Thói quen bẻ vặn khớp tay và những tác hại không ngờ của nó

Khi vận động khớp tay nhiều sẽ xuất hiện tình trạng mỏi khớp, để cải thiện tình trạng này nhiều người thường có thói quen bẻ vặn khớp tay để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, thói quen này lại đem đến những tác hại mà chúng ta không ngờ đến. Tìm hiểu về những tác hại từ thói quen bẻ vặn khớp tay sẽ giúp bạn đọc hình dung được mức độ tổn thương của khớp và khắc phục thói quen này kịp thời.

Thói quen bẻ vặn khớp tay
Thói quen bẻ vặn khớp tay và những tác hại không ngờ của nó

Những tác hại không ngờ từ thói quen bẻ vặn khớp tay

Sau một thời gian hoạt động, khớp tay sẽ có xu hướng mỏi và khó chịu, thói quen bẻ vặn khớp tay tạo thành những tiếng “rắc rắc”, tạo cảm giác dễ dịu. Tuy nhiên, thói quen này lại tiềm ẩn những tác hại mà không phải ai cũng biết đến.

Việc tìm hiểu về những tác hại từ thói quen này sẽ giúp bạn đọc khắc phục tình trạng, hạn chế được những tác hại mà thói quen này đem lại trước khi quá muộn.

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.

1. Viêm khớp

Khớp tay được cấu tạo gồm hai khớp xương, nơi tiếp xúc giữa hai khớp sẽ được bao bọc bởi mô sụn. Mô sụn này làm giảm ma sát khi vận động và bảo vệ xương khớp tránh bị tổn thương bởi những tác động mạnh. Tuy nhiên, thói quen bẻ vặn khớp tay lại trực tiếp tăng áp lực lên các khớp, khiến mô sụn tổn thương và bị bào mòn.

Thói quen bẻ vặn khớp g ngón tay gây ra bệnh viêm khớp ngón tay
Thói quen bẻ vặn khớp ngón tay gây ra bệnh viêm khớp ngón tay

Nếu tổn thương này không được khắc phục ngay và tiếp tục kéo dài, vùng khớp ngón tay sẽ hình thành viêm sưng, gây đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động khớp tay của người bệnh. Thói quen này không đem đến hậu quả ngay mà nó ngấm ngầm gây tổn thương lên mô sụn và xương, nên người bệnh hầu như không xác định được nguyên nhân là do thói quen “tưởng chừng như bình thường” này.

Khác với những vùng khớp lớn như khớp gối, khớp tay rất nhỏ và mô sụn cũng mỏng hơn, tuy nhiên tay lại là bộ phận phải hoạt động nhiều. Những tác động trong quá trình sinh hoạt, làm việc đã khiến khớp xương bị tổn thương một phần, nên khi bạn có thói quen bẻ khớp, tình trạng viêm khớp sẽ xuất hiện trong một sớm một chiều.

2. Thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp tay

Chính vì tác động và gây áp lực lên khớp tay một cách trực tiếp nên bộ phận chịu áp lực lớn nhất chính là mô sụn. Thói quen này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến mô sụn bị hao mòn, thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp đến nhanh hơn.

Tình trạng viêm khớp có thể được cải thiện hoàn toàn, song thoái hóa khớp lại là vấn đề do quy luật lão hóa nên không thể cải thiện được hoàn toàn. Như vậy, khớp tay sẽ không thể trở về trạng thái bạn đầu, hoạt động của khớp cũng vì thế mà bị ảnh hưởng nhiều, người bệnh khó khăn khi sinh hoạt và làm việc.

Do đó, mọi người cần khắc phục thói quen bẻ vặn khớp tay để hạn chế tác hại này. Đừng để một thời quen nhỏ gây ra những bệnh lý nguy hiểm và không thể khắc phục.

3. Tăng những cơn đau xương khớp khi về già

Tổn thương ở vùng khớp tay còn tăng những cơn đau nhức xương khớp khi già, bởi mô sụn và các dây thần kinh đã bị tổn thương bởi lực khi chúng ta tác động vào khớp tay.

Thói quen bẻ vặn khớp ngón tay làm tăng những cơn đau nhức xương khớp khi về già
Thói quen bẻ vặn khớp ngón tay làm tăng những cơn đau nhức xương khớp khi về già

Vùng khớp tay dù có diện tích nhỏ nhưng có rất nhiều dây thần kinh giao cảm ở vị trí này, bất cứ tổn thương nào lên mô sụn cũng sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh này. Đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy không có cảm giác khi tay bị châm bởi vật nhọn hay đụng phải nước lạnh/ nóng. Nếu không điều trị ngay, tình trạng có thể chuyển biến trầm trọng và gây tê bì ở ngón tay, bàn tay, thậm chí lan ra cả cánh tay.

4. Cứng khớp ngón tay

Cứng khớp ngón tay là tác hại hình thành do hệ quả của tổn thương những dây thần kinh giao cảm ở khớp tay. Khớp tay hoạt động được là do những dây thần kinh truyền tín hiệu về não và khớp tay không bị tổn thương, mô sụn linh hoạt và chứa lượng chất nhầy ổn định. Khi một trong những yếu tố này không được đảm bảo, bạn sẽ không thể cử động được khớp tay và thường xuyên gặp tình trạng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Khi bị cứng khớp ngón tay, tuyệt đối không tiếp tục bẻ vặn khớp tay, điều này sẽ làm tổn thương lên khớp thêm trầm trọng. Với trường hợp này, bạn nên dùng tay còn lại xoa bóp nhẹ lên những dây thần kinh lân cận để làm giãn chúng, giúp xương khớp trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, đừng vì thế mà coi nhẹ hiện tượng này, đây có thể là cảnh báo của những bệnh xương khớp mãn tính chúng tôi nêu ở trên. Để yên tâm nhất, bạn nên khắc phục thói quen bẻ vặn khớp tay để ngăn chặn những tác hại này.

5. Trật khớp tay

Đây là tác hại ít gặp hơn những tác hại trên, tuy nhiên không phải là không xảy ra. Với những người đã lớn tuổi, hay những người có hệ thống xương khớp yếu và dễ tổn thương, khi dùng lực quá mạnh để bẻ vặn ngón tay khiến cho khớp bị trật.

Thói quen bẻ vặn khớp tay có thể gây trật khớp
Thói quen bẻ vặn khớp tay có thể gây trật khớp

Khi gặp phải tình trạng này, bạn tuyệt đối không tự ý điều chỉnh lại khớp, vì nguy cơ tổn thương lên đến những dây thần kinh lân cận là điều không tránh khỏi. Nên đến phòng khám để được bác sĩ chỉnh hình khắc phục tình trạng này.

Thói quen bẻ vặn khớp tay gây ra những tác hại đến phần mô sụn và xương khớp ở vị trí này. Do đó những người có thói quen này cần cải thiện ngay để ngăn chặn những hệ lụy về sau.

Phương Thảo

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc 08:05 - 23/10/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan