Cách nắn khi bị sái quai hàm

Sái quai hàm là một tình trạng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày khiến nhiều người cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng. Vậy, cách nào để đưa quai hàm trở về vị trì cũ một cách an toàn? Các bác sĩ sẽ thực hiện cách nắn khi bị sái quai hàm giúp bạn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng sái quai hàm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sái quai hàm, chủ yếu là do chấn động mạnh ở phần bắp thịt và đường gân của xương quai hàm, khiến cho quai hàm của bạn bị lệch khỏi vị trí. Bệnh cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bạn bị sái quai hàm như:

cach-nan-khi-bi-sai-quai-ham-1

  • Do viêm nhiễm vùng miệng họng gây sái quai hàm
  • Tư thế ngủ không phù hợp, những người thường hay nầm sấp, nằm nghiêng, nghiến răng khi ngủ có nguy cơ bị sái quai hàm rất cao.
  • Ngáp mạnh quá cỡ.
  • Người làm việc quá sức, thường xuyên mang vác nặng gây áp lực lên vùng cổ và vai khiến các cơ ở cổ vai bị căng cứng và dẫn đến sái quai hàm.
  • Người thường bị căng thẳng, stress, áp lực, tinh thần mệt mỏi cũng rất dễ bị sái quai hàm.

Dấu hiệu rất dể nhận biết khi bị sái quai hàm là là đau đầu; đau mặt, tai ù, đau vai gáy… Người bệnh bị cơ cứng cơ giữ cổ và quai hàm khiến việc cử động vô cùng khó khăn và đau đớn.

Cách nắn khi bị sái quai hàm

Nhiều người thường hay chủ quan và tự ý nhờ người bẻ nắn lại quai hàm cho mình. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến sái quai hàm nặng hơn và ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng mặt hay các bộ phận liên quan. Người bệnh có thể càng đau nặng hoặc xuất hiện biến chứng gây méo miệng, liệt miệng… rất khó điều trị.

Để chữa sái quai hàm tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để thăm khám và xử lý kịp thời, đưa quai hàm của bạn trở về vị trí cố định ban đầu. Ngoài ra, khám chuyên khoa răng hàm mặt cũng giúp bạn phát hiện sớm Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm nếu chẳng may mắc phải.

cach-nan-khi-bi-sai-quai-ham-2

Trong trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ nắn lại xương quai hàm cho bạn và cho đeo thiết bị trị liệu để cố định quai hàm đúng vị trí. Phương pháp nắn khi bị sái quai hàm như sau:

  • Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau, thuốc an thần hay thuốc giãn cơ để hạn chế những cơn đau cho bạn trong quá trình nắn chỉnh quai hàm.
  • Điều chỉnh tư thế cho bệnh nhân ngồi thoải mái , khớp gối và hai bàn chân chạm nhau.
  • Bác sĩ đặt hai miếng gạc lên mặt nhai hai nhóm răng hàm dưới bên phải và trái.
  • Sau đó dùng hai ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp hoặc cả hai bên trong trường hợp bị trật khớp thái dương hàm hai bên hai bên theo hướng xuống dưới và ra sau một cách tích cực, kiên trì, trong một lần là tốt nhất.
  • Nếu người bệnh cảm thấy xương hàm dưới lỏng ra và cử động dễ dàng hơn có nghĩa là xương hàm đã về đúng khớp.

Xem bác sĩ hướng dẫn chi tiết qua video dưới đây

Sau khi điều trị nắn quai hàm, bạn cần hạn chế nói và há miệng, áp dụng một số bài tập massage quai hàm và tập luyện cơ miệng thường xuyên sẽ rất có ích trong việc hỗ trợ quai hàm bình phục. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý một số điều sau đây để ngăn ngừa tình trạng sái quai hàm trở lại:

  •  Bỏ thói quen nghiến răng, hạn chế ngáp quá to, cười lớn đột ngột khiến xương quai hàm giãn rộng.
  • Tránh va chạm mạnh gây ảnh hưởng đến vùng quai hàm.
  • Ăn thức ăn mềm, lỏng, hạn chế ăn thực phẩm khô cứng và giòn.
  • Chườm khăn ấm để giảm chuột rút, co cứng cơ quai hàm.
  • Sống vui vẻ lành mạnh, khoa học để ngăn ngừa căng thẳng, stress.

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM :  

Cập nhật lúc 11:10 - 25/03/2023

Ý kiến độc giả (25 bình luận)

  1. Vũ yên lãng says: Trả lời

    Tôi năm nay 48 tuổi, bị ngã xe, vỡ xương cằm, gò má trái đập xuống đất. Đã được phẫu thuật nẹp vít xương cằm. Hiện nay toàn bộ hàm dưới rất khó mở. Vùng cơ hàm bên trái có hiện tượng tê nhưng không đau lắm. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị trật khớp thái dương hàm không? Cách điều trị thế nào ạ.(tôi bị cách đây hơn hai mươi ngày) .

  2. Trần Đình Tuyên says: Trả lời

    Tôi 27 tuổi, mấy ngày trước do thiếu ngủ, tôi có ngáp mấy cái, cảm thấy như hàm hơi đau, sau đó không sao, ít hôm sau, khi tôi đang ăn cơm bình thường bỗng thấy hàm hơi nhức, nghỉ chắc do nhai thức ăn mỏi miệng, ngủ dậy thấy một bên hàm sưng và đau, sau đó là dấu hiệu sốt, xin cho biết có phải tôi bị trẹo quai hàm không ạ,

  3. Vo huu says: Trả lời

    Nhơ bác sĩ tư vấn cách trị do gáp quá cỡ nen bị cứng hàm

  4. Phan ngọc hoàng says: Trả lời

    Chào bác sĩ nhờ bác sĩ tư vấn năm nay tôi 28t trước đây khoãn 9 năm tôi có bị tai nạn giao thông và bị soái quai hàm nhưng lúc đó nhà nghĩ cũng ko đến nỗi nào nên ko điều trị giờ lâu quá rồi ko biết có điều trị đc ko và phải điều trị ở đâu vậy bác sĩ và chi phí là như thế nào vậy

  5. Cao lê thái hoàng quốc says: Trả lời

    Dạ chào Bác sĩ. ( em năm nay 22 tuổi ).
    Cách đây 6 năm.. trong 1 lần em ăn quả Bom ( Táo Mỹ ) do hả to để cắn nên quai hàm bên trái của em bị trật sang 1 bên. Vì đau quá nên e không dám đi sửa… hơn tháng đầu tiên e ăn không được vì hả miệng không lên được lâu dần rồi nó bớt đau.. Nhưng vấn đề ở đây là bây giờ hàm em bị lệch và sưng 1 bên nhìn khuôn mặt rất mất cân đối. Mong bác sĩ tư vấn và giúp đỡ em.

    1. Phan Thị Phụng says: Trả lời

      Chào bác sĩ. Năm nay cháu 17 tuổi. Năm 13 tuổi cháu có đi thi đấu thể thao và bị đá vào mặt, 1 cái răng hàm bị mẻ, hàm hơi đau nhưng không đau quá mức nên cháu không đi khám. Sau đó cháu có niềng răng (hiện tại đã tháo niềng).Bây giờ hàm của cháu bị lệch một bên, khi há miệng có tiếng kêu lục cục và thỉnh thoảng há miệng thì bị kẹt không khéo lại được. Nhờ bác sĩ tư vấn.

      1. Hoàng Lâm says: Trả lời

        dạ chào bác sĩ . Năm nay em 20 tuổi . Cách đây vài ngày sau khi ngũ dậy thấy bên hàm trái hơi đau lúc đó e vẫn chưa nghĩ gì cho đến khi ăn uống em thấy đau mỗi khi nhai bên trái em cứ nghĩ là chỉ bị đau vài ngày mà đã dc 4 5 ngày rồi chưa hết , em không biết bị gì nhiều lúc e còn định tự nắn lại nhưng sợ ko đúng cách ảnh hưỡng đến dây thần kinh . Mong bác sĩ tư vấn giúp e ạ . em cảm ơn bs

  6. Minh trong says: Trả lời

    Cho e hỏi e một lần ăn đồ cứng và giòn o biết cứ nhái đến lúc chán đi ăn cơm thì mở mồm ra nó đâu và o mở to cứ mở t thì nó lại kêu một tiếng . Thế là lấy tay tay tay cằm thì mai o thấy nữa. Và đc 2 nạ ổ thấy j nên o đi khám . Nhưng đợt này nó tái phát lại nhiều lần. Cứ sáng dậy là lại như thế. Song nó lại thôi nhưng mở mồm vẫn có tieng kêu. Cho e hỏi nó đã bien chứng ạ. Vì chưa có thể bảo hiểm nên chưa khám vạy có thể làm giảm bớt nó bàng cách nào a

  7. Đức says: Trả lời

    Chào bs. 4 5 năm trước ,lúc ngủ dậy e có ngáp to cảm thấy đâu hàm bên phải. Sau đó thì mặt xưng bên phải. Và đến bây giờ khuôn mặt e bị lệch rất nhiều. Bác sĩ tư vấn giúp e ạ

    1. MaiHue says: Trả lời

      Tớ cũng bị như bạn . Bạn khỏi chưa vay

  8. Nguyen đoan says: Trả lời

    Chai bsi..mây nâm truoc e co bi đâu quai ham trai .an uôn k đuoc nc cug kho .ha mieng ra thi nghe tiêng kiêu cop cop.hay la gao gao z đo.đuoc thoi gian thi hêt..nhung e thay quai ham trai e no k đong điêu..e cug thuong moi vai trai.va moi cô ..mông bac si giup e.va cho e đia chj ..e co phai bi soai quai ham k bac si..

    1. Liên Trần says: Trả lời

      anh đoàn liên hệ tới phòng khám này hỏi bác sỹ nhờ họ tư vấn cho cách điều trị nè , truocs tôi cũng bị nhưng anh điều trị ở đây khỏi đó anh .
      PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT ĐỖ MINH ĐƯỜNG
      Địa chỉ ; số 37A Ngõ 97 Văn cao – Ba Đình – Hà Nội
      Số điện thoại : 024 6353 6649 – 0963 302 349
      >>> https://dominhduong.com/bai-thuoc-chua-xuong-khop-dong-ho-do-minh-duong-1487.html

  9. Nguyen đoan says: Trả lời

    Bây gio khuông mât e bi lêch bên quai ham trai..k co binh thuong nhu bên phai..mông bqc si giup e..

  10. Thành says: Trả lời

    Cháu 17 tuổi cháu bị ngã bây giờ khi đưa thả lỏng miệng quai hàm chỗ má cứ lệch sang một bên và cháu bị rất lâu r ko biết phải chữa như thêd nào

  11. Kim linh says: Trả lời

    Bác sĩ ơi e 22tuoi lúc học lớp 8 e nhai đá bị sái quai hàm bây gio khi đưa thả lỏng miệng quai hàm chỗ má cứ lệch sang một bên và cháu bị rất lâu r ko biết phải chữa như thế nào ạ

  12. Thiên Long says: Trả lời

    Bác sĩ lúc con an bi lệch quai hàm, ăn hay ngáp có tiếng lục cuc trong miệng có khi bị cứng hàm lun ,con đã uống thuốc rồi mà không hết bây giờ con phải làm sao đây bác sĩ nhờ bác sĩ tư vấn giùm con.

  13. Đoàn ngọc bảo says: Trả lời

    Bác sĩ con chơi thể thao bị va đập mạnh và ăn đồ dai lúc nó sưng và kiu lục cục có đi khám chỉ cho thuốc. Nhưng 2 3 tháng nay nó vẩn kiu lục cục có khi nó cứng và đau kiu cục 1 tiếng lớn mới mở miệng ra được . Vậy giờ em làm cách nào bs

  14. Trương Bảo Đại says: Trả lời

    Bác sĩ ơi , em không biết em bị gì mà cứ tầm 5 đến 10 phút thì em cử động hàm nó kêu rắc rắc ( không đau hay nhứt gì hết ) cả hai bên luôn . Lúc em chụp hình thì thấy mặt mình bị méo ở hàm. Tình trạng này đã xảy ra được 2 tháng rồi nhờ bác sĩ tư vấn giúp em.

  15. Công bằng says: Trả lời

    Em bị há miệng không lên to dc… bị khoảng 5 nfa2y.. uống thuốc k hết..
    có cách nào chỉ em dc k ạ

  16. Đoàn ngọc bảo says: Trả lời

    Chào bác sĩ năm nay em 17t . Năm 16t em có tham gia thể thao nhưng banh bay vào cạnh hàm dưới cũa bên trái lúc đầu không có biểu hiện đau nhức nhưng giờ mỗi sáng thức dậy em mở miệng ra rất khó bác sĩ . Kèm theo rất khó ngủ nằm nghiêng qua trên trái thì sáng há miệng không được vậy cho em hõi cách chữa như thế nào ạ???

  17. Phương says: Trả lời

    Dạ xin chào…em bị tai nạn giao thông ỡ hàm răng dưới..và khâu 3 mũi.lúc đầu rất đau đầu di chuyển khó…sau 1 tháng lành e bình thường.và đêm e ngũ tới sáng e tháy mỏi oai hàm và e hả miệng đễ làm cho bớt mỏi và s đó e nghe tiếng lục cục..rồi từ lúc đó.e ăn .hay ngám điều nge lục cục.không đau nhứt gi cã.e nhắn vào chổ bị thương lúc tại nạn thì bị hơi thốn…vậy e phãi làm sao.bác sỹ chỉ giúp e ạ

  18. Hạnh says: Trả lời

    Chào bác ãi em năm nay 18 tuổi khi em ngáp hoạc hà miêngj to thì bị trái quay hàm bên phải mà lâu lâu mới bị cảm thấy đau
    Khi mác phải em tự gập miệng lại mạnh nó troqr lại như cụ nhưng cảm thấy rất đau hàm
    1 lúc sau thì bình thường
    E thấy rất hoang mang k biết mk bị bệnh j mà có chữa dước k

  19. Tuấn says: Trả lời

    Chào bs năm nay tôi 21 tuổi. Sáng ngủ dậy tôi mở miệng hết cỡ ko đc. Mở rộng là đau. Ăn cơm nhai là đau một bên .Bs cho tôi hỏi là tôi bị sao ạ

  20. phạm trung kiên says: Trả lời

    em năm nay 20t. bị sái quai hàm dc 4 năm rồi. giờ muốn chữa phải làm sao hả bs

  21. phạm trung kiên says: Trả lời

    hàm bị lệch 2 bên và kêu lục cục. cứ 1 tí là mỏi hàm đau cổ. bị 4 năm nay rồi bs chỉ em cách chữa vs ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan