơn!”

Nguyễn Thanh Hưng, Bình Dương

Chào bạn,

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Rễ thần kinh bị chèn ép chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau của bệnh, có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự chèn ép này, trong đó có tuổi tác. Mỗi bệnh lý sẽ có một độ tuổi đặc trưng, đau thần kinh tọa cũng không ngoại lệ.

Bạn đọc tham khảo những thông tin trong bài viết để giải đáp được thắc mắc Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở lứa tuổi nào?

Đau dây thần kia tọa thường gặp ở lứa tuổi nào
Đau dây thần kia tọa thường gặp ở lứa tuổi nào?

Đau dây thần kia tọa thường gặp ở lứa tuổi nào? Giải đáp!

Hiện tượng chèn ép gây tắc nghẽn ở rễ thần kinh xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp là do đốt sống và đĩa đệm chèn ép lên. Do đó, tác nhân phổ biến gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa phổ biến nhất chính thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống thắt lưng. Bác sĩ Lê Trần Hoàng Anh – Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đã có những chia sẻ về vấn đề Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở lứa tuổi nào?

“Đau dây thần kia tọa là bệnh lý mà mỗi người sẽ gặp phải, ít nhất một lần trong đời. Bệnh phát triển ở dạng cấp tính và mãn tính, đối với người bị đau thần kinh tọa cấp tính thường xuất phát từ tư thế sai hoặc lao động nặng nhọc gây áp lực lên đốt sống. Tuy nhiên, nếu không cải thiện những nguyên nhân trên, bệnh có xu hướng chuyển biến thành mãn tính và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

Dây thần kinh tọa bắt nguồn từ vùng thắt lưng và chạy dọc xuống các bộ phận ở phần dưới cơ thể, do đó mỗi tác động đến nó đều có tác động đến những bộ phận có mối liên hệ. Nguyên nhân phổ biến gây ra đau dây thần kinh tọa thường do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, nguyên nhân này ảnh hưởng hoàn toàn đến số tuổi mắc phải bệnh đau thần kia tọa.

Khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, phần đốt sống và đĩa đệm thiếu chắc khỏe và linh hoạt, dễ tổn thương khi vận động mạnh. Những tác động từ hoạt động sinh hoạt và lao động khiến đĩa đệm tổn thương và chèn ép lên rễ thần kinh ở thắt lưng gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa. Độ tuổi xương khớp bắt đầu thoái hóa dễ mắc bệnh đau thần kinh tọa tập trung đều trên 30 tuổi.

Tuy nhiên đây chỉ là lứa tuổi tập trung nhiều nhất, những người không nằm trong độ tuổi này vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu duy trì những thói quen gây hại đến đốt sống. Do đó, ngoài tuổi tác, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.”

Với trường hợp của bạn Thanh Hưng, tuy chỉ mới 27 tuổi nhưng tính chất công việc khiến bạn phải giữ một tư thế trong thời gian dài. Gây áp lực và chèn ép lên dây thần kinh tọa, ban đầu những cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng, sau đó sẽ lan xuống nhiều cơ quan khác. Nếu không cải thiện ngay những thói quen xấu, nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa mãn tính trước 30 tuổi là điều có thể xảy ra.

Phòng ngừa đau dây thần kinh tọa theo từng độ tuổi

Bệnh đau dây thần kinh tọa khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị, gây ra những khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và lao động. Do đó, mọi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách phòng ngừa bệnh lý này.

1. Phòng ngừa cho người dưới 30 tuổi

Dưới 30 tuổi cơ thể và hệ thống xương khớp rất khỏe mạnh, ít gặp những vấn đề xấu nào trừ khi bạn bị di truyền một số bệnh lý mãn tính từ người thân. Tuy nhiên nếu làm những công việc mang vác nặng, hay công việc văn phòng, thường xuyên phải làm việc với máy tính, bạn hoàn toàn có thể bị đau dây thần kinh tọa.

Phòng ngừa đau dây thần kinh tọa cho người dưới 30 tuổi
Phòng ngừa đau dây thần kinh tọa cho người dưới 30 tuổi

Để phòng ngừa bệnh lý này, bạn chỉ cần thay đổi những tư thế làm việc không đúng. Với người lao động nặng nhọc, nên thực hiện những tư thế mang vác giảm áp lực lên đốt sống, cân bằng giữa các khớp để phòng tránh bệnh. Với người làm công việc văn phòng, bạn nên đi lại sau 2 giờ làm việc. Có thể thực hiện thêm những động tác tại nhà để cải thiện xương khớp. Vì độ tuổi này khá trẻ, nên việc phòng ngừa rất đơn giản và dễ thực hiện.

2. Phòng ngừa cho người từ 30 – 50 tuổi

Đây là giai đoạn cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, tuy nhiên quá trình này đến sớm hay muộn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hệ thống xương khớp và cơ thể bắt đầu có những thay đổi do tuổi tác lên cao, lúc này cơ thể thiếu linh hoạt, xương khớp cứng và hay nhức mỏi hơn. Đồng nghĩa với việc mỗi tác động từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng và gây tổn thương xương khớp dễ dàng hơn.

Để phòng ngừa đau dây thần kinh tọa cho người từ 30 – 50 tuổi, bạn cần kết hợp nhiều yếu tố hơn khi còn trẻ. Thứ nhất, cần thay đổi những tư thế sai lệch khi sinh hoạt và lao động để giảm áp lực lên đĩa đệm và đốt sống. Thứ hai, bạn cần luyện tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và xương khớp. Thứ ba, hãy thiết lập giờ giấc sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng lành mạnh để làm dày mật độ xương, tái tạo mô sụn, duy trì chất nhầy trong khớp ở mức ổn định.

3. Phòng ngừa cho người trên 50 tuổi

Người trên 50 tuổi phải đối diện với nhiều vấn đề do lão hóa gây ra mà hệ quả trực tiếp nhất chính là hệ thống xương khớp. Lúc này xương khớp đã có những tổn thương nhất định do thoái hóa gây ra, nên buộc mọi người phải phòng ngừa một cách mạnh mẽ hơn.

Phòng ngừa đau dây thần kinh tọa cho người trên 50 tuổi
Phòng ngừa đau dây thần kinh tọa cho người trên 50 tuổi

Đầu tiên, bạn cần đảm bảo chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, dinh dưỡng lành mạnh, loại bỏ những thực phẩm làm giảm mật độ xương, tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Thứ hai, bạn bắt buộc không được làm những công việc quá nặng nhọc, xương khớp lúc này rất yếu, vật có trọng lượng nặng có thể khiến đốt sống tổn thương gây ra gai cột sống hay trượt cột sống. Thứ ba, mọi người bên bổ sung những viên uống giúp xương chắc khỏe, chứa những thành phần giúp mô sụn linh hoạt, gân cốt được cải thiện như Chondroin, Glucosamine, MSM,… hoặc sử dụng những bài thuốc từ y học cổ truyền.

Một cách phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa chung cho mọi lứa tuổi đó chính là giải quyết ngay những cơn đau thắt lưng khi mới hình thành, không cho bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Thắc mắc Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở lứa tuổi nào ? đã được bác sĩ Lê Trần Hoàng Anh giải đáp trong bài viết, bạn Minh Hưng nên thực hiện những cách phòng ngừa phù hợp với độ tuổi để ngăn chặn bệnh đau dây thần kinh tọa.

Phương Thảo

Bạn đọc nên tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 12:11 - 20/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan