Các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout được đặc trưng với ba giai đoạn cấp tính, mãn tính và giai đoạn tăng acid uric máu không triệu chứng.Bệnh gout xảy ra khi tinh thể urate tích tụ trong khớp, gây viêm và đau dữ dội. Tinh thể urat có thể hình thành khi bạn có nồng độ acid uric trong máu cao. Cơ thể bạn tạo ra acid uric khi nó phá vỡ purin, những chất được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể, loại chất này cũng có trong các loại thực phẩm như bít tết, thịt và hải sản…Thông thường, acid uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều acid uric hoặc thận bài tiết quá ít lượng chất này. Khi điều này xảy ra, acid uric có thể bị tích tụ lại, tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn trong một mô liên kết hoặc xung quanh gây đau, viêm và sưng ở cấu trúc xương khớp bị ảnh hưởng.

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout

Biểu hiện lâm sàng của bệnh gout được chia làm 3 giai đoạn chính như sau:

#Tăng acid uric máu không triệu chứng

  • Điều quan trọng là phải nhận ra rằng, mặc dù gần như thống nhất tất cả bệnh nhân bị bệnh gout đều tăng acid uric máu (nồng độ acid uric máu cao).
Tăng acid uric máu không triệu chứng
Tăng acid uric máu không triệu chứng là một trong các giai đoạn của bệnh gout
  • Hầu hết bệnh nhân đều có nồng độ acid uric trong máu cao ở nhiều năm trước khi có cơn gout đầu tiên, không có khuyến nghị điều trị trong thời gian này khi không có các triệu chứng hoặc các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout. Điều này được gọi là tăng acid uric máu không triệu chứng.
  • Nguy cơ của bệnh gout tăng lên khi tăng nồng độ acid uric, nhưng nhiều bệnh nhân sẽ bị bệnh gout tấn công với nồng độ acid uric bình thường. Và một số khác có thể không bao giờ bị bệnh gout tấn công mặc dù nồng độ acid uric rất cao.

#Giai đoạn gout tấn công cấp tính

  • Bệnh gout là một dạng bệnh viêm khớp, do đó nó gây đau và khó chịu ở các khớp. Một cuộc tấn công của bệnh gout điển hình được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột với cảm giác đau dữ dội, sưng, nóng và đỏ ở khớp.
  • Khớp bị tổn thương phổ biến nhất ở bệnh gout là khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một cuộc tấn công cấp tính của bệnh gout, thường gặp nhất là ở mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay.
  • Ở giai đoạn gout cấp tính, các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout được đặc trưng với cơn đau là vô cùng dữ dội, bệnh nhân thường bị tỉnh giấc vào lúc nửa đêm (khoảng 2 giờ sáng), lúc này cơn đau với cường độ cao, ớn lạnh và run rẩy tăng lên.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh gout ở giai đoạn cấp tính
Bệnh gout ở giai đoạn cấp tính gây đau đớn dữ dội
  • Một cơn gout cấp tính nói chung sẽ đạt đến đỉnh điểm 12 – 24 giờ sau khi khởi phát và sau đó sẽ dần dần bắt đầu giảm dần ngay cả khi không điều trị. Phục hồi hoàn toàn từ một cơn gout (không điều trị) mất khoảng từ 7 – 14 ngày.

#Giai đoạn gout mãn tính

  • Một số bệnh nhân chỉ bị cơn gout tấn công cấp tính có thể giới hạn 1 – 2 lần mỗi năm, hoặc thậm chí là 1 – 2 lần trong đời. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân, bệnh gout có thể là một vấn đề mãn tính, tái phát với nhiều cuộc tấn công nghiêm trọng xảy ra trong các khoảng thời gian ngắn.
  • Dạng bệnh gout này được gọi là mạn tính, có thể gây ra sự hủy hoại và biến dạng khớp đáng kể, đôi khi còn có thể nhầm lẫn với các dạng viêm khớp mãn tính khác nhau như viêm khớp dạng thấp.
  • Trong một số trường hợp, sự có mặt của các u cục cứng ở vị trí xung quanh khớp, các ngón tay, mắt cá chân, ngón chân, đây được gọi là tophi xảy ra do acid bị lắng đọng dưới da. Điều này góp phần phá hủy xương và sụn. Nhiều nghiên cứu cho biết rằng, tophi là biểu hiện lâm sàng của bệnh gout trong giai đoạn bệnh gout mãn tính. Với điều trị, tophi có thể được giải thể và biến mất hoàn toàn theo thời gian.

Xem thêm thông tin về : Dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút

⇒ Dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout, người bệnh có thể nhận biết được mình đang trong giai đoạn nào của bệnh gout. Tuy vậy, nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán chắc chắn mình có bị bệnh gout hay không và từ đó có hướng giải quyết phù hợp với mức độ bệnh. 

Kiểm tra và chẩn đoán bệnh gout

Bệnh gout có thể khó chẩn đoán, vì các triệu chứng của nó khi xuất hiện có thể tương tự như các triệu chứng khác. Trong khi tăng acid uric máu xảy ra ở phần lớn những người phát triển bệnh gout, nó có thể không có mặt trong cơn bùng phát cấp tính. Hơn nữa, phần lớn nhưng người bị tăng acid uric máu không phát triển bệnh gout.

Một xét nghiệm chẩn đoán mà bác sĩ có thể thực hiện là xét nghiệm dịch khớp, nơi chất lỏng được chiết xuất từ khớp bị ảnh hưởng bằng kim tim tiêm. Chất lỏng này được kiểm tra để xem liệu có bất kỳ tinh thể urat nào không.

Kiểm tra và chẩn đoán bệnh gout
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán bệnh gout

Khi nhiễm trùng khớp cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh gout, bác sĩ có thể tìm vi khuẩn khi tiến hành xát nghiệm dịch khớp để điều trị nguyên nhân vi khuẩn.

Các bác sĩ cũng có thể làm xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric trong máu. Nhưng, như đã đề cập, những người có nồng độ acid uric cao không phải lúc nào cũng bị bệnh gout. Tương tự, một số người có thể phát triển các biểu hiện lâm sàng của bệnh gout mà không làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Cuối cùng, bác sĩ có thể tìm kiếm sự xuất hiện của các tinh thể urat xung quanh khớp hoặc trong các tophi bằng siêu âm hoặc chụp CT. Tia X không thể phát hiện bệnh gout, nhưng có thể được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác.

Thông tin hữu ích cho bạn: Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân gout cần biết

 

Cập nhật lúc 10:40 - 10/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan