Các nguyên nhân gây gai đôi cột sống bạn có biết?

Đôi lúc, sự thiếu hiểu biết của các bậc cha mẹ lại vô tình gây ra những bất hạnh cho đứa con của mình. Bởi vì lẽ đó, tìm hiểu sớm về các nguyên nhân gây gai đôi cột sống là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Bệnh gai đôi cột sống là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi cột sống và tủy sống không hình thành đúng cách. Vì bệnh gai đôi cột sống là do bất thường của ống thần kinh nên nó được phân loại như là một khuyết tật ống thần kinh.

Ống thần kinh là cấu trúc phôi phát triển thành não và tủy sống của em bé. Thông thường, các ống thần kinh hình thành sớm trong thai kỳ và nó đóng lại vào ngày thứ 28 sau khi thụ thai. Ở trẻ bị gai đôi cột sống, một phần của ống thần kinh không phát triển hoặc không đóng đúng cách. Kết quả là, khi cột sống hình thành, xương của cột sống không đóng lại hoàn toàn xung quang các dây thần kinh đang phát triển của tủy sống. Một phần của tủy sống có thể bị dính ra qua một khe hở ở cột sống, dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Bệnh gai đôi cột sống
Gai đôi cột sống là một khiếm khuyết bẩm sinh ở trẻ do nhiều nguyên nhân

Bệnh gai đôi cột sống có thể phát triển từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào loại khuyết tật, kích thước, vị trí và biến chứng gặp phải. Điều trị gai đôi cột sống là cần thiết, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật can thiệp, mặc dù đây không phải là phương pháp luôn luôn giải quyết được vấn đề.

Chính vì vậy, ngay từ ban đầu hãy thật sự cảnh giác với căn bệnh này. Và để con mình sinh ra luôn được khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện, các bậc phụ huynh, nhất là những người mẹ cần thiết phải lưu tâm đến một số nguyên nhân gây gai đôi cột sống và cách phòng ngừa dưới đây:

6 Nguyên nhân gây gai đôi cột sống

Các bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây gai đôi cột sống. Tuy vậy, cũng như nhiều vấn đề khác, căn bệnh này có thể xuất hiện từ sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường, chẳng hạn như tiền sử gia đình hoặc việc thiếu folate ở phụ nữ mang thai. Một số các loại thuốc, bệnh tiểu đường hay béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh gai đôi cột sống.

Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống
6 nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống cần nắm rõ

1/Thiếu folate ở các bà mẹ mang thai

  • Folate là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Folate là dạng tự nhiên của vitamin B9 được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bông cải xanh, đậu Hà Lan và gạo lứt.
  • Dạng tổng hợp có trong thực phẩm chức năng và các thực phẩm bổ sung, được gọi là axit folic.
  • Nguy cơ được biết đến là rất quan trọng đối với một em bé bị bệnh gai đôi cột sống là người mẹ bị thiếu axit folic trước và trong lúc bắt đầu mang thai.

2/ Tiền sử gia đình của các khuyết tật ống thần kinh

  • Một phụ nữ được sinh ra với một khuyết tật ống thần kinh, hoặc những người thân nhân có tình trạng này sẽ có nguy cơ trong việc sinh ra một đứa trẻ bị gai đôi cột sống.
  • Các cặp vợ chồng có một đứa con bị khuyết tật ống thần kinh gây gai đôi cột sống thì đứa trẻ tiếp theo có nguy cơ gặp phải tình trạng tương tự là 8 lần.
  • Tuy nhiên, trong khoảng 95% các trường hợp mắc bệnh gai đôi cột sống không có tiền sử gia đình bị khuyết tật ống thần kinh.

3/ Một số các loại thuốc

  • Các chuyên gia cho biết, một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây gai đôi cột sống. Ví dụ các thuốc như axit valproic và carbamazapine, chúng được sử dụng để điều trị bệnh động kinh và một số tình trạng sức khỏe tâm thần khác.
  • Các loại thuốc này có thể cản trở việc hấp thu folate và axit folic của cơ thể.

4/ Bệnh tiểu đường

  • Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường, điều này khiến cho  họ không thể kiểm soát lượng đường trong máu của họ. Và đây được xem là yếu tố nguy cơ cao cho một trẻ em bị bệnh gai đôi cột sống.

5/ Béo phì

  • Ở những phụ nữ bị béo phì, họ có nhiều khả năng có con bị bệnh gai đôi cột sống hơn so với những người có cân nặng trung bình.
  • Mối liên quan giữa béo phì trước khi mang thai và dị tật bẩm sinh ống thần kinh là không rõ ràng. Nhưng một giả thuyết cho rằng thói quen ăn uống kém và dinh dưỡng không đầy đủ ở người béo phì là một yếu tố đóng góp làm phát triển bệnh gai đôi cột sống.
  • Một giả thuyết khác lại nhận định, phụ nữ béo phì thường có bệnh tiểu đường – một yếu tố nguy cơ đã biết với tật gai đôi cột sống ở trẻ.

6/ Tăng thân nhiệt

  • Một số bằng chứng cho thấy rằng, nhiệt độ cơ thể tăng (tăng thân nhiệt) trong những tuần đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh gây ra bệnh gai đôi cột sống.
  • Sốt, sử dụng phòng xông hơi hoặc tắm bồn nước nóng có liên quan đến khả năng tăng nhẹ nguy cơ trẻ bị gai đôi cột sống.

Nếu bạn đã biết các yếu tố nguy cơ đối với bệnh gai đôi cột sống, hãy trao đổi với bác sĩ để xác minh rằng liệu bạn có nằm trong những đối tượng có nguy cơ cao hay không.

Trong trường hợp bạn đang dùng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ bị bệnh gai đôi cột sống như đã đề cập trước đó và đặc biệt là bạn đang có kế hoạch mang thai. Hãy nói chuyện với bác sĩ để có được hướng giải quyết thích hợp nhất.

Xem thêm thông tin về: Triệu chứng gai đôi cột sống

Phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống

Nắm rõ các nguyên nhân gây gai đôi cột sống và có biện pháp phòng ngừa thích hợp là vô cùng quan trọng, điều này nhằm làm hạn chế những nguy cơ con bạn sinh ra mắc phải bệnh gai đôi cột sống.

Phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống
Nạp đủ lượng acid folic để phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống

+ Cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh gai đôi cột sống và các khuyết tật ống thần kinh khác là để người mẹ có đủ lượng axit folic trước và trong thời gian mang thai. Điều này có thể không có tác dụng trong mọi trường hợp, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra những trường hợp bị gai đôi cột sống nặng có thể được ngăn ngừa bằng cách hấp thụ đủ axit folic.

Điều rất quan trọng là nồng độ axit folic phải được đảm bảo ngay từ trước khi mang thai. Nhu cầu về axit folic cao nhất rơi vào 4 tuần đầu thai kỳ. Tuy vậy, ở một số phụ nữ chờ cho đến lúc  biết được mình mang thai mới bắt đầu bổ sung axit folic, việc này hoàn toàn không tốt và làm tăng nguy cơ đứa con của mình mắc bệnh gai đôi cột sống.

  • Những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên uống 400 microgram (mcg) mỗi ngày.
  • Những phụ nữ có kế hoạch mang thai trong tương lai gần và bị bệnh bệnh gai đôi cột sống hoặc đã có một đứa trẻ trước đó bị bệnh gai đôi cột sống nên uống gấp 10 lần kiều này (4000 mcg hoặc 4 mg) và uống trong 1 – 3 tháng trước khi mang thai.

Bên cạnh các thực phẩm bổ sung, các nguồn axit folic khác bao gồm rau lá xanh đậm (ví dụ: bông cải xanh, rau bina, xà lách lá đậm), lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây họ cam quýt… cũng cần được tăng cường bổ sung cho cơ thể để đảm bảo lượng axit folic cần thiết.

+ Ngoài ra, theo dõi và kiểm soát sức khỏe trong suốt quá trình trước và trong khi mang thai là biện pháp tốt giúp bạn phòng ngừa những yếu tố rủi ro trước khi hình thành khuyết tật ống thần kinh ở đứa con của bạn.

Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói với bạn là hãy nhận biết sớm các nguyên nhân gây gai đôi cột sống và từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Hành động này sẽ giúp bạn tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, một sự phát triển toàn diện cho những đứa con yêu của mình. 

Có thể bạn quan tâm:  Chữa khỏi bệnh gai cột sống với bài thuốc dòng họ Đỗ Minh

 Biên soạn: Quỳnh Như

Cập nhật lúc 23:09 - 12/05/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan