5 Món ăn tốt cho người bị gãy xương

Để tổ chức xương mới nơi bị gãy sớm được tái tạo, cơ thể cần nạp đủ nguồn dưỡng chất cần thiết giàu canxi, vitamin B6, B12, axit floric, kẽm, phốt pho…đây là điều kiện đủ để giúp xương mau lành. Vì vậy, ngoài việc tập luyện vật lý trị liệu cho cơ xương, bạn cũng nên lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày để hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị.

5 món ăn tốt cho người bị gãy xương

Magie và canxi là hai chất quan trọng trong quá trình tái tạo khung xương mới. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu này bệnh nhân cần lựa chọn thực phẩm giàu hàm lượng trên. Phốtpho, axit floric, vitamin B6, B12 cũng là những dưỡng chất góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục xương khớp. Vì vậy, khi chế biến món ăn cho người bị gãy xương bạn nên lựa chọn thực phẩm giàu hàm lượng các chất trên.

5-mon-an-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong

Món 1: Canh sườn heo hầm bí đao

Chuẩn bị:

Nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm của Đỗ Minh Đường, hàng ngàn bệnh nhân đau nhức, thoái hóa khớp đã phục hồi vận động mà không cần phẫu thuật.
  • 100g xương sườn heo
  • 150g bí đao
  • hành lá, gia vị nêm nếm đủ dùng

Thực hiện:

Sườn heo cắt khúc, rữa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để táo. Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Sườn heo cho vào nồi, đổ thêm 1.5 lít nước rồi hầm nhừ với lửa nhỏ, gạn bớt lớp bọt và mỡ nổi phía trên, cho tiếp bí đao vào nấu chín, nêm gia vị cho vừa ăn, thêm hành lá băm nhuyễn vào rồi tắt bếp dùng nóng.

Công dụng: Món ăn rất thích hợp cho người bị gãy xương và sưng phù nhiều.

Món 2: Cá diếc om gừng

Chuẩn bị:

  • 250g cá diếc
  • Gừng tươi một củ
  • Hành lá vài cọng
  • Một củ hành tây nhỏ,
  • Tiêu đen hoặc xanh còn nguyên hạt một nắm
  • Gia vị nêm nếm đủ dùng

Thực hiện:

Cá diếc làm sạch bụng, ướp với muối trong vài phút. Gừng tươi rửa sạch, băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt khúc, Hành củ lột vỏ, thái sợi. Cá diếc sau khi làm sạch dùng dao rạch một đường nhỏ ở phần bụng, nhồi gừng, hành lá, hành củ và tiêu vào trong. Cá cho vào nồi, thêm khoảng một lít nước dùng vào hầm nhừ, nêm tí gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, có thể cho thêm tỏi vào nồi nước để khử bớt mùi tanh của cá.

Công dụng: Thích hợp dùng cho người bị gãy xương đang trong giai đoạn hồi phục, vùng bị gãy đã bớt phù nề, có thể đi lại được nhưng còn gặp khó khăn.

5-mon-an-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-1

Món 3: Gà trống hầm tam thất

Chuẩn bị:

  • Một con gà trống đen (nặng khoảng 500g)
  • 5g tam thất
  • 1 lít rượu nếp
  • Gia vị nêm nếm đủ dùng.

Thực hiện:

Gà trống làm sạch, mỗ bụng bỏ hết phần ruột, tam thất đem thái lát mỏng rồi nhồi vào bụng gà trống. Cho gà vào nồi, thêm rượu nếp và tí nước lọc vào cho vừa sấp mặt gà, hầm đến khi chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn cũng có thể cho thêm nấm đông cô hoặc nấm rơm vào hầm cùng để có phần nước lèo bổ dưỡng hơn.

Công dụng: Món ăn sẽ giúp người bị gãy xương nhanh liền và mạnh cơ bắp.

5-mon-an-tot-cho-nguoi-bi-gay-xuong-2

Món 4: Cháo nếp cẩm nấu với hoàng kỳ và đại táo

Chuẩn bị:

  • 100g gạo nếp cẩm
  • 30g hoàng kỳ
  • 50g đại táo
  • Gia vị nêm nếm đủ dùng

Thực hiện:

Gạo nếp vo sạch ngâm với nước rồi để ráo. Hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước. Gạo nếp cho vào nồi thêm nước hoàng kỳ vào đun nhừ thành cháo,cho đại táo vào sau cùng, nấu đến khi chín thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, dùng nóng.

Công dụng: Dùng cho người bị gãy cương có thể trạng suy nhược, xương chậm lành, ăn uống kém.

Món 5: Cháo chim sẻ nấu thuốc bắc

Chuẩn bị:

  • Thịt 3 con chim sẻ
  • 1 lít rượu trắng
  • 100g gạo tẻ
  • 10g mỗi vị gồm thỏ ty tử, phúc bồn tử, kỷ tử
  • Gia vị đủ dùng

Thực hiện:

Chim sẽ làm sạch, lọc lấy thịt, băm nhỏ rồi xào cùng rượu trắng. Xương chim cho vào nồi cùng 2 lít nước rồi hầm kỹ với thỏ ty tử, phúc bồn tử và kỷ tử để lấy nước. Gạo tẻ vo sạch, cho nước xương hầm vào đun thành cháo, đợi khi cháo chín tới, cho thịt chim xào vào đảo đều, nêm thêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, dùng nóng vài lần trong ngày.

Công dụng: Thích hợp dùng cho trường hợp gãy xương đang trong giai đoạn hồi phục, có các triệu chứng đi kèm như ù tai, chóng mặt, mất ngủ, kém ăn.

Bên cạnh những món ăn tốt cho người bệnh khi gãy xương thì người bệnh cũng nên biết các món ăn có hại cho cơ thể khi bị gãy xương. Bạn nên tìm hiểu thêm :  Bị gãy xương cần kiêng ăn những gì?

Khi nhận thấy cơ thể có các triệu chứng như giảm hoặc mất dần khả năng vận động tại các chi, sưng nề, bầm tím hoặc đau nhói khi ấn vào vị trí sưng… bệnh nhân cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng xương khớp hiện tại. Nếu xác định nguyên nhân là do gãy xương cần tuân thủ theo quy trình điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ nghĩ ngơi và dinh dưỡng hợp lý để bệnh chóng hồi phục.

Cập nhật lúc 20:50 - 14/04/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan