Cách xử lý và điều trị trật khớp tại chỗ giúp nhanh khỏi

Trật khớp là tai nạn về xương khớp thường gặp trong cuộc sống, mặc dù là tình trạng thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý và điều trị trật khớp đúng cách.

Nếu không xử lý kịp thời và khắc phục không đúng cách, tình trạng có thể chuyển biến trầm trọng, gây ra những biến chứng về sau. Bài viết sẽ giúp bạn đọc bổ sung những kiến thức cần thiết để có thể xử lý tình trạng này hiệu quả, giúp vị trí khớp tổn thương nhanh khỏi hơn.

Cách xử lý và điều trị trật khớp
Cách xử lý và điều trị trật khớp tại chỗ giúp nhanh khỏi

Các nguyên nhân và triệu chứng trật khớp thường gặp

Theo Bác sĩ Nguyễn Minh Tâm, Chuyên khoa Chỉnh hình – Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM cho biết: “Trật khớp là tình trạng khớp xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khiến ổ khớp sưng đỏ, người bệnh không thể cử động được bình thường.”

Trật khớp là tai nạn thường gặp trong cuộc sống, tình trạng này hình thành do rất nhiều nguyên nhân. Tìm hiểu về nguyên nhân còn giúp bạn đọc có những phương án phòng tránh tình trạng trật khớp một cách hiệu quả nhất.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
nguyên nhân gây trật khớp
Những nguyên nhân gây trật khớp thường gặp
  • Trật khớp do tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông gây chấn động mạnh đến khớp xương, khiến khớp xương trật ra khỏi vị trí ban đầu. Thông thường, tình trạng trật khớp do tai nạn thường nặng nề hơn những nguyên nhân khác, có thể đi kèm với chấn thương phần mềm.
  • Thói quen đi giày cao gót ở phụ nữ cũng chính là nguyên nhân gây trật khớp, hơn nữa thói quen này còn tăng nguy cơ té ngã khi di chuyển. Nếu không được cải thiện ngay, có thể gây ra những bệnh lý xương khớp mãn tính khác, do đó chị em nên luân phiên giày dép, không nên sử dụng giày cao gót trong thời gian quá lâu.
  • Té ngã cũng là nguyên nhân gây trât khớp, nhất là té từ trên cao xuống. Do đó, mọi người cần cẩn trọng khi leo trèo hay đứng lên ghế.
  • Trật khớp cũng có thể do chơi thể thao, nhất là những môn thể thao có cường độ mạnh như bóng đá, chạy bộ,…

Theo Bác sĩ Nguyễn Minh Tâm, tình trạng trật khớp thường bị nhầm lẫn với bong gân, do đó bạn đọc cần biết cách phân biệt hai tình trạng này để áp dụng các xử lý phù hợp.

Trật khớp sẽ gây ra những triệu chứng đặc trưng như đau dữ dội và dồn dập ở vị trí khớp, cơn đau tăng lên khi cử động, hoàn toàn mất khả năng vận động tại khớp bị trật, thậm chí không gập hay duỗi ra như bình thường được, khi sờ vào khớp sẽ thấy khớp nóng, sưng, đầu xương có thể lồi ra – tùy vào mức độ trật,…

Mặc dù đây là hiện tượng tổn thương xương khớp thường gặp nhưng nếu không khắc phục ngay, tổn thương này có thể phát triển trầm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Cách xử lý và điều trị trật khớp đúng cách giúp khớp nhanh khỏi

Với các trường hợp trật khớp nghiêm trọng, khớp lồi ra nhiều và cảm thấy đau đớn dữ dội, mọi người cần đưa người bị thương vào bệnh viện gấp. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện những bước sơ cứu để giảm mức độ thương tổn lên khớp.

Với trường hợp nhẹ hơn, bạn có thể thực hiện theo những cách xử lý và điều trị trật khớp sau đây, tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Sau khoảng 1 tuần, khớp sẽ trở về trạng thái bình thường.

1. Hạn chế tối đa vận động, di chuyển

Trật khớp khiến ổ khớp tổn thương, đau dữ dội và không thể cử động được. Do đó, khi bị trật khớp, bạn tuyệt đối không cố di chuyển hay vận động để đưa khớp về vị trí như cũ, hành động này chỉ khiến phần xương bị trật tổn thương nặng nề hơn, tình trạng trật có thể nghiêm trọng hơn trước.

Bạn cũng không nên dùng tay tự nắn hay chỉnh khớp lại, bởi chỉ có những người có chuyên môn và kỹ thuật mới có thể đưa xương trở về vị trí cũ. Nếu bạn tùy tiện nắn hay chỉnh xương, nguy cơ cao là ổ khớp sẽ tổn thương nặng nề, thời gian phục hồi sẽ bị kéo dài.

2. Cố định khớp

Ổ khớp là một khối thống nhất nên khi một khớp xương bị trật, trạng thái cân bằng ở khớp đã bị phá vỡ. Nguy cơ đốt xương khác và mô sụn bị tổn thương là điều không tránh khỏi, do đó bạn cần hạn chế tình trạng này đồng thời hạn chế khớp bị trật lệch nhiều hơn bằng cách cố định khớp tổn thương.

cố định khớp để điều trị trật khớp
Cố định khớp để hạn chế khớp tổn thương, giúp xử lý và điều trị trật khớp hiệu quả

Bạn dùng một miếng nhựa/gỗ phẳng và đặt khuỷu tay, đầu gối, khớp cổ chân bị trật lên, sau đó tiến hành cố định bằng vải. Nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh vào khớp xương khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Trong trường hợp gấp rút, không thể tìm được vật bằng phẳng nào khác, bạn có thể tận dụng cơ thể để làm điểm tựa. Với vùng tay, bạn buộc vùng khớp tổn thương sát vào thân, dùng thân làm điểm cố định. Ở chân, bạn buộc vùng khớp trật với chân còn lại, phần chân lành sẽ là điểm tựa giúp cố định khớp hiệu quả.

3. Chườm lạnh

Thường ở khớp bị trật sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ, nóng và khó chịu, bạn không chườm nóng nếu không tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiệt độ nóng từ túi chườm sẽ khiến ổ khớp giãn ra, khớp bị trật sẽ trật trầm trọng và khó khắc phục hơn.

chườm lạnh để điều trị trật khớp
Xử lý và điều trị trật khớp bằng cách dùng túi chườm lạnh lên vùng khớp tổn thương

Với tình trạng trật khớp, bạn nên dùng túi chườm lạnh để đặt lên vùng khớp tổn thương sẽ làm giảm sưng phù, nóng rát. Hơn nữa, độ lạnh từ túi chườm sẽ cố định lại khớp, giúp khớp xương bị trật không di chuyển thêm nữa.

4. Đưa người bị trật khớp đến cơ sở y tế

Trật khớp có thể chỉ là tình trạng khớp bị trật ra khỏi vị trí ban đầu, tuy nhiên có thể tiềm ẩn những tổn thương mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Người bị trật khớp nên được đem đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Trật khớp là nguyên nhân rây ra hàng loại những hệ lụy nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời như rách cơ, giãn dây chằng, tổn thương xương và mô sụn, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Trật khớp còn có nguy cơ gây tổn thương lên mạch máu và dây thần kinh lân cận, khiến cơn đau lan đến những vị trí khác. Hơn nữa, khi dây thần kinh tổn thương, bạn sẽ gặp phải tình trạng rối loạn cảm giác và tê bì ở xung quanh khớp bị trật. Nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng còn có nguy cơ tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, mọi người không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này.

Bài viết đã chia sẻ cách xử lý và điều trị trật khớp tại nhà, giúp hạn chế tổn thương khớp và rút ngắn thời gian điều trị. Mặc dù đây là tình trạng thường gặp nhưng nó đi kèm với những biến chứng nguy hiểm, mọi người cần nghiêm túc điều trị khi bị trật khớp.

Phương Thảo

Bạn đọc nên tham khảo:

Cập nhật lúc 12:00 - 23/10/2018

Ý kiến độc giả ()

  1. hải anh says: Trả lời

    toi bi ng dau o phan khuyn tay ko cu dong dc cứ cử động lên là bị đau, lam cach nào để chữa bệnh như thế này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan