Cẩn thận với chứng tràn dịch khớp gối ở trẻ em

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có nguy cơ bị tràn dịch khớp gối rất cao. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có khả năng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn khớp, phá hủy khớp, hạn chế vận động khớp… Cẩn thận với chứng tràn dịch khớp gối ở trẻ em là điều mà các bậc phụ huynh cần biết để bảo vệ sức khỏe con em mình tốt nhất.

Cẩn thận với chứng tràn dịch khớp gối ở trẻ em

Tràn dịch khớp gối là gì?

can-than-voi-chung-tran-dich-khop-goi-o-tre-em-1

Bệnh tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối tăng cao và dẫn đến hiện tượng tràn dịch ra bên ngoài mô, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp gối. Biểu hiện của tràn dịch khớp gối là những cơn đau nhức ở khớp gối, khớp gối bị phù nề, sưng to, ấn vào gây đau nhức hoặc đau khi vận động…

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối ở trẻ em, thường gặp nhất là do các nguyên nhân sau đây:

1/Chấn thương khớp gối

Trẻ em thường rất hiếu động, ưa chạy nhảy vui chơi nên không thể tránh khỏi những chấn thương khớp gối. Bên cạnh đó, hoạt động chạy nhảy, vận động mạnh với cường độ cao cũng dễ khiến sụn khớp và bao hoạt dịch bị tổn thương và gây tràn dịch khớp.

can-than-voi-chung-tran-dich-khop-goi-o-tre-em-2

Cơ thể trẻ cũng chưa phát triển toàn diện, hệ xương khớp còn non yếu chưa được vững chắc như người trưởng thành nên nếu gặp phải tai nạn giao thông, va đập mạnh cũng dễ bị gãy xương, đứt dây chằng, rách sụn chêm khớp gối… dẫn đến tràn dịch khớp gối.

2/Do bệnh lý và viêm nhiễm khớp gối

Trẻ bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn lao, khuẩn gây bệnh vẩy nến, viêm nhiễm khớp do chấn thương hoặc mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, nang bao hoạt dịch khớp, u khớp, bệnh rối loạn đông máu… cũng đưa đến nguy cơ bị tràn dịch khớp gối rất cao.

3/Do thừa cân, béo phì

can-than-voi-chung-tran-dich-khop-goi-o-tre-em-3

Trẻ em bị thừa cân, béo phì cũng là đối tượng có khả năng bị tràn dịch khớp gối khá cao. Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lớn lên hệ xương khớp. Nhất là đầu gối phải chống đỡ sức nặng của cơ thể trong khi vận động, di chuyển làm tăng sự ma sát lên các khớp xương. Từ đó gây tràn dịch khớp gối và cản trở đến việc đi lại của trẻ.

Phòng bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ em như thế nào?

Để phòng bệnh tràn dịch khớp gối cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để ngăn ngừa hoặc phát hiện bệnh sớm nhất, đặc biệt là các bệnh về xương khớp.
  • Cho trẻ vận động, chơi các môn thể thao phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Chế độ tập luyện phải hợp lý, tránh vận động quá sức, vận động mạnh với cường độ cao gây tổn thương xương khớp. Nên chơi các môn giúp tăng cường sức khỏe cơ đùi, các bài tập giúp khớp gối linh hoạt và mềm dẻo.
  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, ít chất béo giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất để ngăn chặn nguy cơ thừa cân béo phì và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Đối với những trẻ bị béo phì , cha mẹ nên cân đối lại khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ  và khuyên trẻ tập luyện để giảm cân, tránh tạo áp lực lên khớp gối.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

Cập nhật lúc 09:56 - 10/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan