Tư vấn chữa trị thoái hóa cổ chân nên uống thuốc gì ?

Giải đáp thắc mắc của độc giả liên quan đến vấn đề chữa trị thoái hóa cổ chân:

Thưa bác sĩ, tôi bị đau ở cổ chân trái cả tháng nay mà vẫn chưa hết. Thời gian đầu cái chân của tôi đau đến nỗi không đi lại được, cứ phải ngồi yên một chỗ và thỉnh  thoảng phải chườm muối rang cho đỡ đau. Gần đây tôi có qua phòng khám tư gần  nhà khám thì người ta nói tôi bị bệnh thoái hóa cổ chân và có cho tôi uống thuốc. Tuy có đỡ đau một chút, nhưng vẫn còn cảm giác nhói và nhức, đi lại nhẹ nhàng thì được chứ không dám đi nhanh. Xin bác sĩ cho tôi biết tình trạng thoái hóa cổ chân của tôi là do đâu và cách chữa trị thoái hóa cổ chân như thế nào? Có thuốc gì điều trị bệnh nhanh khỏi không? Xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp cho trường hợp của tôi.

( Thành Nam – 47 tuổi)

cách chữa trị thoái hóa cổ chân

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức- Khoa xương khớp bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trả lời:

Bạn Nam thân mến!

Thoái hóa cổ chân là tình trạng tổn thương thoái hóa các mô sụn kèm theo tình trạng giảm giảm thiểu lượng dịch nhầy có trong khớp cổ chân. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động của chân bị bệnh kèm theo các triệu chứng khó chịu như viêm sưng, nóng đỏ, đau khớp cổ chân, đi lại vận động càng đau, cứng khớp vào buổi sáng, teo cơ và biến dạng khớp gây tàn phế khi bệnh tiến triển nặng và kéo dài…Bệnh thoái hóa cổ chân thường gặp nhất ở đối tượng trong độ tuổi lao động và người già, đặc biệt là dân văn phòng do thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động. Chúng tôi khuyên bạn nên tiến hành chữa trị thoái hóa cổ chân càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm gây tàn phế suốt đời.

Có thể bạn chưa biết : Điều trị viêm khớp cổ chân bằng thuốc gì nhanh khỏi ?

Bệnh thoái hóa cổ chân nguyên nhân do đâu?

Hiện nay y học vẫn chưa có một kết  luận chính xác nào về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Mặc dù vậy các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tuổi tác: Theo sự gia tăng của tuổi tác thì mật độ xương giảm dần, sụn khớp cũng dần bị thoái hóa theo. Không chỉ khớp cổ chân mà tất cả các  khớp ở những vị trí khác rất dễ bị thoái hóa nếu không có biện pháp phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ.
  • Môi trường làm việc: Những người làm việc văn phòng ít vận động hoặc những công nhân vận động máy móc phải đứng lâu một chỗ, người hay đi lại nhiều đều có nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ chân cao.

Dân văn phòng là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp cổ chân

Dân văn phòng là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp cổ chân

  • Bệnh tật: Bệnh thoái hóa cổ chân còn phát  triển ở những bệnh nhân đang bị bệnh gout, viêm khớp cổ chân, viêm khớp dạng thấp…Các tình trạng viêm khớp mãn tính này gây phá hủy sụn khớp dẫn đến việc khớp cổ chân bị thoái hóa.
  • Chấn thương: Các chấn chấn thương khi bị tai nạn xe cộ, nghề nghiệp, té ngã hoặc chấn thương khi chơi thể thao làm tổn thương sụn khớp và dây chằng nhưng không được khắc phục triệt để lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân.

Bên cạnh đó các yếu tố như di truyền, béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Từ những thông tin trên bạn có thể xem xét lại để tìm ra nguyên nhân gây bệnh của bản thân nhằm có cách điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân hiệu quả hơn.

Phương pháp chữa trị thoái hóa cổ chân

Bệnh thoái hóa cổ chân tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì khả năng vận động và đi lại của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là tàn phế suốt đời. Có nhiều phương pháp chữa thoái hóa cổ chân như áp dụng y học hiện đại, dùng thuốc nam kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt…Tùy theo tình trạng thoái hóa, mức độ tổn thương của khớp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định loại thuốc và cách điều trị kết hợp sao cho hiệu quả nhất.

1. Dùng thuốc trong chữa trị thoái hóa cổ chân

# Thuốc Tây y:

Các loại thuốc tân dược thường được chỉ định cho bệnh nhân bị thoái hóa cổ chân bao gồm:

Chữa trị thoái hóa cổ chân bằng thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin,Diclofenac, Tramadol, Mobic,Floctafenin,  Profenid…
  • Thuốc kháng viêm: Dùng cho các trường hợp bị thoái hóa có kèm viêm khớp, sưng khớp cổ chân. Được dùng phổ biến nhất là các loại thuốc  Phenylbutason,  Indomethacin,  Fenoprofen,  Indomethacin,  Tenoxicam…Các thuốc kháng viêm này cũng đồng thời hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân.
  • Thuốc bổ trợ hệ tiêu hóa: Một số loại thuốc như Borini-K, Medoprazole, Salazopyrine…cũng được chỉ định trong đơn thuốc cho bệnh nhân bị thoái hóa cổ chân để giảm thiểu các tác hại của thuốc Tây lên dạ dày, đại tràng.
  • Thuốc tiêm khớp: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp, khô khớp cổ chân nặng có thể được chỉ định tiêm Hydrocortisol, Rasanvisc, Hyasyn… để tạo chất nhờn cho khớp cử động dễ dàng hơn, ngăn chặn tình trạng thoái hóa.

⇒ Ưu  nhược điểm của thuốc Tây chữa thoái hóa cổ chân

  • Ưu điểm: Giúp giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng
  • Nhược điểm: Một số loại thuốc gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể khi sử dụng kéo dài. Thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày – tá tràng.

# Thuốc Nam:

Mặc dù không cho hiệu quả nhanh bằng thuốc Tây song các bài thuốc nam chữa trị thoái hóa cổ chân được điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên vẫn được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Một phần là để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, phần là để giảm thiểu tần suất sử dụng thuốc Tây và tiết kiệm chi phí khám chữa tại bệnh viện. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

– Bài thuốc từ cây sài đất:

  • Cách thực hiện: Chuẩn bị 50g cây sài đất khô ( tương đương 100g cây tươi) đem rửa sạch và sắc lấy nước đặc uống, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Công dụng: Thành phần của cây sài đất chứa nhiều hoạt chất flavonoid có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, chống lại sự lão hóa của các mô sụn,  đồng thời tăng khả năng chịu lực của khớp.

– Bài thuốc từ cây ngải cứu:

Chữa trị thoái hóa cổ chân bằng cây ngải cứu

  • Cách thực hiện: Lấy 100g cây ngải cứu tươi giã nát ra rồi đem xào nóng lên với một ít giấm. Tiếp theo lấy 1 miếng vải mỏng bọc thuốc vào đắp lên cổ chân bị thoái hóa. Khi thuốc nguội lại bỏ ra xào nóng lên và đắp tiếp. Tổng thời gian đắp thuốc khoảng 20 phút là được. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần.
  • Công dụng: Tinh dầu ngải cứu kết hợp với hơi nóng sẽ giúp xoa dịu các cơn đau nhanh chóng.

– Bài thuốc từ cây cỏ xước: 

  • Cách thực hiện: Sử dụng 300g cây cỏ xước khô cho vào ấm sắc lấy 200ml nước thuốc đậm đặc chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang
  • Công dụng: Cây ngải cứu được dùng để hỗ trợ chữa trị thoái hóa cổ chân nhờ có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kích thích lưu thông khí huyết  rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Đây là vị thuốc Nam đã được y học cổ truyền sử dụng từ rất lâu đời.

⇒ Ưu nhược điểm của thuốc Nam trong điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân:

  • Ưu điểm: Thuốc dễ kiếm, dễ uống, có thể dùng kéo dài mà không gây tác dụng phụ
  • Nhược điểm: Tác dụng chậm, thời gian điều trị kéo dài. Thuốc có thể cho tác dụng với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác tùy theo cơ địa người sử dụng.

2. Chữa trị thoái hóa cổ chân bằng phẫu thuật

Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp cổ chân là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng cho bệnh nhân đã bị nặng, bệnh tái phát liên tục gây ra những cơn đau kéo dài hoặc bệnh nhân dùng thuốc nhưng không có hiệu quả. Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa cổ chân hiện đang được áp dụng bao gồm:

chữa trị thoái hóa cổ chân bằng phẫu thuật

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp gối và sửa chữa tổn thương, giảm tình trạng viêm (nếu có)
  • Nội soi tái tạo tổn thương dưới sụn
  • Nội soi cấy ghép thêm tế bào sụn
  • Phẫu thuật đục xương chỉnh trục nhằm giảm áp lực cho khớp cổ chân
  • Thay khớp cổ chân nhân tạo

Mỗi phương pháp thích hợp với một mức độ bệnh tình khác nhau nhưng chúng đều có chung một mục đích là giảm đau đớn cho bệnh nhân, phục hồi khả năng vận động của khớp. Sau phẫu thuật chắc chắn bệnh nhân sẽ cảm thấy khá hơn nhiều. Tuy nhiên nhược điểm của phẫu thuật là không thể đảm bảo chắc chắn được việc không còn xảy ra bất kì tổn thương nào ở khớp cổ chân của bệnh nhân nữa. Bệnh vẫn có thể tái phát nếu bệnh nhân không có ý thức giữ gìn và chăm sóc tốt cho bản thân mình.

3. Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị thoái hóa cổ chân

Bên cạnh các phương pháp chữa trị thoái hóa cổ chân chính thống ở trên bệnh nhân có thể làm vật lý trị liệu để hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh, đồng thời phục hồi chức năng vận động của khớp cổ chân. Một số giải pháp đang được áp dụng là:

  • Chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, sử dụng sóng siêu âm: Giúp giảm đau, kích thích lưu thông máu, làm mềm các tổ chức đã hóa sẹo bên trong khớp cổ chân.
  • Tập luyện phục hồi các cơ: Leo lên leo xuống cầu thang, tập chịu lực…

Lời khuyên dành cho bạn:

Để hạn chế tái phát bệnh và đẩy lùi tình trạng bệnh, bên cạnh việc tích cực chữa trị thoái hóa cổ chân theo chỉ định của bác sĩ bạn cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt của mình cho hợp lý bao gồm cả việc ăn uống, đi lại, tập luyện. Cụ thể cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Tránh để thừa cân,béo phì làm gia tăng áp lực đè nặng lên khớp cổ chân
  • Tập thể dục hàng ngày với các bộ môn vừa sức để cải thiện sức khỏe, tăng cường tưới máu đến bổ sung chất dinh dưỡng cho sụn khớp.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu 1 chỗ làm ứ trệ tuần hoàn. Cứ cách 2 tiếng làm việc nên đi lại vài phút để khớp cổ chân không bị cứng
  • Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại trong các đợt cấp của bệnh
  • Trong ăn uống  nên ăn các thực phẩm giàu canxi ( tôm, cua, sữa đậu nành…), omega 3 ( cá hồi, cá thu, dầu thực vật), ăn nhiều trái cây và rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng cho  cơ thể. Tránh ăn nội tạng động  vật, đồ ăn chứa nhiều chất béo và sử dụng các chất kích thích.

Trên đây là một số  cách chữa trị bệnh thoái hóa cổ chân hiện đang được áp dụng. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh ra sao hay áp dụng phương pháp điều trị như thế nào sẽ  do bác sĩ chỉ định và hướng dẫn thực hiện. Bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám thường xuyên để theo dõi được sự tiến triển của bệnh.

Chúc bạn sớm bình phục sức khỏe!

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Điều trị viêm khớp cổ chân bằng thuốc gì nhanh khỏi ?

Các món ăn giàu canxi tốt cho xương khớp

Hành trình chữa khỏi bệnh đau, thoái hoá khớp gối bằng bài thuốc gia truyền Dòng họ Đỗ Minh

Cập nhật lúc 00:28 - 28/10/2021

Ý kiến độc giả ()

  1. Cao vĩnh Hải says: Trả lời

    đau khơp cổ chân có xưng đã lâu đi lại kk,cócamr giác buốt chữa ở đâu?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan