Cách phòng bệnh đau khớp khi mang thai cho thai kỳ khỏe mạnh

Các mẹ luôn quan tâm đến những cách phòng bệnh đau khớp khi mang thai, vì đây là hiện tượng khá phổ biến cho mẹ bầu trong giai đọan thai kỳ. Những cơn đau này thường khiến các mẹ đau đớn khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ đó khiến cơ thể luôn lâm vào tình trạng mệt mỏi.

Trong giai đoạn mang thai và sinh nở, các mẹ thường gặp những rắc rối về cơ xương khớp như chuột rút, đau thắt lưng, cổ tay, khớp gối, bệnh thoát vị… Chuyên khoa xương khớp xin chia sẻ một số thông tin về thông tin để các chị em đang mang thai phòng chống chứng đau khớp hay gặp này.

I. Nguyên nhân và những chứng đau khớp thường gặp khi mang thai

đau nhức xương khớp khi mang thai
Các mẹ bầu thường đau nhức xương khớp khi mang thai, khiến giai đoạn thai kỳ cũng rất vất vả.

Bất cứ những dấu hiệu sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ ở các mẹ cũng cần được đăc biệt quan tâm, trong đó có tình trạng đau nhức xương khớp. Hãy cùng Chuyên khoa Xương khớp tìm hiểu một số nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân chứng đau khớp khi mang thai

Trong thời kì mang thai, cơ thể người mẹ thường chuyện nhượng một lượng lớn canxi sang thai nhi để giúp bào thai thai phát triển hệ thống khung xương xương.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

Từ đó mà nồng độ canxi của cơ thể người mẹ suy giảm nghiêm trọng, nhất là ở những người mẹ có chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi theo yêu cầu, hay người bị bệnh về đường tiêu hóa mạn tính làm giảm khả năng hấp thu canxi.

Bên cạnh đó, việc đau các khớp thường liên quan đến khung xương chậu – bộ phận có công dụng trong việc nâng đỡ bé trong suốt giai đoạn thai kỳ:

  • Ở tuần thứ 18 của thai kỳ, bé bắt đầu có  hiện tượng “đạp” ngày khiến mẹ bầu phải chịu nhiều đau đớn khá nhiều. Càng gần cuối những tuần thai kỳ, tần suất đạp của bé ngày càng nhiều và mạnh khiến mẹ khá mệt mỏi và đau đớn.
  • Ở tháng thứ 5 trở lên, tử cung phát triển ngày càng lớn sẽ chèn ép lên khung xương chậu, do đó vùng xương này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
  • Tư thế nằm của bé gây đau nhức cho vùng xương chậu khi mang thai. Từ tuần 32 trở đi, đầu bé chúc xuống dưới khe chậu sẽ làm cho người mẹ cảm thấy rất khó chịu và vô cùng đau đớn.

Ngoài ra, việc đau nhức xương khớp khi mang thai ở các mẹ còn do một số nguyên nhân khác như sau:

  • Tăng cân: Trong giai đoạn thai kỳ, tăng cân là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các chứng đau nhức xương khớp. Các chị em thai phụ thường gặp tình trạng đau hông, đầu gối và mắt cá chân. Nhất là những người mang thai lần đầu tiên.
  • Tuyến giáp: Tỷ lệ này khác hiếm, nhưng vẫn có một số thai phụ bị đau khớp do tình trạng suy tuyến giáp gây ra. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ không gây biến chứng cho mẹ và thai nhi.
  • Tư thế ngủ: Các tư thế ngủ cũng làm thay đổi trạng thái vật lý khi mang thai vô tình khiến bạn bị đau khớp. Có rất nhiều thai phụ ngủ sai tư thế nên khi thức dậy thì tay và chân bị tê kèm theo đó là những cơn đau nhức ở vùng hông.
  • Thay đổi nội tiết tố: Trong giai đoạn thai kỳ, các nội tiết tố bị thay đổi sẽ làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng vùng xương chậu, cột sống khiến cho thai đau đớn khi di chuyển, khi đứng hoặc ngồi.

2. Những chứng đau khớp thường gặp khi mang thai

Khi mang thai, chị em sẽ gặp không ít những tình trạng đau nhức xương khớp ghé đến “hỏi thăm”, mà điển hình nhất là những tình trạng sau đây:

♦ Đau nhức vùng thắt lưng:

Những biến đổi trong quá trình mang thai đều ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, đoạn đốt sống ngực và xương cùng cụt so với trước khi mang thai, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây đau lưng.

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ tăng lên cũng gia tăng áp lực cho cột sống. Mặt khác, các hormone khi mang thai làm mềm và giãn vùng chậu hông, khớp mu, khớp cùng làm cho khung xương chậu biến đổi và tăng độ rộng giúp mang thai dễ dàng hơn.

Đau nhức thắt lưng khi mang thai
Đau nhức thắt lưng khi mang thai khiến các mẹ khó chịu và di chuyển bất tiện

Đau thắt lưng ở thai phụ thường dữ dội khi mang thai vào 3 tháng cuối. Những cơn đau thường gặp ở vùng thắt lưng và vùng chậu. Khi sinh thai to, những cơn chuyển dạ kéo dài có thể gây đau nhiều vùng xương cùng và vùng chậu.

Tìm hiểu thêm: 7 cách giảm đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ bầu

♦ Viêm bao gân:

Thai phụ thường gặp tình trạng đau ở khớp cổ tay, ngón tay; nguyên nhân là do viêm mỏm châm trụ, mỏm châm quay…

Chị em khi mang thai cần tránh các động tác xoắn vặn quá mức cổ tay, nếu đau nhiều có thể dùng vật lý trị liệu, ngâm tay vào nước ấm hàng ngày… để đem lại hiệu quả giảm đau hoặc thăm hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định cụ thể.

♦ Hạ canxi máu gây nên cơn Tétani:

Cơn tétani là tình trạng các hệ thống thần kinh và cơ bắp bị kích thích quá mức dẫn đến những cơn đau nhức liên miên.

Những người mang thai khi bị nghén thường nôn nhiều làm mất nước, điện giải… tạo điều kiện xuất hiện của cơn tétani. Dấu hiệu nhận biết chứng testani là dị cảm, tay chân nặng nề, các cơ bị co cứng đột ngột…

Tình trạng co cơ ở chân hay mặt có thể gây nên tình trạng khó thở do co thắt khí quản hay co thắt cơ trơn ở ruột… Thai phụ thường lo lắng, hoảng hốt, và nồng độ canxi trong máu giảm nhanh.

♦ Đau khớp do viêm cân gan chân:

Cơ gan chân là một mô bền tương tự như dây cao su ở dưới xương chân, nó gắn phần xương gót chân với ngón chân nhằm duy trì độ cong của bản chân, đồng thời giữ chức năng bảo vệ các khớp.

Khi trọng lượng của thai phụ tăng lên, cơ gan chân bị kéo căng sẽ gây viêm dẫn đến những cơn đau nhức gần gót chât, đặc biệt là vào sáng sớm.

♦ Đau mắt cá:

Khi cân gan chân bị kéo căng dãn quá mức, vòm bàn chân bị thay đổi kích cơ khiến đôi chân thai phụ có dấu hiệu bị biến dạng.

Lúc này, mắt cá không giữ được độ thẳng sinh lý thôn thường, chị em sẽ bị tê và đau nhức, gảnh hưởng và làm thay đổi dáng đi, hạn chế khả năng di chuyển của thai phụ.

♦ Đau đầu gối:

Khớp mắt cá một khi bị lệch khỏi đường thẳng sinh lý thì xương bàn chân và ống xương sẽ có xu hướng xoay vào bên trong, xương đùi và xương chậu sẽ làm sai lệc khớp gối.

Khi thai phụ di chuyển thì trọng lực phân bố không đều, từ đó ma sát cao dẫn đến tình trạng đau nhức do khớp gối bị thoái hóa.

Cách phòng bệnh đau khớp khi mang thai để mẹ và bé khỏe mạnh

Đau khớp khi mang thai chủ yếu gặp ở người lần đầu mang thai hoặc do thai nhi quá lớn. Cơn đau sẽ giảm dần đi khi sinh con. Nội tiết tố relaxin- 1 loại hormone làm giãn dây chằng và cổ tử cung sẽ tiết ra nhiều hơn để em bé chui ra dễ dàng.

Nếu các khớp bị đau trong quá trình mang thai, bạn cần nên nhờ bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên về chế độ nghỉ ngơi và vận động sao cho hợp lý.

Nguyên nhân chính gây đau khớp khi mang thai là do trọng lượng thai lớn nên các mẹ chỉ cần nằm nghỉ để cơ thể không phải gánh chịu sức nặng này thì cơn đau sẽ dần biến mất.

Thai phụ nên chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi để thai nhi không đè lên khung chậu làm giảm đau khớp háng. Khi nằm nghiêng, nên kê một lớp chăn hoặc gối mỏng dưới bụng để đỡ lấy thai nhi để lưng bạn không bị kéo căng quá mức, làm giảm tình trạng đau lưng.

Khi bị đau khớp, thai phụ chỉ nên tập thể dục trên giường, nằm ngửa và co duỗi chân rồi ngừng lại một chút. Mỗi ngày nên tập khoảng 30 sẽ giúp duy trì sự khỏe mạnh của cơ hông và khi chuyển dạ sẽ được thuận lợi hơn.

tập thể dục khi mang thai
Nên tập thể dục khi mang thai với cường độ nhẹ nhàng để giúp các khớp xương được chắc khỏe.

Một số lời khuyên của chuyên gia sản khoa dành cho các mẹ bầu giảm tình trạng đau nhức được chuyên khoa xương khớp tổng hợp dưới đây để các mẹ tham khảo:

  • Tập thể dục: Các động tác thể dục nhẹ nhàng, xuống thấp làm tăng cường sức mạnh cho đầu gối, bù đặp sự căng giãn lỏng lẻo của dây chằng và gân đầu gối, thỉnh thoảng nên đi bộ để có hiệu quả tốt hơn.
  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Trong quá trình mang thai, đơn nhiên các mẹ phải cố gắng ăn nhiều để bồi bổ cho cả mẹ và thai nhi. nên cung cấp đủ các vitamin nhóm B, E, C; các khoáng chất như kali, magie, omega – 3 để ngăn ngừa chứng thoái hóa xương khớp. Nên uống 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để bổ sung các khoáng chất và canxi cần thiết cho hệ xương khớp được chắc khỏe và tránh gây co cứng cơ.
  • Nên tắm nắng sớm: Các mẹ bầu nên thường xuyên tạn dụng những tia nắng vào lúc sáng sớm bằng cách đi dạo từ 6h – 8h để cơ thể được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tổng hợp vitamin D được tốt nhất, giúp cơ thể khỏe mạnh và cho thai nhi có khung xương chắc khỏe.
  • Tránh tăng cân quá nhiều: Khi trọng lượng cơ thể tăng lên thì các cơ khớp của các mẹ sẽ chịu thiệt thòi vì vừa gánh sức nặng cơ thể, vừa chịu sức nặng trong giai đoạn thai kỳ. Nhất là vùng thắt lưng, khớp háng, khớp gối, khớp bàn chân.

Nếu đã áp dụng những phương pháp giảm đau nhưng tình trạng khớp xương đau nhức không mấy khả quan, rất có thể các mẹ đang gặp những bệnh lý về xương khớp khá phức tạp. Nên đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp.

Song Lam

Đọc thêm: 5 mẹo giảm đau hông khi mang thai nhanh chóng

Cập nhật lúc 10:12 - 15/11/2021

Ý kiến độc giả (14 bình luận)

  1. Bảo says: Trả lời

    Xin hỏi là năm nay mẹ tôi hơn 50 tuổi và gần đây bị đau cổ tay và cảm thấy rát ở bên trong không thể làm được việc nặng và kể các việc nhẹ và các việc khác sử dụng đến cổ tay đều cảm thấy đau .Xin hỏi đó là bệnh và có nguy hiểm không ? xin cảm ơn

  2. quỳnh anh says: Trả lời

    Em trước kia mang thai được 4 tháng , thì bị 2 chân luôn nhức mỏi khiến cho giấc ngủ mỗi đêm rất khó chịu và rất khó ngủ . do đang mang thai lên em không giám uống thuốc tây sợ ảnh hưởng tới thai , sau ông xa em mới đưa em đến điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh thì mới khỏi được bệnh đó các mẹ . được cái thuốc của dòng họ Đỗ Minh này là bài thuốc đông y lên em rất yên tâm uống thuốc không sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai .
    http://www.chuyenkhoaxuongkhop.com/cach-chua-dau-khop-goi-bang-thao-duoc-quanh-nha.html

  3. hoa huynh says: Trả lời

    Dạ xin chào bác sĩ .
    Em đang mang thai tháng thứ 5. Mấy tuần nay em bị đau khớp gối bên trái . Cứ đêm là lại đau nhức nhiều hơn. Bác sĩ cho em biết đau vậy có ảnh hưởng gì em bé và làm sao để hết ạ .
    Em cảm ơn bác sĩ .

  4. Trang says: Trả lời

    Em dag mang thai tháng thứ 6,e có tiền sử bệnh khớp rất hay đau nhức nhất là khi mang thai các khớp mỏi và nhức kinh khủng. Giờ cổ tay phải của e nó tự nhiên rất đau và bị nhô xương ra e đã bôi thuốc nhưng k thấy dỡ,đau còn kéo sưng ngón tay phải nữa. liệu như em có thể điều trị bằng bài thuoc của dòng họ Đỗ Minh không ? cả nhà ai có địa chỉ và sđt của bác sĩ cho em xin với ạ ?

  5. Diệu linh says: Trả lời

    Em đang bước qua dai đoạn mang thai tháng thứ 5 em luôn bị đau nhức vùng thắt lưng và các khớp…nhưng công việc của em không cho phép em có nhiều thới gian để nghỉ ngơi vậy có cách nào khác giúp em đỡ đau hơn không ạ

  6. thu trang says: Trả lời

    e dag bau o ggiai doan thang thu nhat .e tu dung bj dau moi e am va cag ngay cang dau o vj tri khuyu tay.e co di gap bac si de hoi th xem e bj so.bav si bao e bj vjem khop ..lieu co anh huog j k a.? trong khj e k nha k va dap bao dau a.ma cug k co tien su xuog khop tu truoc j ca..e cam on bac si

  7. Phương Thảo says: Trả lời

    Dạ xin chào bác sĩ.!
    Hiện tại e đang mang thai tuần thứ 7. Trước khi mang thai e vẫn uống đều đặn hàng ngày thuốc khớp golsamin vì e bị chấn thương đầu gối. Từ khi mang thai đến giờ e dừng uống thuốc khớp. Nên bây giờ đầu gối khô và hơi đau nhức. Vậy e dùng lại thuốc khớp golsamin thì có ảnh hưởng gì không ạ. Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

  8. Phượng says: Trả lời

    Em ten phượng 24t. Em dang mang thai 33 tuần. Con đầu lòng. Gjo bi đau khớp háng. Càng dj nhju thj càng đau. Cho e hoi bac sj co cach nao hết đau không ạ!

    1. Dung says: Trả lời

      Em cũng bị đau nè mẹ ơi. Không biết làm sao cho hết

  9. bùi thị mai lâm says: Trả lời

    Tôi mới mang thai vài tuần nhưng bị đau nhức dữ dội. Bác sĩ chẩn đoán là bị viêm đa khớp và chỉ cho thuốc giảm đau. Giờ tôi đau nhức ko cử động được. Nhờ bác sĩ tư vấn.

  10. Lê thị hậu says: Trả lời

    Em mang thai thang thu 7 ma dung len hay ngoi xuong thi khớp gọi pai dau du doi xin hoi bác si co bi lam sao ko a

  11. Nguyễn thị Hường says: Trả lời

    Xin chào bác sĩ ạ
    Cháu mang thai được gần 6 tháng rồi mà cháu bị đau và buốt khớp cổ tay rồi ra khớp ngón tay.rồi tê từ cổ tay hất lên khưu tay.hiện tượng này cứ đêm lại đau nhức nhiều hơn.Bác sĩ cho cháu hỏi hiện này có ảnh hưởng đến e bé ko ạ và bác có thể giúp đỡ cháu cách khắc phục nó không ạ
    Cám ơn bác sĩ nhiều ạ!

  12. Hiền says: Trả lời

    Em mang bầu được 5 tháng , có hiện tượng sương và đau khớp tay .em được khoảng 2 tuần , công việc của e làm thợ may , nên không biết có ảnh hưởng gì không ạ

  13. phan thanh quang says: Trả lời

    vợ em mang thai tháng thứ 4. mà bị viêm khớp dạng thấp. khớp đầu gối và các ngón tay. cổ tay xưng đỏ. đau đi lại không được. xin hỏi có dùng thuốc gì để đở bệnh không ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan