Có cảm giác đau nhức trong xương là bị bệnh gì ?

“Chào ban biên tập, tôi muốn nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi Có cảm giác đau nhức trong xương là bị bệnh gì?

Trong khoảng 2 tháng đổ lại, tôi thường xuyên có cảm giác đau nhức trong xương. Lúc đầu cơn đau rất nhanh hết nhưng những ngày gần đây cơn đau trở nên dai dẳng, đau âm ỉ ở bên trong khiến tôi rất khó chịu. Thỉnh thoảng tôi còn cảm thấy chân tay tê bì, khó cử động. Rất mong ban biên tập tư vấn giúp tôi vấn đề này. Xin cảm ơn!”

Nguyễn Minh Tuấn, 35 tuổi, Đà Nẵng

Chào bạn,

Tình trạng đau nhức trong xương xảy ra với nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi, việc xác định đúng nguyên nhân hình thành tình trạng này rất ần thiết. Bởi đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý mãn tính nguy hiểm hoặc đây chỉ là hiện tượng sinh lý khi cơ thể vận động với cường độ mạnh. Chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc Có cảm giác đau nhức trong xương là bị bệnh gì ngay sau đây!

Có cảm giác đau nhức trong xương là bị bệnh gì
Có cảm giác đau nhức trong xương là bị bệnh gì?

Có cảm giác đau nhức trong xương là bị bệnh gì? Giải đáp!

Trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Thành Tâm, Trưởng khoa Cơ Xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề Có cảm giác đau nhức trong xương là bị bệnh gì?, ông cho biết:

“Đau nhức trong xương là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi, đây là biểu hiện rất bình thường của những thay đổi sinh lý bên trong cơ thể hoặc do hoạt động quá sức gây ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, đau nhức trong xương chính là lời cảnh báo của những bệnh lý trong cơ thể.

Ngay khi nhận thấy tình trạng này kéo dài, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và được chẩn đoán đúng bệnh. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau hay bất cứ biện pháp điều trị nào khác.”

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Tâm, tình trạng có cảm giác đau nhức trong xương có thể là biểu hiện của những bệnh lý sau đây.

1. Loãng xương

Loãng xương là bệnh lý hình thành do cơ thể thiếu hụt những nguyên tố vi lượng như vitamin D, canxi khiến mật độ xương giảm sút nghiêm trọng. Khi mật độ xương giảm, xương trở nên giòn và dễ gãy, thiếu chắc khỏe, dễ tổn thương khi ma sát với các khớp xương khác. Bệnh loãng xương thường gặp ở những người lớn tuổi, thường trên 55 tuổi, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể gặp ở những người có chế độ dinh dưỡng thiếu chất, phụ nữ mang thai,…

Bệnh loãng xương gây ra cảm giác đau nhức trong xương
Bệnh loãng xương gây ra cảm giác đau nhức trong xương khớp

Bệnh loãng xương bắt nguồn từ bên trong xương nên sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhức trong xương. Khi vận động mạnh hay va chạm, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức hơn. Người bị loãng xương dễ bị gãy xương và bị những bệnh lý xương khớp mãn tính khác, do đó cần cải thiện ngay khi bệnh mới xuất hiện. Nên kết hợp biện pháp điều trị với chế độ dinh dưỡng giàu vitamin D, Vitamin C, canxi, vitamin E và khoáng chất để tăng cường xương khớp, hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.

2. Viêm khớp

Viêm khớp là bệnh xương khớp phổ biến, thường gặp ở những người lao động nặng, béo phì và người cao tuổi. Tình trạng sưng viêm ở khớp do tổn thương ở khớp, khiến sụn và xương bị bào mòn và hư tổn. Viêm khớp xuất hiện ở nhiều vị trí khớp, nhất là những vị trí khớp hay hoạt động như khớp gối, khớp vai,…

Viêm khớp có thể xuất hiện ở dạng cấp tính hoặc mãn tính, người bệnh nên điều trị khi bệnh chỉ mới xuất hiện nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển biến thành mãn tính. Người bị viêm khớp thường cảm thấy đau nhức trong xương, bên ngoài da có cảm giác nóng và sưng lên rõ rệt.

3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện ở vùng cổ và thắt lưng, bệnh xuất hiện do tổn thương từ đĩa đệm khiến màng bao bên ngoài bị rách. Phần nhân nhầy từ đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài và chèn ép lên những đốt sống lân cận, các rễ thần kinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính sự chèn ép từ nhân nhầy lên các cơ quan khác làm xuất hiện tình trạng tắc nghẽn, khiến máu không thể lưu thông gây ra những cơn đau trong xương.

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra cảm giác đau nhức trong xương khớp
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra cảm giác đau nhức trong xương khớp

Nếu để lâu, phần nhân nhầy sẽ thoát ra nhiều hơn, khiến vùng tắc nghẽn trở nên nặng nề. Thoát vị đĩa đệm chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trượt đốt sống, đau dây thần kinh tọa,…. ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng vận động của người bệnh. Đây là bệnh nguy hiểm và khó điều trị, do đó người bệnh cần tiến hành điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh.

4. Bệnh Gút

Bệnh Gút hay còn gọi là thống phong, hình thành do rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Gút hình thành do hai nguyên nhân, một là do người bệnh thu nạp nhiều thực phẩm có chứa purin, khiến hàm lượng acid uric trong cơ thể tăng cao và tồn đọng ở các khớp xương. Hai là cơ quan đào thải của cơ thể – thận gặp vấn đề khiến việc đào thải acid uric bị ngăn cản, làm tồn đọng thành phần này trong các khớp xương.

Bệnh Gút gây ra những cơn đau trong xương ngay cả khi khớp chưa sưng viêm, do đó bệnh lý này rất khó phát hiện. Chỉ khi cơn đau gút đầu tiên phát sinh dai dẳng, người bệnh mới tiến hành thăm khám và phát hiện ra bệnh.

Do đó, mọi người cần thường xuyên đi khám định kỳ để xem nồng độ acid uric trong máu có quá cao hay không. Hiện nay, bệnh Gút chưa có thuốc hay bất kỳ một phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm, người bệnh phải sống hòa hợp với bệnh bằng cách kết hợp thuốc điều trị và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

5. Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là bệnh lý nguy hiểm, bệnh có tiến triển chậm và khó phát hiện. Bệnh hình thành do khối vật chất bám lên thành động mạch, làm hẹp không gian của động mạch khiến máu khó lưu thông đến các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì máu không thể lưu thông đến các cơ quan, trong đó có các khớp khiến vùng xương này xuất hiện cơn đau.

xơ vữa động mạch gây ra cảm giác đau nhức trong xương khớp
Xơ vữa động mạch khiến máu không chảy xuống các cơ quang trong cơ thể, trong đó có xương khớp gây ra những cơn đau trong xương

Bệnh xơ vữa động mạch rất nguy hiểm và khó phát hiện, thường thì khi động mạch bị tắc hoàn toàn gây ra tình trạng đột quỵ người bệnh mới phát hiện ra. Mọi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện lành mạnh. Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng cholesterol gây áp lực lớn thành động mạch.

Tình trạng đau nhức trong xương có thể do người bệnh hoạt động với cường độ mạnh gây ra tổn thương trong xương, hoặc thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì, xương khớp có những thay đổi lớn. Người béo phì, thừa cân cũng có thể gặp phải tình trạng này, vì trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên xương khớp, nhất là khớp gối.

Nếu cảm giác đau nhức trong xương nhanh chóng biến mất, bạn có thể yên tâm. Nhưng nếu tình trạng kéo dài tương tự bạn Minh Tuấn, chúng tôi khuyên bạn nên đến phòng khám để được xác định đúng bệnh và khắc phục kịp thời. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh!

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 15:24 - 17/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan