Bệnh Gút có mấy giai đoạn ?

Gút là bệnh lý chưa thể chữa trị, người bệnh buộc phải chung sống với bệnh. Tùy vào giai đoạn mà những triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau. Vậy bệnh Gút có mấy giai đoạn chính là điều mà nhiều bệnh nhân thắc mắc.

Mức độ tổn thương khớp sẽ tăng lên theo mỗi giai đoạn, do đó người bệnh cần nắm rõ những đặc trưng giai đoạn của Gút để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp nhất!

Bệnh Gút có mấy giai đoạn
Bệnh Gút có mấy giai đoạn?

Bệnh Gút có mấy giai đoạn? Tư vấn

Chuyên gia Cơ Xương Khớp Nguyễn Minh Anh – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Gút là bệnh lý hình thành và diễn biến chậm, bắt nguồn từ việc hàm lượng acid uric trong máu tăng cao. Bệnh chỉ được phát hiện khi cơn đau gút cấp tính đầu tiên xuất hiện – nhưng lúc này bệnh đã bước sáng giai đoạn thứ hai. Việc tìm hiểu về giai đoạn của bệnh Gút sẽ giúp người bệnh xác định đúng mức độ bệnh, đồng thời phát hiện bệnh kịp thời.”

Bệnh gồm 4 giai đoạn, chúng tôi sẽ trình bày rõ những đặc trưng của từng giai đoạn ngay sau đây!

# Giai đoạn 1. Tăng acid uric trong máu, chưa xuất hiện triệu chứng

Như đã đề cập ở trên, bệnh Gút là bệnh lý có diễn biến chậm chính vì thế khi cơn đau gút cấp tính đầu tiên xuất hiện người bệnh mới phát hiện ra bệnh lý ở cơ thể mình. Trong giai đoạn đầu tiên, những triệu chứng của bệnh chưa hình thành, cơn đau chưa xuất hiện, tuy nhiên biểu hiện cụ thể nhất là hàm lượng acid uric tăng cao.

Tuy nhiên nếu hàm lượng acid uric tăng cao nhưng người bệnh kịp thời điều chỉnh, tình trạng sẽ không chuyển biến thành Gút. Chỉ có khoảng 1/5 số lượng bệnh nhân gặp phải căn bệnh này.

Việc đo nồng độ acid uric có trong máu không thể xác định thông qua cảm quan hay mắt thường. Cách duy nhất để phát hiện và khắc phục kịp thời chính là thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần. Nồng độ acid uric cho phép ở nữ giới đạt 360 micromol/ lít còn nam giới đạt dưới 420 micromol/ lít. Nếu vượt mức này, nguy cơ mắc phải bệnh gút là rất cao.

Thời gian từ khi nồng độ acid uric tăng cao đến cơn gút đầu tiên thường phụ thuộc nhiều vào cơ địa và những yếu tố khác, có những người sẽ xuất hiện cơn đau gút cấp tính sau đó vài năm nhưng cũng có kéo dài đến vài chục năm. Chính vì chuyển biến chậm chạp của bệnh mà nhiều người đã lơ là và chủ quan với những biểu hiện của cơ thể.

#Giai đoạn 2. Bệnh gút cấp tính, cơn đau gút cấp tính xuất hiện

Khi nồng độ acir uric đã vượt ngưỡng – ngưỡng này phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của cơ thể mỗi người – không thể thống kê chính xác số liệu. Khi thành phần này tăng cao kéo theo những sự thay đổi các thành phần khác trong cơ thể, gây ra nhiều phản ứng phức tạp, ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe. Lúc này cơn đau gút cấp tính đầu tiên sẽ xuất hiện.

Bệnh Gút có mấy giai đoạn
Giai đoạn thứ hai: Cơn đau gút cấp tính đầu tiên xuất hiện

Chỉ khi cơn đau gút cấp tính xuất hiện, người bệnh mới phát hiện ra bệnh – bởi đây là triệu chứng rõ ràng và người bệnh không thể tiếp tục lơ là. Tuy nhiên, lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn thứ hai.

Bệnh gút gây ra những cơn đau dữ dội, mức độ đau đớn hơn hẳn những bệnh lý xương khớp thường gặp, chính vì vậy thể trạng của người bệnh suy giảm dần, luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải. Cơn đau gút xuất hiện nhiều sau khi người bệnh thu nạp thực phẩm nhiều đạm – bởi đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều purin khiến nồng độ acid uric tiếp tục tăng cao. Cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột, người bệnh vận động mạnh hay sử dụng rượu bia.

Vị trí thường xuất hiện cơn đau nhất chính là ngón chân và mắt cá chân, có những người gặp ở ngón tay và thỉnh thoảng là ở đầu gối – song tình trạng thường không phổ biến.

#Giai đoạn 3: Biểu hiện gút mãn tính

Đây là giai đoạn bệnh chuyển sang mãn tính, cơn đau thường xuyên xuất hiện với mức độ đau đớn và dai dẳng hơn trước. Từ giai đoạn hai, người bệnh chuyển sang giai đoạn thứ 3 trong ít nhất 6 tháng, có nhiều người kéo dài đến vài năm mới xuất hiện cơn đau gút tiếp theo.

Tuy nhiên, khác với cơn đau gút đầu tiên, cơn đau gút thứ hai là biểu hiện của sự tổn thương khớp chứ không đơn giản là những phản ứng của cơ thể khi nồng độ acid uric tăng cao. Chính vì vậy, người bệnh phải liên tục đối phó với cơn đau nhức ở vị trí acit uric tồn đọng.

Tương tự như những bệnh lý xương khớp khác, cơn đau từ bệnh gút có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện tượng sưng viêm, nóng đỏ ở vị trí khớp tổn thương có thể gây ra những biến chứng lên cơ thể người bệnh như tê bì những cơ quan lân cận, cứng khớp,…

#Giai đoạn 4: Xuất hiện hạt tophi

Hạt tophi xuất hiện khi nồng độ acid uric tăng quá cao, gây kết tinh muối urat ở những khớp ngón tay và ngón chân hoặc thậm chí là tại vành tai, thận, mạch máu,… Khi hạt tophi xuất hiện báo hiệu mức độ tổn thương ở khớp đã nghiêm trọng hơn rất nhiều, người bệnh không chỉ gặp phải những cơn đau mà còn rất khó khăn khi vận động. Bởi lúc này, hạt tophi đã gây chèn ép lên vị trí khớp và những dây thần kinh, mạch máu xung quanh.

"<yoastmark

Nếu tình trạng không được cải thiện, kích thước hạt tophi có thể tăng lên gây chèn ép và tổn thương khớp mạnh mẽ, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Gút là bệnh lý chưa có bất cứ phương pháp hay loại thuốc nào có thể chữa trị dứt điểm, người bệnh nên chú ý những biểu hiện của cơ thể để tìm cách khắc phục kịp thời. Rất nhiều bệnh nhân không thấy cơn đau xuất hiện trong nhiều năm và lầm tưởng rằng bệnh không tiến triển. Song gút có tiến triển chậm nhưng mức độ nguy hiểm cao, người bệnh nên thăm khám định kỳ để quan sát mức độ tiến triển của bệnh và ngăn chặn kịp thời.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc chung của nhiều bạn đọc Bệnh Gút có mấy giai đoạn?. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, người bệnh sẽ có hướng điều trị thích hợp với bệnh tình.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 10:11 - 15/11/2018

Ý kiến độc giả ()

  1. Khoa says: Trả lời

    acid uric Của tôi là 505 ở giai đoạn nào. Điều trị thế nào

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan